BÀI CŨ : Luyện tập ( 3-5 phút)
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào nháp. -Nhận xét, sửa bài, ghi điểm cho HS.
BÀI MỚI : Giới thiệu bài – ghi đề ( 1-2 phút) HĐ1 : Ôn kiến thức cũ. ( 7-8 phút)
HĐ2 : Luyện tập ( 20-22 phút)
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS thứ tự lên bảng làm. -GV theo dõi giúp đỡ cho HS còn lúng túng.
-GV có thể yêu cầu HS khá giỏi làm bài xong trước giúp đỡ cho HS còn chậm. Bài 1: sgk Giải
Vận tốc ô tô: 135 : 3 = 45(km/giờ) 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc xe máy: 135 : 4,5 = 30(km/h) Mỗi giờ ôtô đi hơn xe máy là :
45 – 30 = 15 (km) Đáp số: 15 km Bài 2 : sgk Giải 1250m = 1,25 km 2phút = 301 giờ Vận tốc của xe máy là : 1,25 : 30 1 = 37,5 (km/giờ) Đáp số: 3,75 km/giờ Bài 3 : sgk Giải 15,75 km = 15750 m 1giờ 45phút= 105 phút Vận tốc của xe ngựa: 15750 : 105 = 150 (m/phút) Đáp số: 150 m/phút Bài 4: sgk Giải
Thời gian cá heo bơi 2400m: 2400 : 1200 = 2 (phút)
Đáp số: 2 phút
*Yêu cầu HS đọc và nêu nhận xét kết quả từng bài; theo dõi chốt Đ/S (sửa nếu có) → nhấn mạnh chỗ HS sai sót nhiều.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ : ( 1-2 phút) - Chấm bài ; nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà làm bài tập ; chuẩn bị bài mới BỔ SUNG:
MĨ THUẬT
ÔN TẬP ( Tiết 3) Thời gian:35’ sgk/101 Thời gian:35’ sgk/101
I. MỤC TIÊU:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng
- Đọc hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn “Tình quê hương”.Tìm được các câu ghép ; từ ngữ được lặp lại , được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn -Giáo dục HS lòng yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên.
II. CHUẨN BỊ :
GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27 HS : Đọc và trả lời lại các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:BÀI CŨ BÀI CŨ
- Nhận xét tiết trước và nêu mục đích tiết 3( 2-3 phút):
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút )
HĐ1: Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng ( 12-15 phút )
- GV giới thiệu phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 19 – tuần 27 ( Như tiết 2)
Lưu ý : Những HS chưa đạt yêu cầu GV dặn các em về nhà luyện đọc thêm để hôm sau kiểm tra.
HĐ2 : Hướng dẫn HS làm bài tập 2 /100 ( 14-15 phút ) - Gọi HS đọc bài tập 2 Tình quê hương”; lớp đọc thầm
- Yêu cầu HS thực hiện đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi a, b SGK -GV nhận xét và chốt lại :
H: Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương? (đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.)
H: Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ? ( Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.)
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, trên bảng câu c, d SGK
- GV và HS cả lớp cùng nhận xét và phân tích từng câu ghép :5 câu ghép ( Từ câu 1 đến câu 5)
Chú ý :
+ Câu 3 là một câu ghép có 2 vế, bản thân của vế thứ 2 có cấu tạo như một câu ghép + Câu 4 là câu ghép có 3 vế câu
+ Câu 5 là câu ghép có 4 vế câu
* Các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu : tôi , mảnh đất . * Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu:
Đoạn 1 : mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho từ làng quê tôi (câu 1) Đoạn 2 : mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2) mảnh đất ấy (câu 4,5) thay cho mảnh đất quê hương ( câu 3)
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 3 phút)
- Yêu cầu HS đọc lại câu c và d .GVnhận xét tiết học.
BỔ SUNG:
Khoa học
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬTThời gian:35’ sgk/176 Thời gian:35’ sgk/176
I. MỤC TIÊU : Sau bài học, HS biết:
-Trình bày khái quát sự sinh sản cảu động vât: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
-Kể tên một số động vật đẻ trứng, đẻ con.
-Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ và chăm sóc động vật.
II. CHUẨN BỊ : - GV : Tranh hình trang 112,113 SGK phóng to.Phiếu bài tập - HS : Sưu tầm tranh ảnh một số động vật đẻ trứng, đẻ con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :BÀI CŨ : Cây con…cây mẹ ( 3-5 phút ) BÀI CŨ : Cây con…cây mẹ ( 3-5 phút )
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : - Nhận xét và ghi điểm cho HSụ?
BÀI MỚI : Giới thiệu bài - ghi đề ( 1-2 phút)
HĐ1 : Tìm hiểu “Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.” ( 10-12 phút)
Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: Vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Yêu cầu học sinh đọc mục bạn cần biết SGK.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn , nội dung sau :
2.Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
3.Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
4. Nêu kết quả của sự thụ tinh? Hợp tử phát triển thành gì? - Yêu cầu HS trình bày – Nhóm khác nhận xét, GV chốt:
Kết luận: Đa số động vật được chia làm hai giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử được gọi là thụ tinh.
Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố mẹ.
HĐ2: Tìm hiểu cách sinh sản khác nhau của động vật ( Dự kiến 8-10 phút) Mục tiêu: Học sinh biết được cách sinh sản của động vật
- GV treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu , sau đó phát phiếu bài tập cho HS. -Yêu cầu học sinh quan sát hình 112 sách giáo khoa và điền vào phiếu học tập. Động vật để trứng. Sâu, thạch sùng, gà , nòng nọc.
Động vật để con. Voi, chó.
-Yêu cầu đại diện nhóm trình bày – GV chốt và hỏi: H :Kể thêm một só động vật đẻ trứng, đẻ con mà em biết? =>Những động vật sinh sản khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau: Có loại đẻ trứng, có loại đẻ con.
HĐ3: Trò chơi: Thi tìm tên những con vật đẻ trứng, đẻ con. ( 5-7 phút) Mục tiêu: Học sinh kể tên được một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con. -Yêu cầu học sinh tiếp sức giữa hai dãy : Trong vòng 5 phút dãy nào viết được nhiều tên động vật đẻ trứng, đẻ con nhiều dãy thắng.
- Kết thúc trò chơi , GV chốt:
Đẻ trứng: Cá vàng, bướm, cá sấu, rắn, chim, rùa…. Đẻ con: Bò, heo, hươu, nai , thỏ, khỉ, chuột, dê…
CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 2-3 phút) -Yêu cầu HS đọc bài học SGK
H: Để duy trì nòi giống động vật phải làm gì? BỔ SUNG:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNGThời gian:40’ sgk/144 Thời gian:40’ sgk/144
-Củng cố kĩ năng giải các bài toán về vận tốc, thời gian và quãng đường; làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
-HS biết vận dụng cách tính vận tốc, thời gian và quãng đường vào giải thành thạo các bài toán có liên quan; bước đầu giải được bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
-HS trình bày bài sạch đẹp khoa học.Tiếp tục thực hiện nề nếp học toán
II. CHUẨN BỊ: Viết bài tập 1a vào bảng phụ.Bảng nhóm ghi bài cũ