3.1: Phương hướng phát triển sản xuất và xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội doanh nghiệp Hà Nội
3.1.1: Cơ hội và thách thức trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội nghiệp Hà Nội
*Cơ hội: Ngành Công nghệ thông tin của thế giới đang ở giai đoạn hồi phục
và phát triển nhanh chóng. Tại các thị trường Công nghệ thông tin lớn của thế
giới như Mỹ, Bắc Âu và Nhật Bản xu thế sử dụng nhân lực từ nhà cung cấp nước ngoài để gia công phần mềm đang tăng mạnh. Dự đoán đến năm 2015, nhu
cầu tuyển dụng chuyên viên Công nghê thông tin trên toàn cầu sẽ là hơn 4 triệu người, trong khi các nhà cung cấp chính như Ấn Độ , AiLen cũng chỉ có khả năng cung cấp tối đa là 70%. Trung Quốc được coi là thị trường cạnh tranh tiềm năng nhưng thực tế thì nhu cầu nội địa của Trung Quốc rất lớn nên một số lượng
lớn nhân lực giỏi của Trung Quốc sẽ bị hút vào thị trường nội địa. Thêm vào đó
giá nhân lực Công nghệ thông tin tại các thị trường ấn độ , AiLen đang tăng cao
trong khi giá nhân công Công nghệ thông tin ở Việt Nam rất thấp. Như vậy thị trường gia công phần mềm còn rất nhiều lớn.
Nạn khủng bố và bất ổn về an ninh chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới
độ , AiLen, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipine Indonexia v.v… đang cố gắng dãn bớt các trung tâm phát triển phần mềm sang những nơi có độ ổn định về chính
trị để giảm bớt thiệt hại có thể xảy ra. Hà Nội được đánh giá là một trong những
thành phố có tình hình an ninh và chính trị ổn định, lại là Thủ đô của Việt Nam
và nằm gần gũi với các cường quốc về gia công phần mềm như ấn độ, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipine…nên sẽ là một địa điểm lý tưởng để đón nhận cơ hội
này.
Hà Nội là một trong các thành phố của Việt Nam có cộng đồng người Việt
Kiều đang sống và làm việc tại nước ngoài, và rất nhiều người trong số họ là các chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Nếu khai thác được lực lượng này thì đây sẽ là một nguồn lực rất lớn cho việc gia công xuất khẩu phần
mềm Hà Nội. Thành phố có thể kêu gọi các Việt kiều tại những nước phát triển.
*Thách thức: Một thách thức lớn mà công nghiệp phần mềm Hà Nội phải đương đầu là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế, đặc biệt là với Trung
Quốc. Mặc dù nền Công nghiệp phần mềm Trung Quốc được định hướng phục
vụ thị trường nội địa nhưng nước này đang nổi lên như là một điểm đến quan
trọng cho các nhà tìm kiếm đối tác gia công phần mềm. Hiện Trung Quốc đang
có những bước tiến mạnh mẽ và nhanh chóng trong việc xây dựng công nghiệp
phần mềm theo hướng gia công xuất khẩu. Trung Quốc có thể cạnh tranh với
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cả về chất lượng lao động lẫn giá cả và chi phí thấp.
Công nghiệp phần mềm là một ngành có tốc độ phát triển rất nhanh, vòng
đời công nghệ ngắn, cần chi phí đầu tư lớn cho việc đào tạo cập nhật công nghệ,
Marketing tìm kiếm mở rộng thị trường. Việc mở văn phòng đại diện ở một
quốc gia như Mỹ, Nhật Bản là rất đắt đỏ. Trong khi đó ngành Công nghiệp phần
mềm của Hà Nội lại còn rất non trẻ, yếu về nguồn lực, thiếu về kinh nghiệm. Đó
là
những thách thức và mạo hiểm không nhỏ cho các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội muốn tham gia thị trường quốc tế.
Một thách thức nữa cũng có thể xảy là việc các phần mềm có thể trở chuẩn
hoá và sẽ chỉ còn là sản phẩm độc quyền của một số tập đoàn và công ty Công nghệ thông tin lớn trên thế giới. Trong trường hợp này việc phát Công nghệ
phần mềm theo định hướng xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn