Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội doc (Trang 37 - 39)

Chất lượng

Ngày nay , khi nhu cầu về phương tiện truyền thông càng cao thì một trong

những yếu tố hàng đầu trong dịch vụ truyền thông được chú ý là chất lượng. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu của

doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng xuất khẩu. Nhận định được điều này, các doanh nghiệp xuất khẩu luôn phấn đấu nâng cao chất lượng cao hơn ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài. Chất lượng sản phẩm không chỉ là thể

hiện ở chất lượng của phần mềm mà còn ở trong tiện ích cho người sử dụng .

Nhờ những việc làm này mà số lượng các phần mềm của các doanh nghiệp ngày

càng tăng. Tuy nhiên để đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của thị trường thì các doanh nghiệp còn cần cố gắng nhiều, vì so với những nước xuất khẩu khác trên thế giới thì chất lượng của VIệt Nam mới chỉ đạt mức trung bình.

Giá cả

Giá cả là một trong những công cụ quan trọng để cạnh tranh trên thị trường .

Thực tế hiện nay cho thấy, ngành công nghiệp phần mềm của VIệt Nam còn gặp

nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm các thiết bị phục vụ cho phần mềm. Thiết

bị chủ yếu của các doanh nghiệp chủ yếu của các doanh ngiệp phải nhập từ bên

cầu về chất lượng. Do đó đã đẩy giá thành các sản phẩm của các doanh nghiệp

lên rất cao, điều này khiến công ty khó có khă năng cạnh tranh về giá. Vì vậy , để cho có một mức giá đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

có thể phát triển, các doanh ngiệp đã nghiên cứu kỹ lưỡng về giá mua hàng hóa, chi phí vận chuyển, lưu kho , chi phí bán hàng… và đã cố gắng giảm thiều tới

mức thấp nhất các chi phí đó. Trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm thiết bị và đưa

ra một mức giá bán thích hợp.

Tính đa dạng của sản phẩm

Ngày nay , kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm rất được coi trọng đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm và nó cũng là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên của khác

hàng khi quyết định sử dụng phần mềm. Về cơ bản các loai sản phẩm phần mềm

của các doanh nghiệp mới chỉ có khả năng đáp ứng những nhu cầu bình thường

nên giá trị xuất khẩu chưa cao, sản phẩm xuất khẩu còn đơn điệu, chủ yếu là những sản phẩm được thuê gia công cho nước ngoài và có yêu cầu kỹ thuật

trung bình, thấp. Mặt khác , trong hoạt động xuất khẩu , chúng ta và những người nhập khẩu có những phong tục tập quán khác nhau …Các doanh nghiệp

sẽ đưa ra các sản phẩm và thăm dò ý kiến của họ. Ngoài ra khách hàng sẽ đưa

sẵn cho doanh nghiệp và từ đó doanh nghiệp sẽ đặt hàng theo đúng mẫu mã khách hàng sẽ yêu cầu và đã có nhiều cố gắng để sản phẩm xuất khẩu đạt được

yêu cầu cao nhất của khách hàng cả về chất lượng và mẫu mã

Dịch vụ , phương pháp phục vụ khách hàng

Có một phần mềm tốt, giá cả hợp lý chưa chắc đã thu hút được khách hàng nếu như các dịch vụ , phương pháp phục vụ khác hàng không được quan tâm.

Tạo lập được uy tín , niềm tin với khách hàng là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi

có sự kết hợp nhiều yếu tố. Khi đã có được nó chúng ta cần biết giữ gìn và phát

huy để khẳng định thêm lòng tin cho khách hàng. Trong việc kinh doanh xuất

khẩu, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo được sự thuận tiện trong thanh toán ,

trong quá trình vận chuyển giao nhận hàng hóa, hoàn thành đúng thời hạn giao hàng, đúng số lượng, chất lượng hàng hóa trong hợp đồng. Khi công cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn thì vấn đề này càng được các doanh nghiệp coi trọng,

vì số lượng nhà cung cấp rất nhiều, nếu chúng ta làm mất niềm tin của khách

hàng thì cơ hội làm lại là rất hiếm vì khách hàng có rất nhiều lựa chọn khác

nhau. Nghệ thuật bán hàng của các doanh nghiệp đã rất tiến bộ so với những năm trước đây. Các doanh nghiệp đang từng bước xây dựng đội ngũ bán hàng và tiếp thị có kỹ năng cao và thiết lập kênh phân phối hàng trên cả nước . Mặc dù

đã có nhiều cố gắng trong những năm qua song yếu tố ”nghệ thuật bán hàng” vẫn còn yếu so với các nước trong khu vực . Đội ngũ xúc tiến thương mại , tiếp

thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về chất lượng và thiếu về số lượng.

Các doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thông tin , đại diện thương mại trong khu vực và ở các nước . Hạn chế này đã làm ảnh hưởng rất lớn

tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp , đến khả năng phản ứng nhanh ,

khả năng xoay chiều nhanh tình thễ của doanh nghiệp. Chính vì thế các doanh

nghiệp cần giải quyết vấn đề này sao cho phù hợp và nhanh chóng.

Các vấn đề khác

Bên cạnh các vấn đề trên, các doanh nghiệp cũng quan tâm tới việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác vận chuyển hàng hóa. Các doanh nghiệp luôn

chấn chỉnh trong công tác quản lý nhằm tạo ra bộ máy tổ chức gọn nhẹ, hợp lý nên đã giảm được những chi phí quản lý không cần thiết. Bên cạnh đó, các

doanh nghiệp cũng luôn nhanh chóng, kịp thời trong công tác vận chuyển , tránh

rủi ro trong quá trình luân chuyển , đảm bảo giao hàng đúng thời gian.

2.2.4: Cơ chế, chính sách của Thành phố Hà Nội trong thúc đẩy xuất khẩu phần mềm

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội doc (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)