Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất theo mục tiêu giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý phân phối hàng hoá.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp YAMASU Việt Nam (Trang 44 - 47)

lý nhà nước liên quan đến quản lý phân phối hàng hoá.

3.3.6. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế .

Môi trường hoạt động càng mở rộng thì càng tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội. Nhưng để có được điều đó thì nhà nước phải đi trước một bước trong các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, các khối và các tổ chức kinh tế. Điều đó có nghĩa nhà nước cần có chính sách:

- Tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế, trên cơ sở thoả thuận hợp tác.

- Hình thành các bộ luận thông thoáng hơn, nhất là những bộ luận liên quan tới yếu tố đầu tư nước ngoài.

- Tổ chức các hội chợ triển lãm để tăng sự hiểu biết và hợp tác giữa daonh nghiệp của ta và doanh nghiệp bạn.

- Tổ chức các đoàn thể doanh nghiệp tiêu biểu đi tham quan và học hỏi kinh nghiệm của các nước.

KẾT LUẬN

Thị trường máy nông nghiệp, máy dân dụng ở Việt Nam hiện nay đang là một thị trường phát triển, tuy nhiên quá trình gia nhập WTO đã đem lại những cơ hội và thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển ngành nông nghiệp trong nước, qua đó có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm máy nông nghiệp. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp YAMASU Việt Nam, với sự chỉ bảo tận tình của Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Quân cùng sự giúp đỡ của cơ sở thực tập giúp em hoàn chỉnh các số liệu và tổng hợp hoá quá trình kinh doanh tại công ty, những ưu điểm và nhược điểm của công ty cũng như phương hướng để công ty phát triển trong những năm tới.

Là một sinh viên kinh tế thực tập tại công ty nhận thấy được vấn đề tiêu thụ có tầm quan trọng như thế nào, tôi xin đề xuất một số giải pháp của bản thân hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào công cuộc phát triển của công ty trong những giai đoạn sắp tới.

Tuy nhiên do thời gian và trình độ nghiên cứu còn có nhiều hạn chế, vấn đề tiêu thụ là một vấn đề rộng lớn và bao quát, do đó đề tài thực tập không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự nhận xét của các thầy cô trong khoa cũng như các cán bộ tại công ty để đề tài này có thể hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Quân, các anh chị trong Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp YAMASU Việt Nam đã tạo điều kiện giúp em trong quá trình thực tập để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

MỤC LỤC

3.2.8. Đảm bảo một số nguồn lực để thực hiện tốt chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. ... 41 3.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước ... 42 3.3.1. Hỗ trợ về mặt thông tin thị trường ... 42 3.3.2. Hạn chế sự can thiệp thường xuyên và trực tiếp của Nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp ... 43 3.3.3. Định hướng cho sự hình thành của hệ thống phân phối trong cả nước. ... 43 3.3.4. Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn và bán lẻ phải phù hợp và đồng bộ với quy hoạch phát triển của từng vùng, từng miền và từng thành phố, đảm bảo hài hoà cả về số lượng lẫn không gian. ... 44 3.3.5. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, thống nhất theo mục tiêu giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý phân phối hàng hoá. ... 44

3.3.6. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế . ... 44

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghiệp YAMASU Việt Nam (Trang 44 - 47)