Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây - Các phương hướng và giải pháp" (Trang 63 - 65)

III. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây

Kết luận và kiến nghị

Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Song riêng về mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì tình hình sản xuất và tiêu thụ đã có những bớc phát triển đáng kể. Giá trị sản xuất năm 1997 mới chỉ 10,07 tỷ đồng đến năm 2001 đã là 91,56525 tỷ đồng, sau 5 năm GO hàng thủ công mỹ nghệ tăng 81,49525 tỷ hay tăng 809,25%. Đây là một thành tích đáng khích lệ cho ngành CN-TTCN và cũng là vinh dự cho sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Bắc Bộ của tỉnh.

Trong bài viết này, ngời viết đã phân tích kết quả sản xuất của hàng thủ công mỹ nghệ dựa trên số liệu thống kê của các làng nghề thủ công. Qua đây đã phân tích các khía cạnh, các thành phần chủ yếu làm giá trị sản xuất của ngành tăng lên. Có thể dự đoán đợc các chỉ tiêu nh giá trị sản xuất, vốn đầu t,... cho những năm tiếp theo.

Qua phân tích những thuận lợi và khó khăn, dựa trên những điều kiện tự nhiên của tỉnh đem lại và những nguồn lực dồi dào còn tiềm ẩn ngời viết tin chắc rằng tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá thủ công mỹ nghệ của Hà Tây ngày càng hng thịnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã có nhiều chuyển biến song so với những mặt hàng khác trong tỉnh thì giá trị sản xuất vẫn còn khiêm tốn. Nhng không vì thế mà UBND tỉnh bỏ qua không chú ý đến mặt hàng này. Bởi vì một khi mặt hàng này đợc tiêu thụ mạnh, khởi sắc trở lại thì nó có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế và chính trị. Không đòi hỏi tỉnh phải đầu t nhiều nh các mặt hàng khác, để tiêu thụ đợc nhiều hàng thủ công mỹ nghệ chỉ đòi hỏi UBND tỉnh và Chính phủ hỗ trợ dới một số hình thức sau:

1. Thành lập câu lạc bộ làng nghề thủ công mỹ nghệ, để nơi này sẽ là diễn đàn của các nghệ nhân, ngời lao động mong ngày càng phát triển nghề hơn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

2. Mở các lớp huấn luyện ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để truyền nghề. 3. Đề nghị tỉnh cần có những thể chế, thể lệ quy định cụ thể cho ngành nghề, làng nghề thủ công mới, thuế, sản phẩm, cửa hàng, tiếp thị,...

4. Cần phát triển ngành du lịch văn hoá vì đây sẽ là cơ hội để tiêu thụ các sản phẩm mỹ nghệ mang đậm nét đặc sắc văn hoá.

5. Tìm nguồn vốn với lãi suất thấp, thời gian vay phù hợp với tính chất của từng sản phẩm.

6. Đề nghị Chính phủ nên nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nớc xuất khẩu mạnh hàng thủ công mỹ nghệ để thiết lập đội ngũ sáng tác mẫu mã làm cho sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và của Hà Tây nói riêng đa dạng và phong phú hơn.

Với thời gian có hạn, ở Luận văn tốt nghiệp này em chỉ nêu một số yêu cầu cơ bản trong công tác phân tích thống kê các chỉ tiêu nên khó tránh khỏi những nhầm lẫn và sai sót, em rất mong nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô trong ngành, sự đóng góp của các bạn đọc để Luận văn tốt nghiệp đợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo cùng các thầy cô trong khoa, các cô các bác ở Sở Kế hoạch và Đầu t Hà Tây đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ ở Hà Tây - Các phương hướng và giải pháp" (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w