Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất phần mềm của HàN ội 2.1.1: Th ực trạng trình độ và nguồn lực sản xuất phần mềm

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội doc (Trang 27 - 31)

Hiện nay toàn Thành phố Hà Nội có khoảng gần 100 doanh nghiệp lớn và nhỏ tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Mặc dù Hà Nội

khuyến khích việc đẩy mạnh sản xuất – xuất khẩu phần mềm với hy vọng đây sẽ

là loại sản phẩm giúp tăng đáng kể nguồn thu ngoại tệ về cho Thành phố. Nhưng

trên thực tế các doanh nghiệp phần mềm mới chỉ dừng lại ở gia công theo đơn đặt hàng chứ chưa chủ động sản xuất phần mềm. Tuy doanh số hàng năm đều tăng nhưng hiện nay các doanh nghiệp phần mềm này chỉ gia công theo đơn đặt

hàng của các đối tác chứ chưa chủ động sản xuất phần mềm xuất khẩu (nhận các

ý tưởng, giải pháp từ các đối tác để thực hiện một phần của phần mềm nào đó).

Dù gia công phần mềm xuất khẩu giúp Doanh nghiệp phần mềm vừa có

việc làm, vừa có thêm cơ hội cho cả đội ngũ của mình tự rèn luyện song cứ mãI

như thế thì sẽ khó có những Doanh nghiệp phần mềm đúng nghĩa (đủ khả năng

tổ chức, triển khai một dự án và thiết kế một giải pháp hoàn chỉnh). Cũng vì vậy,

Hà Nội mới chỉ có một số Doanh nghiệp phần mềm thực hiện một số giải pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng chứ chưa có Doanh

nghiệp phần mềm nào đủ sức xây dựng giải pháp trị giá hàng triệu USD cho hệ

thống Ngân hàng trong Thành phố, cuối cùng Ngân hàng phải đi mua phần mềm

của nước ngoài.

Có rất nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm cả trong tổ

chức – quản lý lẫn tiếp thị. Chính vì vậy quy mô của hầu hết Doanh nghiệp phần

mềm Hà Nội đều thuộc loại nhỏ. Việc tổ chức quy trình sản xuất phần mềm

(khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm tra, đóng gói, chuyển giao…) theo

những chuẩn mực của sản xuất công nghiệp nói chung và của sản xuất phần

mềm nói riêng còn rất nhiều hạn chế, các khó khăn ấy tạo thành một vòng luẩn

quẩn rất khó tìm được lối ra.

Muốn đặt được chân vào thị trường phần mềm quốc tế ngoài việc phải có

sản phẩm cụ thể, Doanh nghiệp phần mềm Hà Nội còn phải chứng minh quy

trình làm việc, quy trình kiểm soát chất lượng, hợp chuẩn. Chưa kể phải tổ chức

tốt hệ thống tiếp thị và bán hàng. Riêng vốn đầu tư cho một văn phòng đại diện để tiếp thị và tìm kiếm khách hàng ở Mỹ hoặc Nhật Bản đã hết khoảng 250.000 USD/. năm.

Trong các Doanh nghiệp phần mềm đang hoạt động trên địa bàn Hà Nội thì chỉ có khoảng 9% Doanh nghiệp phần mềm sủ dụng hơn 100 lập trình viên. Số

Doanh nghiệp phần mềm có dưới 30 lập trình viên chiếm tới 53%. Do quy mô

quá nhỏ, phần lớn Doanh nghiệp phần mềm không tạo được sự tin cậy nơi đối

tác nên rất khó tìm kiếm hợp đồng. Nếu may mắn nhận được các đơn đặt hàng có giá trị lớn thì không đủ sức xoay sở cho kịp thời hạn hoặc đảm bảo chất

lượng sản phẩm nhận gia công. Chưa kể vì quy mô quá nhỏ, nhiều Doanh

nghiệp phần mềm không có khả năng tiếp thị trên thị trường hoặc tuyển dụng, đào tạo nhân lực để phát triển hoạt động. Đã vậy đa số các Doanh nghiệp phần

mềm lại thiếu sự tin cậy nhau nên việc hợp tác, liên kết để cùng khai thác các cơ

hội rất kém.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp phần mềm chưa thật sự hợp lý.

Nhiều doanh nghiệp phần mềm cần vay vốn để ký quỹ (thường là một khoản tương đương 20% giá trị hợp đồng) trước khi ký hợp đồng gia công nhưng ngân

hàng lại đòi phải có hợp đồng mới cho vay vốn.

Việc bảo vệ sở hữu trí tuệ chưa đạt hiệu quả như mong đợi cũng tạo ra nhiều vướng mắc khác, cần có cơ chế tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa Doanh nghiệp phần

mềm với các trường Đại học, các hiệp hội, các cơ quan tài chính, bảo hiểm ….

Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành công nghiệp phần mềm Hà Nội đạt

mức 23,5%/năm, đây là mức tăng cao nhất so với các ngành kinh tế khác. Tuy

nhiên doanh số của ngành này mới đạt được 1/2 so với mục tiêu 180 triệu USD đã đề ra và chỉ bằng 1/5 doanh số ngành phần mềm và dịch vụ của một số Thành phố trên thế giới. Hà Nội đã được xếp hạng 25 Thành phố có sức hấp dẫn nhất

về Công nghệ phần mềm và dịch vụ.

