SỰ PHÁT TRIỂN QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC TRẺ EM potx (Trang 90 - 95)

NHẬN THỨC CỦA TRẺ MẪU GIÁO :

+ Ở độ tuổi này đã làm chủ được tri giác của mình, dưới sự hướng dẫn bằng lời của người lớn trẻ đã biết quan sát nhất là những đồ vật quen thuộc.

Trẻ tự tổ chức được quá trình tri giác của mình.

+ Trong quan sát trẻ rất tò mò, ham hiểu biết, hay đặt câu hỏi…

+ Tính đúng đắn trong việc phân biệt màu sắc, kích thước… cao hơn.

+ Tri giác của trẻ còn mang tính tự kỷ. + Sự phát triển tri giác thể hiện ở tính đúng đắn về khối lượng vật thể mà trẻ gọi tên và tri giác được; ở tính ý nghĩa và sự tổ chức lại các phương thức tri giác do vốn kinh nghiệm của trẻ tăng lên.

+ Trẻ không chỉ ghi nhớ những dấu hiệu bên ngoài mà trẻ đi dần vào thuộc tính khuất trong trường tri giác.

+ Giữ gìn thông tin: Ở độ tuổi này, trẻ giữ gìn được thông tin gây ấn tượng mạnh cho trẻ trong thời gian vài tháng, thậm chí cả đời người.

Quá trình giữ gìn thông tin mang tính chất trực quan hình ảnh, nếu sự kiện, đồ vật… cần nhớ gắn với cảm xúc thì trẻ nhớ được lâu, trẻ bắt đầu nhớ được ý nghĩa đơn giản của đồ vật, sự kiện.

Việc giữ gìn những âm thanh, ký hiệu bắt đầu phát triển mạnh.

+ Nhận lại và nhớ lại: Trẻ dễ nhận lại, nhớ lại các thao tác, hành vi, ngôn ngữ. Trẻ nhớ nhanh, đúng những sự kiện, đồ vật gắn với cảm xúc, hành động.

+ Thiết lập mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng mới với với những sự kiện, thông tin… đã có trong kinh nghiệm trẻ.

+ Cần để trẻ nhớ cái gì, hãy nhắc đi nhắc lại những cảm xúc tích cực và gắn với sự tham gia tích cực bằng hành động của chính bản thân trẻ.

+Cần hướng dẫn trẻ phát triển các loại trí nhớ hình ảnh, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, tập cho trẻ nhớ có chủ định…

3. Tư duy:

X.Vưgôtxki cho rằng sự hình thành tư duy chủ yếu thuộc về sự lĩnh hội ngôn ngữ, tên gọi, chức năng các đồ vật, sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ.

+ Ngôn ngữ là ký hiệu tượng trưng về các sự vật, hiện tượng do vậy chúng mang tính khái quát. Theo A.V. Daporozet thì

khi trẻ nắm được trung bình 1600 từ thì hàng loạt đặc trưng của tư duy xuất hiện: thao tác so sánh, thao tác phân tích, thao tác tổng hợp.

+ Tư duy của trẻ phát triển đi từ khái quát trên cơ sở những dấu hiệu bên ngoài của đồ vật đến khái quát những dấu hiệu bản chất của đồ vật, hiện tượng cụ thể.

+ Ở trẻ đã xuất hiện một số dạng phán đoán, suy lý đơn giản gắn liền với các sự kiện, hiện tượng mà trẻ tri giác được gắn với hoàn cảnh cụ thể.

+ Tư duy của trẻ mang tính chất cụ thể, hình ảnh, cảm xúc.

+ Ở giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là tư duy hành động - trực quan, đồng thời phát triển tư duy hình ảnh - trực quan, mầm móng tư duy từ ngữ – lôgic xuất hiện.

4. Tưởng tượng:

+ Đến lứa tuổi này tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh cả về dạng loại và các mức độ phong phú của hình ảnh tưởng tượng. Hình ảnh tưởng tượng thường gắn với biểu tượng trong hoàn cảnh cụ thể giới hạn bởi kinh nghiệm tích luỹ được ở lứa tuổi này.

+ Trẻ bắt đầu xuất hiện tưởng tượng có chủ định và tưởng tượng sáng tạo.

+ Ngôn ngữ có ý nghĩa rất lớn kích thích tưởng tượng của trẻ phát triển.

Một phần của tài liệu TÂM LÝ HỌC TRẺ EM potx (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)