II. SỰ NẢY SINH CÁC YẾU TỐ CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP, LAO
2. Những hình thức sơ đẳng của hoạt động lao động:
động lao động:
Hoạt động lao động là một loại hoạt động nhằm tạo ra những sản phẩm có ích cho xã hội, những giá trị vật chất và tinh thần cần thiết cho loài người. Đó chính là hình thức hoạt động cơ bản của người lớn,
nó đòi hỏi những điều kiện thể lực và tâm lý cao.
Những phẩm chất tâm lý của người lao động chưa thể có được ở tuổi mẫu giáo nhưng những tiền đề của chúng đang được hình thành ở lứa tuổi này. Việc hình thành những tiền đề cần thiết cho hoạt động lao động ở lứa tuổi mẫu giáo lại được diễn ra theo con đường đặc biệt, chủ yếu ở bên ngoài việc thực hiện nhiệm vụ lao động.
Trẻ em làm quen bước đầu với hoạt động khi chúng quan sát người lớn làm việc hay thông qua kể chuyện, tranh vẽ… Trong những cuộc chơi, trẻ tái tạo lại những hành động lao động và những mối quan hệ giữa những người lớn với nhau, qua đó mà thu nhận những biểu tượng cần thiết về lao động., về ý nghĩa xã hội và tính chất tập thể của nó. Thông qua trò
chơi, ở trẻ cũng được hình thành những hình thức đầu tiên của sự phân công hợp tác của những người lao động.
Trong những hình thức hoạt động có sản phẩm, trẻ mẫu giáo đã biết thực hiện những hành động nhằm tạo ra một kết quả nhất định.. Trong hoạt động đó ở trẻ hình thành nên những kỹ năng cần thiết. Việc thực hiện những nhiệm vụ học tập đơn giản cũng góp phần hình thành ở trẻ sự tự kiểm tra, tự đánh giá công việc của mình. Tất cả những điều đó là tiền đề cần thiết để hình thành nên hoạt động lao động.Tuy nhiên những tiền đề đó còn bị tản mạn trong nhiều hình thức hoạt động khác nhau. Để thống nhất lại, cần phải hình thành ở trẻ em những hình thức sơ đẳng của lao động, trước hết là hướng dẫn trẻ thực hiện những nhiệm vụ lao động đơn giản nhằm đạt
được một kết quả cụ thể.
Hướng dẫn trẻ em hợp tác với nhau trong nhiệm vụ lao động chung có một ý nghĩa quan trọng vì nó tạo ra ở đứa trẻ một ý thức hợp tác, tinh thần trách nhiệm và sự quan tâm đến công việc chung, và đó là những điều kiện cần thiết cho việc hình thành con người lao động kiểu mới sau này.
Tuy nhiên, do đặc điểm phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ mẫu giáo mà thường những nhiệm vụ lao động được tổ chức gắn liền với trò chơi. Hơn nữa, điều quan trọng không phải là làm sao cho những hành động lao động cho trẻ mẫu giáo thực sự mang lại kết quả cao, mà điều chủ yếu là làm sao để trẻ hiểu được thế nào là lao động. Cần tổ chức cho trẻ tham gia những hình thức lao động đơn giản,
nhằm tạo cho sự xuất hiện những tiền đề của hoạt động lao động.
Tóm lại:
+ Vui chơi, học tập và lao động là ba dạng hoạt động cơ bản của con người, trong đó thể hiện các trình độ phát triển theo bậc thang khác nhau của một đời người. Lúc đầu trẻ mới biết vui chơi, sau đó là học tập và cuối cùng là lao động. Hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo. + Bên cạnh hoạt động vui chơi, cần tổ chức cho trẻ tham gia vào những hoạt động khác như học tập và lao động phù hợp với các em.
+ Ngoài ra, có thể tổ chức cho trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm loài người về các lĩnh vực văn hoá – xã hội như: tạo hình, âm nhạc, thể dục – thể thao, văn học ngôn
ngữ… Tuy nhiên cũng cần phải tổ chức sao cho phù hợp với những đặc điểm phát triển của trẻ.