Triển vọng đầu tư của ngành này trong thực tế được đánh giá rất cao. Mới đây tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG) đã lập quỹ đầu tư mạo hiểm 100 triệu USD để đầu tư vào các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ của Hà Nội. Tỷ phú Bill

Gates – Chủ tịch tập đoàn Microsoft cũng đã đến Hà Nội, chỉ tính riêng Tập đoàn FPT cũng đã có tới 400 người làm cho Microsoft. Ngoài ra các công ty

hàng đầu của Nhật như là Hitachi, NEC, Fujitsu… cũng đã đặt hợp đồng gia

công phần mềm hoặc đầu tư trực tiếp mở cơ sở sản xuất phần mềm tại Hà Nội.

Những năm gần đây, các doanh nghiệp phần mềm của Hà Nội đã phát triển rất

nhanh về số lượng và chất lượng. Toàn thành phố có trên 100 Doanh nghiêp lớn

nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ. Trước đó năm 2006 con số

này mới chỉ là gần 40 doanh nghiệp và không có doanh nghiệp nào cóc số lao động vượt qua 100 người.

Tính đến nay số lượng nhân lực làm trong ngành công nghiệp phần mềm của

Hà Nội đã đạt đến con số 8500 người. Tập đoàn FPT lập kỷ lục đứng số 1 Đông

Nam Á vì sở hữu 2000 lập trình viên. Nhiều công ty khác cũng đã đạt con số trên dưới 500 lập trình viên, đặc biệt có 2 doanh nghiệp đạt chứng chỉ quốc tế

cao nhất về quản lý chất lượng phần mềm và gần 20 doanh nghiệp khác đạt

chứng chỉ ISO và CMM3, CMM4,…

Hiện nay Nhật Bản là thị trường chính của các doanh nghiệp phần mềm Hà Nội, doanh số gia công xuất khẩu phần mềm sang Nhật tăng nhanh trên

100%/năm. Hiệu quả lao động trong gia công xuất khẩu phần mềm cho Nhật đạt giá trị rất cao, trung bình đạt trên 20.000USD/người/năm. Sau giai đoạn chập

chững của ngành phần mềm Hà Nội đến nay một số doanh nghiệp phần mềm Hà Nội không những hoạt động tốt mà còn trở thành đối tác của những hãng và tập đoàn lớn của nước ngoài.

Tuy nhiên hiện nay Hà Nội đang thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực

trong ngành phần mềm nhất là nhân lực sản xuất gia công phần mềm cho Nhật.

Các cơ sở đào tạo của Hà Nội hiện chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo về cả số lượng lẫn chất lượng. Hơn thế, sự khuyến khích phát triển công nghiệp phần

mềm vẫn còn dừng lại ở chủ trương, chưa có chính sách đột phá, chưa có quy

hoạch phát triển, thiếu các dự án, chương trình đầu tư của Thành phố để tạo nền

tảng phát triển bền vững. Ngoài ra việc đầu tư của thành phố cho công nghệ

thông tin vẫn thiên về ứng dụng, mua sắm thiết bị chứ không chú trọng đến đầu tư cho phát triển công nghiệp phần mềm (không quá 10%).

Hoạt động thâm nhập thị trường quốc tế của các doanh nghiệp phần mềm lại

cần có sự giúp đỡ của Thành phố và các Hiệp hội. Ngành công nghiệp phần

mềm còn rất nhiều các doanh nghiệp tầm cỡ và các khu tập trung công nghiệp

phần mềm. Do đó rất khó xây dựng một hình ảnh uy tín và sức mạnh chung. Hà Nội hiện cũng đang rất thiếu những cơ sở nghiên cứu thử nghiệm và làm nhiệm

vụ chuyển giao công nghệ quốc gia. Vì vậy chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài lớn . Rất nhiều các doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa chịu đầu tư chi

tại Việt Nam cũng như tại Hà Nội thuộc loại cao nhất thế giới. Để ngành công nghiệp phần mềm Hà Nội có thể phát triển và chỗ đứng trên thị trường quốc tế

thì cần phải có tầm nhìn toàn cầu, đặt sự phát triển của ngành phần mềm Hà Nội

trong phần mềm thế giới, coi nhân lực phần mềm là một sản phẩm đặc biệt mà Hà Nội có lợi thế cạnh tranh, có khả năng cung cấp với một số lượng lớn và chiếm vị trí cao. Ngoài ra cũng cần quốc tế hoá các chương trình và quy trình

đào tạo.

Các doanh nghiệp trong ngành phần mềm chính là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của ngành này. Vì vậy doanh nghiệp nên đầu tư để nâng cao

quy trình quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế , nâng cao quy mô và trình độ

nhân lực, tăng cường liên kết hợp tác nước ngoài, đầu tư mạnh cho công tác

Marketing và xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, đồng thời nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Đó chính là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để chúng ta có những sản phẩm dịch vụ phần mềm tốt nhất, chất lượng nhất cho xuất khẩu mang thương hiệu riêng cho mỗi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng xuất khẩu phần mềm của các doanh nghiệp Hà Nội doc (Trang 27 - 31)