Giải pháp đối với sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex ”. (Trang 98 - 102)

III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động

1. Một số giải pháp từ phía doanh nghiệp

1.1/ Giải pháp đối với sản phẩm

a) Hoàn thiện công tác tạo nguồn hàng:

Hiện nay bên cạnh phơng pháp tạo nguồn hàng truyền thống đó là thu gom hàng nông sản xuất khẩu từ bất kỳ nơi nào có hàng mà công ty đang cần, kể cả mối cũ và nguồn cung mới – khiến hàng xuất khẩu không có sự đồng nhất về chất lợng và rất bị động trong cung ứng hàng, công ty đã thực hiện liên doanh liên kết với một số công ty cung cấp nguồn đầu, mỗi loại trong bốn mặt hàng chủ yếu của công ty (cà phê, cao su, hạt tiêu, lạc nhân) liên kết với 1 hoặc 2 công ty cung ứng. Tuy nhiên hoạt động thu mua vẫn còn nhiều bất cập, chẳng hạn lợng hàng thiếu công ty vẫn phải thu mua từ địa phơng rồi đem về phân loại và đóng gói, công ty vẫn cha có những kế hoạch thu mua cụ thể cho từng loại hàng hoá. Vì vậy tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của công ty, tình hình thị trờng và yêu cầu của khách hàng công ty có thể sử dụng kết hợp các hình thức tạo nguồn sau:

- Công ty tự mình thực hiện mọi việc từ thu gom hàng hoá ở các hộ sản xuất nhỏ lẻ, các đơn vị sản xuất đến phân loại, đóng gói, vận chuyển hàng hoá về kho bảo quản. Phơng thức này đảm bảo cho công ty có thể thu mua đợc hàng hoá có chất lợng và số lợng phù hợp với các điều kiện của hợp đồng ngoại, đồng thời mua đợc lô hàng với giá gốc nên chi phí thấp. Tuy nhiên nếu công ty thực hiện đa dạng hoá mặt hàng hoặc có quá nhiều mặt hàng kinh doanh thì việc đào tạo cán bộ chuyên thực hiện việc kiểm tra một mặt hàng cụ thể là không khả thi vì chi phí đào tạo sẽ rất lớn và làm cho bộ máy tổ chức cồng kềnh một cách không cần thiết. Vì vậy công ty nên lựa chọn những mặt hàng chủ lực đem lại hiệu quả kinh doanh cao để tiến hành thu gom theo hình thức này sẽ đỡ tốn kém chi phí. Chẳng hạn, ở công ty Intimex bốn mặt hàng chính là cà phê, cao su, hạt tiêu, lạc nhân, thì mỗi mặt hàng sẽ có một cán bộ có đầy đủ kién thức, hiểu biết tờng tận mặt hàng đó phụ trách khâu kiểm tra, phân loại hàng hoá để đảm bảo chất lợng hàng hoá theo đúng yêu cầu. Còn đối với những mặt hàng khác công ty có thể sử dụng một trong những cách dới đây.

- Thu gom hàng hoá từ các đầu mối trung gian: Các đầu mối trung gian này sẽ thực hiện việc thu gom trực tiếp từ nơi sản xuất rồi phân loại và đem bán cho những công ty thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu. Điểm thuận lợi của phơng thức này là công ty không cần phải đi thu gom từ nhiều nguồn, cán bộ thu mua chỉ cần có sự hiểu biết cơ bản về mặt hàng đó do hàng hoá đã đợc đầu mối này phân loại. Khi có hợp đồng công ty có thể huy động hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên với ph- ơng thức này công ty phải chịu một mức chi phí cao hơn do phải chia sẻ lợi nhuận với các đầu mối trung gian, nguồn hàng thu mua lại không có sự ổn định lâu dài do chỉ khi có hợp đồng công ty mới đi tìm nguồn hàng. Vì vậy công ty nên áp dụng với những mặt hàng có khối lợng xuất khẩu nhỏ lẻ (nh ngô, chuối, bồ kết…) hoặc những mặt hàng mới tham gia vào xuất khẩu hoặc trong trờng hợp thiếu hàng để xuất khẩu vì những đơn vị trung gian này thờng có sự dự trữ hàng hoá rất lớn.

