HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: BÀI CŨ : Châu Mĩ ( 3-5 phút)

Một phần của tài liệu GiáoÁn Lớp 5- Tuần 27-28 (Trang 42 - 46)

BÀI CŨ : Châu Mĩ ( 3-5 phút) - Yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi : - GV nhận xét và ghi điểm.

BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1:Tìm hiểu: Dân cư châu Mĩ. ( 10 phút) - GV treo bản đồ Châu Mĩ.

- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung mục 3 trả lời các câu hỏi sau: H: Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục ?

H :Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống ? H: Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?

- Giáo viên giải thích thêm cho học sinh biết rằng: Chủ nhân xa xưa của châu Mĩ là người Người Anh – điêng . Người châu Au sang châu Mĩ để sinh sống và bắt người da đen châu Phi sang làm nô lệ ; dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên ; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây. ** Kết luận : Châu Mĩ đứng thứ 3 về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.

HĐ 2: Tìm hiểu :Hoạt động kinh tế ( 10 phút)

-Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn :quan sát hình 4, đọc SGK hoàn thành các nội dung sau:

1.Kể tên một số cây trồng và vật nuôi ở châu Mĩ. 2.Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở châu Mĩ.

3. So sánh sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi và bổ sung.

- Giáo viên sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.

** Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.

HĐ3: Tìm hiểu về nước Hoa Kì ( 10 phút)

- GV yêu cầu HS quan sát và tìm vị trí của nước Hoa Kì trên bản đồ và thủ đô của nước này. “ Oa-sinh tơn”

-Yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.

GV giảng : Hoa Kỳ nằm ở bán câù Tây , thuộc châu Mĩ diện tích : 9,3 triệu km2 , lớn nhất thế giới ; số dân 260 triệu người ( 1994 )

Hoa Kỳ : tiếp giáp với Ca – na – đa và Mê – hê – cô ; đại dương : TBD , ĐTD , các vùng CN chính của Hoa Kỳ tập trung ở các thành phố lớn .Các nông phẩm chính : gạo , thịt , rau qủa . ..

∗* Kết luận: Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ ,là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện với công nghệ cao và nông phẩm như gạo, thịt, rau.

CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 1-2 phút) - Yêu cầu HS đọc bài học SGK .

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

Thời gian:40’ sgk/145

I.MỤC TIÊU:

-Củng cố cho HS về cách tính vận tốc, thời gian và quãng đường, cung cấp thêm dạng toán 2 chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau.

-HS giải thành thạo các bài toán liên quan dến vận tốc, thời gian và quãng đường, bước đầu giải được dạng toán về 2 chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau.

-HS trình bày bài sạch đẹp khoa học.

II. CHUẨN BỊ: Viết bài tập 1a vào bảng phụ.Bảng nhóm ghi bài cũ

BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút)

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp. - Nhận xét, sửa bài và ghi điểm cho HS

BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút)

HĐ1. Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động cùng chiều đuổi nhau. (7 phút) -GV gắn bảng phụ có bài tập 1a lên bảng.

-Gọi HS đọc bài 1a trên bảng phụ. -Yêu cầu HS tìm hiểu đề toán.

H. Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?

(…có 2 chuyển động cùng chiều đuổi nhau.)

-GV giải thích: Xe máy đi nhanh hơn xe đạp xe đạp đi trước, xe máy đuổi theo thì đến lúc nào đó xe máy sẽ đuổi kịp xe đạp.

-GV kết hợp vẽ sơ đồ lên bảng. Xe máy xe đạp

A 48 km B C

H: Lúc khởi hành xe máy cách xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét? (xe máy cách xe đạp 48 km)

H. khi xe máy đuổi kịp xe đạp thì xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét?

(khi xe máy đuổi kịp xe đạp tức là khoảng cách giữa xe đạp và xe máy là 0 km). H: Sau mỗi giờ xe máy đến gần xe đạp bao nhiêu ki-lô-mét (hiệu vận tốc)? (36 – 12 = 24 km).

H. Hãy tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp? (48 : 24 = 2 giờ)

+ GV gọi 1 HS lên bảng giải, lớp làm vào nháp sau đó nhận xét sửa bài. Giải

Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp (hiệu vận tốc). 36 -12 = 24 (km)

Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp. 48 : 24 = 2 (giờ)

Đáp số: 2 giờ

-GV chốt lại: Muốn tính sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp chúng ta phải làm 2 bước: Bước 1: Tính xem sau một giờ máy gần xe đạp bao nhiêu. (bằng cách tính hiệu vận tốc). Bước 2: Tính thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp (bằng cách lấy khoảng cách ban đầu giữa hai xe chia cho hiệu vận tốc).

