Trong nhiều năm qua hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm của Hà Nội đã tăng đều đặn hàng năm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phần mềm tham
gia vào hoạt động này, trong đo có nhiều doanh nghiệp chuyển hẳn toàn bộ hoạt động sang gia công xuất khẩu phần mềm. Doanh thu trong năm 2007 đạt mức
75,4 triệu USD, một bước tăng trưởng ấn tượng khi năm 2003 con số này mới
chỉ là 25,4 triệu USD.
Thị trường của các doanh nghiệp gia công cũng đã được mở rộng nhanh
chóng, có những thị trường ma Hà Nội đã phát triển trở thành nhà cung cấp số
một như Nhật Bản. Dù có rất nhiều khó khăn và thách thức trong sự khủng
hoảng của nền kinh tế toàn cầu nhưng Hà Nội vẫn mạnh dạn đặt mục tiêu trở
thành Thành phố xuất khẩu phần mềm lớn nhất cả nước.
Bắc Mỹ cũng là thị trường truyền thống của các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội, nhưng Nhật Bản đang nổi lên là thị trường lớn nhất và tăng trưởng nhất của
Hà Nội. Bên cạnh đó, cơ hội thâm nhập vào thị trường Châu Âu đang mở ra cho nhưng năm tới, với sự khuyến khích và hỗ trợ đến từ chính sách của các nước
Bắc Âu.
Nhưnng việc định hướng về chiến lược phát triển trong thời gian tới là phải
tập trung đột phá cho được bài toán nhân lực và nâng cao đẳng cấp chất xám
trong hoạt động xuất khẩu phần mềm, đồng thời áp dụng chiến lược về thị trường là “khai phá Châu Âu, khoan sâu Mỹ – Nhật”
Tại hội thảo Phát triển công nghiệp Nội dung thông tin số, đã có các nhận định công nghiệp nội dung số (DCI) đã bùng nổ và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới trong vòng 5 năm trở lại đây. Trong lĩnh vực DCI, công nghiệp game – nhất là game online là lĩnh vực đem lại doanh số lớn. Doanh thu ngành game online của thế giới năm 2008 là 4 tỷ USD và dự kiến đạt 9 tỷ USD vào năm
2010. Hà Nội có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp trò chơI điện tử. tính đến nay có khoảng 25 game online được tung ra
trên thị trường và có khoảng 12 triệu người chơI game. Thị trường game ở Hà Nội là rất sôi động, nhưng các game được ưa chuộng ở Hà Nội chủ yếu vẫn là của Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngoài game, các lĩnh vực khác của ngành nội dung số cũng bắt đầu phát
triển mạnh ở hà Nội, chủ yếu là các dịch vụ gia tăng trên Internet và qua mạng thông tin di động.
Đối tác gia công phần mềm chủ yếu của Nhật Bản cho đến nay là Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên các công ty của Nhật hiện đang tìm cách chuyển hướng sang các nước khác như Viêt Nam, Thái Lan, Philippine… Dặc biệt trong
số đó thì Hà Nội là lựa chọn số 1 đối với thị trường gia công phần mềm xuất
khẩu. Nguyên nhân vì Hà Nội là trung tâm kinh tế của Việt Nam, sự ổn định về
chinh trị, nhân công rẻ – nhiều chính sách hỗ trợ hợp tác… Nhậ cũng là thị trường xuất khẩu chinh của phần mềm Hà Nội, là đối tác chuyển giao công
nghệvà giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội. Một số
doanh nghiệp phần mềm Hà Nội đã thâm nhập thành công vào thị trường Nhật, đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu gia công phần mềm cho Nhật trên 100%.
2.2.3: Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội