III. Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công Ty trong thời gian qua.
3.3.1. Nguyên nhân khách quan.
Nhìn vào kết quả sản xuất - kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây, ta có thể dễ dàng nhận thấy, tình hình làm ăn của công ty đã tiến triển rất nhiều, doanh số hàng năm cao, điều kiện làm việc cho công nhân luôn luôn đợc cải thiện, lơng bổng ngày càng tăng, doanh thu về xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể. Đạt đợc kết quả đó là nhờ sự nỗ lực rất cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặc dù vậy, vẫn còn khá nhiều yếu tố làm hạn chế khả năng phát triển của công ty.
a) Môi trờng kinh tế, chính trị và luật pháp.
Sự ổn định về chính trị cùng với việc ban hành các quy định ngày càng có xu hớng thông thoáng hơn, tạo điều kiện môi trờng hoạt động tốt hơn, bình đẳng hơn giữa các doanh nghiệp, xu hớng mở cửa nền kinh tế, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo điều kiện cho Công ty có mối quan hệ nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu từ nớc ngoài, đảm bảo chất lợng sản phẩm, tạo điều kiện tiền đề cho sự cạnh tranh về giá cả và chất lợng với sản phẩm cùng loại trên thị trờng trong nớc và trên thế giới, đồng thời mở rộng thị trờng xuất khẩu ra nớc ngoài, đảm bảo thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong các giai đoạn tiếp theo.
Tuy nhiên, trong công cuộc đổi mới nh hiện nay, thì các chính sách hỗ trợ của bộ chủ quản, tổng công ty vẫn là cha đủ đối với hoạt động của công ty. Các thông tin về thị trờng nớc ngoài vẫn còn thiếu, nếu nh đợc sự giúp đỡ một cách tích cực hơn từ các cơ quan, đơn vị này thì sẽ giúp cho doanh nghiệp tìm
kiếm thị trờng, cung cấp thông tin cần thiết để đa ra các quyết định đúng đắn hoặc trợ giúp cho doanh nghiệp trong việc quảng cáo sản phẩm, thơng hiệu của công ty trên thị trờng trong và ngoài nớc. Hiện nay, công ty vẫn phải chủ yếu là tự thực hiện các hoạt động này với chi phí còn rất hạn chế bởi nguồn vốn cho các hoạt động này còn khá hạn hẹp. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
b) Môi trờng cạnh tranh.
Sản phẩm may mặc của công ty đợc sản xuất ra ở Việt Nam (một đất n- ớc có “thơng hiệu quốc gia” còn rất kém), mặc dù sản phẩm của công ty có chất lợng không thua kém nhiều về mẫu mã cũng nh chất lợng so với sản phẩm của các công ty ở nớc khác. Đây là một thiệt thòi rất lớn của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm ở nớc ngoài do cha làm tốt công tác thơng hiệu.
Ngay trên chính thị trờng trong nớc, thì các sản phẩm may măc quá rẻ của Trung Quốc và một số nớc khác tràn vào nớc ta qua hai con đờng chính ngạch và nhập lậu với giá rẻ, mẫu mã, chủng loại đa dạng đã khiến cho ngành may mặc nói chung và công ty cổ phần May Thăng Long nói riêng gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm của mình.