HĐ2. Luyện tập thực hành. ( 25 phút) Bài 1b:

-Yêu cầu HS đọc đề và nêu cách làm -GV nhận xét và chốt lại:

Giải

Quãng đường 3 giờ xe đạp đi trước xe máy: 12 x 3 = 36 (km)

Hiệu vận tốc xe máy và xe đạp: 36 – 12 = 24 (km/h) Xe máy đuổi kịp xe đạp sau: 36 : 24 = 1,5 (giờ)= 1giờ 30phút Đáp số: 1giờ 30phút Bài 2:

-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại: Giải

251 1

giờ = 0,04 giờ

Trong 251 giờ báo gấm chạy được : 120 x 0,04 = 4,8 (km)

Đáp số: 4,8km Bài 3:

- Gọi HS đọc bài 3, nêu yêu cầu của bài toán.

-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại: Giải

Thời gian máy xe máy đi trươc ô tô:

11giờ 7phút -8 giờ 37 phút = 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường xe máy đi trước ô tô là:

36 x 2,5 = 90 (km) Hiệu vận tốc của 2 xe là:

54 – 36 = 18 (km)

Thời gian để ô tô đuổi kịp xe máy: 90 : 18 = 5 (giờ) Ô tô đuổi kịp xe máy lúc :

11 giờ 7 phút + 5 giờ = 16 giờ 7 phút Đáp số: 16giờ 7phút CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (2 phút) BỔ SUNG: Tiếng việt ÔN TẬP (Tiết 6) Thời gian:35’ sgk/102 I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc , học thuộc lòng. Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu .

- Rèn đọc lưu loát , diễn cảm .Biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong những ví dụ đã cho.

- Có ý thức dùng từ ngữ để liên kết các câu trong bài văn.

II . CHUẨN BỊ :

- GV: Bảng phụ ,bút dạ và băng dính và 36 phiếu bài tập 2cho HS làm bài.

III . CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:BÀI CŨ : Tiết 5 ( 3-5 phút ) BÀI CŨ : Tiết 5 ( 3-5 phút )

- Yêu cầu 2 HS đọc bài làm về tả ngoại hình một cụ già ở tiết 5 - GV và HS cả lớp nghe và nhận xét . GV ghi điểm

BÀI MỚI: - Giới thiệu bài - Ghi đề (1- 2 phút) HĐ1:Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (12-15 phút)

- Yêu cầu HS nêu các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27

- Nhận xét, động viên nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu về nhà tự ôn tập; tiết sau kiểm tra lại.

HĐ 2: Hướng dẫn HS làm BT2: (8-10 phút) - Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2

- Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp trả lời:

H: Nêu những biện pháp liên kết câu mà các em đã học? (Liên kết câu bằng phép lặp, phép thế, phép lược, phép nối.)

H: Em hãy nêu đặc điểm của từng biện pháp liên kết câu? Cho ví dụ?

( Phép lặp: dùng lặp lại trong câu những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước - Giáo viên phát phiếu yêu câu HS làm trên phiếu.Gọi 1 em làm trên bảng phụ - Yêu cầu HS đổi phiếu ; sửa bài : Gọi HS đọc từng đoạn và nêu nhận xé, chỉ ra biện pháp liên kết câu.Giáo viên chốt lại lời giải đúng:

+ nhưng là từ nối câu 3 với câu 2

+ chúng ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1 + nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại nắng ở câu 2 + chị ở câu 5 thay thế cho Sứ ở câu 6 + chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6

CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3 – 4 phút)

- Yêu cầu 1 em đọc lại nội dung bài 2 và nhắc lại các biện pháp liên kết câu BỔ SUNG:

Tiếng việt

KIỂM TRA ( Tiết 7)

ĐỌC HIỂU- LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Thời gian:35’ sgk/103

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Luyện đọc đúng “Bài luyện tập” trang 103/104 .Biết dựa vào nội dung bài đọc trả lời các câu hỏi về nội dung và kiến thức phân môn luyện từ và câu.

- Rèn kỹ năng đọc hiểu và trả lời câu hỏi. - Có ý thức làm bài độc lập, cẩn thận

II. CHUẨN BỊ : Giấy trong viết sẵn nội dung phần B / trang 104 SGK và 36 phiếu bài tập; đèn chiếu.

Một phần của tài liệu GiáoÁn Lớp 5- Tuần 27-28 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w