- Phơng thức thứ ba là công ty thực hiện liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến. Việc liên doanh liên kết với các cơ sở sẽ đảm bảo cho hàng hoá xuất khẩu cả về khối lợng và chất lợng, bao bì, mẫu mã lẫn giá cả và thời gian thanh toán. Công ty có thể tận dụng đợc vốn của đơn vị liên doanh thông qua hình thức trả chậm, xin ứng trớc hàng. Tuy nhiên hình thức này gắn kết lợi ích của các bên

với nhau nên ngoài việc chia sẻ rủi ro với nhau công ty còn phải chia sẻ cả lợi nhuận với các đơn vị liên doanh. Phơng thức này công ty nên áp dụng với các sản phẩm chính, chủ lực hay những sản phẩm cần đợc chế biến, và công ty nên liên doanh với các cơ sở, xí nghiệp sản xuất chế biến, bởi lẽ, hầu nh các đơn vị thu gom hàng chỉ làm theo mùa vụ, theo đợt và rất hay thay đổi mặt hàng thu mua, còn đối với hộ gia đình thì lợng hàng là không nhiều, cũng không thể liên doanh đợc. Với các cơ sở chế biến thì khác, họ sẽ chịu trách nhiệm thu gom hàng hoá về chế biến hoặc sản xuất theo yêu cầu của công ty.

- Cách thứ t, đó là công ty nên tự thành lập các cơ sở sản xuất của chính mình. Cũng nh đơn vị khác công ty xuất nhập khẩu Intimex vẫn chỉ mới nâng cao sản lợng xuất khẩu nông sản thô, hàm lợng tinh chế của sản phẩm còn thấp, chất l- ợng hàng hóa cha có sức cạnh tranh với hàng hóa nông sản của nơi khác. Vì vậy, là một công ty có vốn lớn, hoạt động xuất khẩu nông sản là thờng xuyên và là mũi nhọn nên công ty nên lập ra một đơn vị sản xuất và u tiên cho phát triển công nghệ chế biến tập trung vào công đoạn tinh chế để nâng cao chất lợng và năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu. Việc tự sản xuất hàng xuất khẩu sẽ giúp công ty thu đợc nhiều lợi nhuận hơn là mua lại hoặc liên doanh liên kết do phải chia sẻ bớt lợi nhuận, đồng thời công ty có thể tham gia gia công chế biến hàng nông sản theo đúng nh mong muốn của bên nớc ngoài. Ngoài ra công ty cũng có thể chế biến thuê cho các đơn vị khác khi họ gặp khó khăn về khối lợng, thời gian, trình độ công nghệ hoặc khi nhà máy quá rảnh rỗi, thừa công suất do ít đơn hàng. Công ty cũng nên kết hợp cả tự sản xuất và liên doanh liên kết để thu mua hàng xuất khẩu khi công ty cha sản xuất đợc hoặc khi công ty gặp khó khăn do hợp đồng quá gấp thời gian, khối lợng quá lớn hoặc công nghệ chế biến của công ty cha đạt yêu cầu chất l- ợng mặt hàng hoặc mặt hàng nào đó công ty không thể sản xuất đợc. Để thực hiện tốt phơng thức này công ty có thể xin thêm vốn hoặc sự hỗ trợ của Nhà nớc để đầu t vào công nghệ chế biến nhỏ, sơ chế, bảo quản nông sản gắn với vùng nguyên liệu nhằm làm giảm chi phí vận chuyển, sử dụng tốt hơn công suất máy, duy trì và nâng cao chất lợng nông sản, đồng thời kết hợp giữa sơ chế, bảo quản sản phẩm ở hộ gia đình với tinh chế trong các cơ sở ở đô thị, khu công nghiệp nhằm giữ đợc chất lợng hàng nông sản, sử dụng triệt để phụ phế phẩm tại các hộ gia đình, giảm cớc phí vận

chuyển và sp tinh chế gắn với thị trờng tiêu thụ. Các công đoạn sơ chế và chế biến tiêu dùng tại chỗ có thể sử dụng công nghệ truyền thống của các cơ sở sản xuất nhỏ. Còn tại cơ sở sản xuất của công ty, công nghệ phải đợc cải tiến và tập trung vào những công nghệ tinh chế hiện đại có sức cạnh tranh lớn, nâng cao hiệu quả của công đoạn sơ chế và bảo quản.

b) Duy trì các mặt hàng thế mạnh của công ty và tiếp tục thâm nhập vào các lĩnh vực mới, ngành hàng mới.

