1 Thuế GTGT phải nộp 320.210.988 328.138.501
2 Thuế thu nhập phải nộp 7.510.338 7.630.923
3 Thuế đất 50.500.000 51.295.000
4 Thuế TTĐB 23.897.014 25.174.825
E Các khoản chi phí khác 1.679.515.130 1.691.209.562
1 Chi mua sắm công cụ, dụng cụ 329.685.772 336.851.870
2 Chi sửa chữa 585.090.241 569.388.849
3 Chi khấu hao 279.645.006 285.120.041
4 Lương phải trả 485.094.112 499.848.802
( trích báo cáo tài chính từ Phòng Kế toán Cty ) (đơn vị : đồng) Nhìn vào bảng báo cáo tài chính Cty qua 2 năm 2004 và 2005 ta thấy doanh thu của Cty đã tăng lên là : 38.104.121 đồng trong khi các khoản chi phí khác chỉ tăng lên là : 11.694.432 đ , cộng với chênh lệch các khoản thuế và lãi khác thì ta thấy hoạt động tài chính của Công ty qua 2 năm đã tốt hơn.
Hầu hết các nguồn thu của Khách sạn đều tăng nhiều hơn năm trước. Mặc dù chi phí và các khoản thuế phải nộp có tăng nhưng cũng dễ hiểu vì đó là do hoạt động uy tín của Khách sạn đã được nâng cao hơn trước và nhiều khách hàng đã tìm đến hơn. Chính vì thế Lương công nhân viên Công ty cũng tăng lên, tổng lương tăng lên là : 14.754.690 đ, thực tế đến năm 2005 thì lương cán bộ công nhân viên đã tăng lên 100-400.000 đ, thưởng doanh thu vì thế cũng cao hơn. Trong bất cứ doanh nghiệp nào đi nữa thì tiền lương luôn là vấn đề quan trọng và nổi cuộn hàng đầu. Hay nói một cách chính xác hơn, hiệu quả kinh doanh và khả năng phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực mình có mà gắn liền với nhân tố nguồn nhân lực là vấn đề thù lao mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động
Nói đến mặt tài chính Doanh nghiệp thì nhà quản lý cũng phải biết dùng tài chính để nâng cao hoạt động Cty, phát triển hình ảnh Cty. Nhà quản ly phải dần hoàn thiện một quy chế làm việc một cách chuẩn xác và rõ ràng, tạo ra được cơ chế kiểm soát các hoạt động một cách linh hoạt và cơ chế điều hành Doanh nghiệp một cách chặt chẽ . Trong giai đoạn này, Cty phải thực hiện một số biện pháp được đề cập ở phần sau – phần giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình ảnh Công ty .
3.2. Quản trị nhân sự :
Công tác quản trị nhân sự trong Khách sạn nhằm mục đích hoạch định nguồn nhân lực trên cơ sở phân tích môi trường bên trong, môi trường bên ngoài và mục tiêu phát triển của Khách sạn; tiến hành thu thập, tuyển chọn, huấn luyện, bố trí và sử dụng nhân sự ; thực hiện các hoạt động nhằm phát triển nguồn nhân lực như việc đào tạo môi trường làm việc, cải tiến phương pháp làm việc, đánh giá nhân sự và đề bạt nhân sự .
Qui trình hoạch định nguồn nhân sự của Khách sạn trong từng giai đoạn kinh doanh phụ thuộc vào sự tác động của môi trường vĩ mô như :
đường lối, chính sách, cơ chế quản ly của Nhà nước; điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực và thế giới, môi trường cạnh tranh và điều kiện, hoàn cảnh thị trường; và môi trường vi mô là các yếu tố nội tại của Khách sạn như : điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn kinh doanh, quan hệ bán hàng, các loại hình dịch vụ, công suất sử dụng buồng phòng, số ngày khách nghỉ tại khách sạn, cơ cấu nguồn khách. Căn cứ vào những cơ sở trên để hoạch định nguồn nhân sự, Khách sạn phải dựa vào các căn cứ sau :
-Chiến lược kinh doanh của Khách sạn .
-Số lượng lao động cần bổ sung thay thế về mặt cơ cấu như bổ sung thay thế bao nhiêu lao động trong khâu phục vụ bàn, khâu pha chế đồ uống, khâu chế biến món ăn,…
-Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật va chuyển giao công nghệ và quá trình kinh doanh như thế nào ? Ví dụ việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại vào khâu chế biến như : lò vi sóng, máy hấp, …Tất cả những điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc hoạch định nguồn nhân sự .
-Năng lực tài chính của Khách sạn
Thông qua việc nghiên cứu, phân tích đầy đủ các yếu tố vĩ mô cũng như vi mô, quy trình hoạch định nguồn nhân sự bao gồm các bước sau :
Bước 1 : Xác định nhu cầu và khả năng nhân sự :
Bước 2 : Kế hoạch tuyển dụng đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng
Bước 3: Xây dựng các chính sách, kế hoạch thực hiện các chính sách gắn liền với việc cải tiến hệ thống tổ chức, sắp xếp bố trí lao động hợp lý.
Bước 4 : Kiểm soát và đánh giá .
Về công tác tuyển chọn nhân viên, hiện nay Khách sạn đang đủ nhân viên cho các vị trí. Công việc của mỗi nhân viên đều được chuyên môn hóa. Đối với môi trường Khách sạn lại càng phải quan tâm nhiều hơn
đến nhân viên vì ở đó nhân viên và khách hàng thường xuyên tiếp xúc với nhau, nhân viên thường phải tự thân hoạt động dịch vụ cung cấp cho khách, điều này làm cho nhân viên cảm thấy mình quan trọng hơn. Các nhà quản lý phác họa công việc theo chức danh của từng người thực hiện, nêu rõ nhiệm vụ trách nhiệm, giờ giắc làm việc và phải chuẩn hóa các thao tác trong quá trình thực hiện công việc.
Quá trình tuyển chọn nhân viên được thực hiện thông thường qua 3 bước : tuyển chọn, tiếp nhận và bố trí công việc. (Nguồn: Chương Tuyển chọn GT “Khoa học quản lý 2” - ĐH KTQD HN). Quá trình này phải xem xét cẩn thận đến nhu cầu khách sạn, căn cứ trên các đặc tính của công việc cần được bổ sung người . Những yếu tố cần quan tâm đưa đến thành công trong việc giao tiếp với khách hàng là : có lòng tự trọng, có kiến thức xã hội rộng, rộng lượng trong quan hệ xã hội .
Tóm lại, muốn đánh giá kết quả công tác của nhân viên, phải dựa vào thành công của khách sạn đã đạt được vì đó là điều quan trọng nhất đối với khách sạn. Trong khuôn khổ báo cáo thực tập còn nhiều vấn đề cụ thể hơn liên quan chưa được đề cập như : chiến lược Công ty, về phía Nhà nước, đối thủ tiềm năng, khách hàng, ... Những vấn đề đó đã được đề cập ở phần trên. Đó là những vần đề cũng rất quan trọng đối với một Công ty, cụ thể ở đây là một Khách sạn, có ảnh hưởng đến thành công trong kinh doanh dịch vụ du lịch mà chúng ta cần nghiên cứu sau này.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢNLÝ KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CTY CP TM & DL LÝ KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA CTY CP TM & DL
DUYÊN HẢI