HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút)

Một phần của tài liệu GiáoÁn Lớp 5- Tuần 27-28 (Trang 38 - 42)

BÀI CŨ : Luyện tập chung ( 3-5 phút)

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp. - Nhận xét, sửa bài và ghi điểm cho HS

BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút)

HĐ1. Hướng dẫn giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. ( 7 phút)

-GV gắn bảng phụ có bài tập 1a lên bảng. -Yêu cầu HS tìm hiểu đề toán.

-GV vẽ sơ đồ như SGK lên bảng và hướng dẫn HS phân tích bài toán:

H. Có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?

Ô tô gặp xe máy A B 180km

-GV giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược nhau.

H. Sau mỗi giờ ô tô và xe máy đi được quãng đường bao nhiêu km? (54km + 36 km= 90km)

H. Sau bao lâu thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau? 180 : 90 = 2 (giờ).

-GV nêu: Thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau chính là thời gian đi để ô tô gặp xe máy.

-GV: Hãy nêu lại các bước tình thời gian để ô tô gặp xe máy? -GV chốt:

* Tính quãng đường cả hai xe đi trong 1 giờ hay còn gọi là tổng vận tốc. * Tính thời gian để hai xe gặp nhau.

HĐ2. Hướng dẫn luyện tập.( 25 phút) Bài 1b.

-Yêu cầu HS đọc bài 1b SGK/145. H. Hai chuyển động như thế nào?

(Hai xe khởi hành cùng một lúc và ngược chiều nhau.) -Yêu cầu HS nêu cái đã cho và cái phải tìm của bài toán. -Nhận xét bài bạn trên bảng. GV chốt :

Giải

Tổng vận tốc hai xe là: 42 + 50 = 92(km/h) Hai ô tô gặp nhau sau: 276 : 92 = 3 (giờ)

Đáo số: 3 giờ Bài 2. sgk

-Gọi HS đọc bài 2, nêu yêu cầu của bài toán.

-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại: Giải

Thời gian ca nô đi từ A đến B:

11 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 3 giờ 45 phút =3,75 giờ Quãng đường AB dài: 12 x 3,75 = 45 (km)

Đáp số: 45km Bài 3. sgk

-Yêu cầu HS đọc đề và nêu cách giải.

-GV lưu ý cho HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/phút.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở , trên bảng lớp .GV nhận xét và chốt lại: Giải

15km = 15000 m Vận tốc của con ngựa là: 15000 : 20 = 750 (m/phút)

Đáp số: 750 m/phút Bài 4.

-Gọi HS đọc bài 4, nêu yêu cầu của bài toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Yêu cầu làm bài .HS nhận xét bài bạn trên bảng, GV chốt lại: Tóm tắt:

t=2giờ 30phút ? km

A 135km B

Giải

2giờ 30phút = 2,5giờ Sau 2,5 giờ xe máy đi được:

42 x 2,5 =105 (km)

Sau 2giờ30phút xe máy còn cách B: 135 – 105 = 30 (km)

Đáp số: 30 km → nhấn mạnh chỗ HS sai sót

CỦNG CỐ - DẶN DÒ : (2 phút)

-Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính thời gian để hai xe đi ngược chiều nhau gặp nhau. GV nhận xét tiết học.

Tiếng việt

ÔN TẬP ( Tiết 4 ) Thời gian:35’ sgk/102 Thời gian:35’ sgk/102

I. MỤC TIÊU:

-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc; học thuộc lòng của HS trong lớp.

- HS kể tên các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII . Nêu được dàn ý của một trong những bài văn miêu tả; nêu chi tiết hoặc câu văn yêu thích ; giải thích được lí do yêu thích chi tiết đó hoặc câu văn đó.

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, diễn đạt, lập dàn ý.

- Giáo dục học sinh lòng yêu thích thiên nhiên và tính say mê sáng tạo.

II. CHUẨN BỊ :

- GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27 Bảng nhóm cho HS làm bài 3

- HS : Đọc và trả lởi lại các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:BÀI CŨ Ôn tập tiết 3 (3-5 phút ) BÀI CŨ Ôn tập tiết 3 (3-5 phút )

- Yêu cầu 3 HS, mỗi em đặt một câu ghép - GV nhận xét , ghi điểm .

BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )

HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 10-12 phút )

- GV giới thiệu phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27 ( Như tiết 3)

HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập ( Dự kiến 12-15 phút ) Bài 2:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2

- GV nhắc lại :Kể tên các bài đọc là văn miêu tả từ tuần 19 – 27 - Yêu cầu HS nêu,lớp nhận xét và bổ sung

- GV nhân xét và chốt : Phong cảnh đền Hùng , Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân , Tranh làng Hồ.

Bài 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 3

- GV nhắc lại :Nêu dàn ý của một bài văn

- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau cho biết em chọn viết dàn ý cho bài văn miêu tả nào? ( Bài Phong cảnh đền Hùng hoặc Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn, Tranh làng Hồ)

- Giáo viên gọi học sinh nói lại các yêu cầu cần làm theo thứ tự.