Xuất phát từ tính u việt của mặt hàng xuất khẩu, hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty vẫn phải duy trì những mặt hàng thế mạnh của mình đó là các mặt hàng nông sản nh cà phê, cao su, hạt tiêu. Đây là những mặt hàng đang có nhu cầu xuất khẩu rất lớn, hơn nữa lại có nhiều thuận lợi. Về phía Nhà nớc, có nhiều chính sách u tiên cho lĩnh vực này nh: quỹ hỗ trợ xuất khẩu hàng nông sản, u đãi tín dụng trả chậm cho các doanh nghiệp thu mua tạm trữ hàng nông sản chờ xuất khẩu, u đãi về thuế, bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu. Về phía công ty, với tiềm lực và lợi thế nh hiện nay, công ty có thể thực hiện tốt hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, hơn nữa công ty có thể kết hợp giữa hợp đồng trả nợ và đổi hàng với hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, từ đó tháo gỡ những khó khăn về hiệu quả vì thờng xuất khẩu nông sản cho hiệu quả kinh tế không cao. Mặt khác việc gắn xuất khẩu nông sản với các hợp đồng trả nợ, đổi hàng sẽ tạo kết quả ban đầu tốt giúp các phòng ban, đơn vị làm quen với mặt hàng và mở rộng thị trờng dần dần đứng vững ngay cả khi đòn bẩy trả nợ không còn. Thông qua biện pháp đó hoạt động xuất khẩu nông sản sẽ đợc đẩy mạnh và đem lại hiệu quả cao.

Ngoài các mặt hàng chủ yếu trên, công ty cũng cần tìm kiếm thị trờng ổn định, nâng cao kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất thấp nh điều quế, chuối…nhằm hợp lý hoá và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nâng cao doanh số bán. Đồng thời công ty cũng nên thử thâm nhập vào lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng rau quả sạch hoặc rau quả chế biến vì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nớc ta còn khiêm tốn trong khi thị trờng giàu tiềm năng nh EU, Mỹ, Nhật Bản... lại đang có nhu cầu lớn nh mặt hàng này.

Dự trữ và bảo quản hàng hoá có ảnh hởng quan trọng đến chất lợng hàng xuất khẩu. Trớc khi xuất khẩu, hàng hoá phải đợc đa đến kho lu giữ của công ty để chuẩn bị xuất đi. Đến đây trách nhiệm của cơ sở sản xuất hay của đầu mối trung gian đã kết thúc, công việc còn lại là do công ty chịu trách nhiệm. Nếu tại đây hàng hoá bị h hỏng, thiếu hụt…công ty sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro khi hợp đồng không thực hiện đợc hoặc thực hiện không đúng yêu cầu của phía khách hàng hoặc giao hàng không đúng thời gian. Điều này tác động rất xấu tới hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của công ty cũng nh hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, một trong những biện pháp để nâng cao chất lợng hàng xuất khẩu là củng cố và hoàn thiện khâu dự trữ, bảo quản hàng hóa. Hiện nay, hệ thống kho hàng của công ty t- ơng đối nhiều, dung lợng lớn. Tuy nhiên có một số mặt hàng đã bị xuống cấp, mái nhà dột, nền kho bị ớt. Những điều kiện nh vậy không đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong kho, vì vậy công ty cần tổ chức tu sửa lại hệ thống kho tàng nhằm bảo quản tốt hơn, bảo quản chất lợng hàng hóa. Hơn nữa, do đặc tính của hàng nông sản là theo vụ mùa, nếu công ty muốn có hàng để xuất khẩu trong cả năm thì rõ ràng khâu dự trữ tốt vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu cho công ty cũng đồng nghĩa với việc tổ chức thực hiện có hiệu quả việc dự trữ hàng hóa xuất khẩu, tránh tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”. Do đó, công ty phải xây dựng đợc một kế hoạch dự trữ thờng xuyên, dự trữ mùa vụ cụ thể trong từng giai đoạn nhất định căn cứ vào lợng hàng xuất khẩu và xu hớng, khả năng xuất khẩu của giai đoạn tiếp theo. Việc lập kế hoạch dự trữ các mặt hàng cụ thể công ty phải phân cấp cho các phòng, các cơ sở sản xuất, các cửa hàng chuyên doanh đảm trách.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex ”. (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w