Chốt: Tên bài → tóm tắt nội dung chính → lập dàn ý → nêu 1 chi tiết hoặc 1 câu văn em thích → giải thích vì sao em thích chi tiết hoặc câu văn đó.

- Yêu cầu HS viết dàn ý của bài văn vào vở. VD: Tranh làng Hồ

a) Dàn ý : ( Đây là đoạn trích nên chỉ có thân bài )

Đoạn 1: Cảm nghĩ của tác giả về Tranh làng Hồ và nghệ sỹ dân gian. Đoạn 2: Sự độc đáo của nội dung Tranh làng Hồ

Đoạn 3: Sự độc đáo của kĩ thuật Tranh làng Hồ

b) Chi tiết em thích : Câu văn viết về màu trắng điệp…

- Giáo viên phát giấy bút cho 4 – 5 học sinh làm bài trên giấy khổ lớn.Sau khi làm xong dán lên bảng.

- GV và cả lớp nhận xét và sửa chữa.

- Giáo viên nhận xét, khen ngợi học sinh làm bài tốt nhất. CỦNG CỐ- DẶN DÒ : ( 2-3 phút ) - GV nhận xét tiết học. BỔ SUNG: Tiếng việt ÔN TẬP ( Tiết 5) Thời gian:35’ sgk/102 I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

- Nghe – viết đúng chính tả “Bà cụ bán hàng nước chè”. Viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) tả ngoại hình 1 cụ già em yêu thích, trình bày đúng đoạn văn “Bà cụ bán hàng nước chè”.

-Rèn kĩ năng viết đúng mẫu chữ, không sai qúa 5 lỗi trong bài viết.Biết viết được một đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) tả ngoại hình 1 cụ già em yêu thích, trình bày đúng đoạn văn “Bà cụ bán hàng nước chè”.

- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. Có tình cảm yêu thương kính trọng người thân.

II. CHUẨN BỊ

- GV : Bảng phụ ghi bài chính tả; Tranh ảnh về Bà cụ ở nông thôn - HS : rèn viết bài ở nhà ; làm bài tập 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:BÀI CŨ: ( 3-5 phút) BÀI CŨ: ( 3-5 phút)

- Yêu cầu 2 HS đọc dàn ý của một bài văn miêu tả. Nhận xét, ghi điểm. - Kiểm tra vở và sự chuẩn bị bài làm ở nhà của HS .

BÀI MỚI: - Giới thiệu bài - Ghi đề (1-2 phút)

HĐ1 : Hướng dẫn nghe – viết: Bà cụ bán hàng nước chè” ( Dự kiến 12-15 phút ) a. Tìm hiểu nội dung bài viết:

- Gọi 1 HS đọc bài viết “Bà cụ bán hàng nước chè”. H:Đoạn văn tả Bà cụ nhiều tuổi bằng cách nào? ( So sánh cây bàng già;mái tóc bạc trắng) b. Viết đúng :

- GV yêu cầu HS nêu và đọc những chữ khó trong bài - GV đọc cho HS viết bảng lớn , vở nháp

- Yêu cầu HS nhận xét , phân tích đúng sai .

- GV nhận xét và chốt những từ khó : Gốc bàng,gáo dừa,mẹt bún,vắng khách,bạc trắng,tuồng chèo,..

- Yêu cầu HS viết sai thực hiện viết lại c.Viết bài :

GV đọc từng câu, từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. (2 lượt cho mỗi lần đọc). - Đọc lại toàn bài chính tả 2 lượt, HS soát lỗi.

- GV chấm chữa bài tổ 3 ,4. Nhận xét chung. HĐ 2: Viết đoạn văn.( 15 phút)

- Yêu cầu HS đọc và nêu yêu cầu bài 2 - Giáo viên gợi ý cho học sinh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đoạn văn các em vừa viết tả đặc điểm gì của Bà cụ? + Đó là đặc điểm ngoại hình nào? ( Tả tuổi của bà)

+ Đoạn văn tả Bà cụ nhiều tuổi bằng cách nào? (So sánh cây bàng già;mái tóc bạc trắng) * GV chốt: 1 đoạn văn tả ngoại hình trong bài văn miêu tả cần tả 2 – 3 đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật.

- Yêu cầu cá nhân làm bài.Gọi 2 em làm trên bảng

- Giáo viên nhận xét cụ thể : điểm thành công , hạn chế trong đoạn văn của mỗi em làm.

CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút) BỔ SUNG: Địa lí CHÂU MĨ (Tiết 2) Thời gian:35’ sgk/123 I. MỤC TIÊU:

- HS nắm được các đặc điểm dân cư , kinh tế của châu Mĩ và Hoa Kỳ .

- Trình bày một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì.Chỉ được vị trí Hoa Kỳ và các vùng công nghiệp của Hoa Kỳ và châu Mĩ trên bản đồ .

-HS biết phân tích , tổng hợp , ham hiểu biết về địa lý thế giới .

II. CHUẨN BỊ :

-GV: Bản đồ kinh tế châu Mĩ.36 Phiếu bài tập ; bảng phụ ghi nội dung phiếu -HS :Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ ( nếu có).

Một phần của tài liệu GiáoÁn Lớp 5- Tuần 27-28 (Trang 38 - 42)