IV. Những yếu kém trong quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – bia Công Đoàn Hà Tây
4. Một số biện pháp khác
- Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động cho kỳ sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp gián tiếp. Tuy phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, ước tính nhanh chóng nhu cầu VLĐ song lại thiếu độ chính xác. Vì vậy, Công ty có thể xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Đây là phương pháp dự đoán nhu cầu vốn ngắn hạn dựa vào mối quan hệ giữa tài sản, tiền vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
- Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm. tăng doanh thu bán hàng trên cơ sở sử dụng các biên pháp xúc tiến bán hàng phù hợp. Công ty cũng như tất cả các doanh nghiệp khác trong nên kinh tế thị trường được độc lập trong quá trình sản xuất kinh doanh nên cũng phải tự mình tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Công ty chỉ hoàn thành quá trình sản xuất kinh doanh của mình khi sản phẩm hàng hoá do công ty tạo ra
được tiêu thụ trên thị trường nghĩa là nó đã được thị trường chấp nhận, giá trị của nó đã được thực hiện trên thị trường.
Chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ, công ty mới có khả năng bù đắp các hao phí đã bỏ ra để sản xuất chế tạo sản phẩm, có tiền đóng thuế cho nhà nước, có điều kiện lập quỹ khấu hao để tái sản xuất giản đơn, tái sản xuấ mở rộng tài sản của công ty.
Nếu sản phẩm của công ty không tiêu thụ được thì chẳng những công ty không bù đắp được các khoản chi phí trên mà công ty còn không có khả năng thu mua các yếu tố đầu vào để phục vụ cho nhu cầu sản xuất tiếp theo do vốn của công ty bị ứ đọng, tốc độ luân chuyển vốn giảm xuống làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn, công ty cần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao doanh thu bán hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của đồng vốn trước hết là đồng vốn lưu động của công ty.
Trong điều kiện vốn lưu động của công ty chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay ngắn hạng thì yêu cầu còn lại được đặt ra bưc thiết. Để đẩy nhanh quá trình tiêu thụ trước hiết cần phải đẩy mạnh và tối ưu công tác tìm kiếm thăm do thị trường. Việc tìm kiếm thị trường phải đánh giá nhu cầu thực tế, nhu cầu tiêm năng với các sản phẩm của công ty, xác định nhu cầu của khách hàng về mẫu mã sản phẩm chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm.
Chất lượng, mẫu mã sản phẩm cần được cải tiến phù hợp nhu cầu tiêu thụ của khác hàng. Ví dụ như chai nhỏ tiện lợi cho việc đi du lịch, hay hội thảo thì cần phát triển sản phẩm sao cho tiện dụng với khách hàng…
Chính yếu tố chất lượng không đảm bảo cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác thu hồi công nợ không được thực hiện tốt. Chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn là lý do để bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán của mình. Gây ra tình trang thiếu vốn để công ty quay vòng sản xuất, bộc công ty lại
phải đi vay, đi chiếm dụng của người khác gân nên tình trạng căng thẳng vốn không thật, ảnh hưởng đến hiệu quả vốn lưu động của công ty.
Do vậy cần phải nghiên cứu phân tích chất lượng của sản phẩm sao cho đảm bảo với yêu cầu và sức khoẻ người tiêu dùng, để người tiêu dùng tín nhiệm và công ty có thể thu hồi vốn nhanh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng hiệu quả doanh thu, và góp phần quản lý vốn lưu động ngày một cao hơn
- Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, vốn bằng tiền, các khoản phải thu để xác định số vốn lưu động hiện có. Làm như vậy công ty luôn nắm được tình trạng vốn lưu động của mình một cách thường xuyên trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý
- Mua hàng từ nhiều nhà cung cấp và tổ chức hợp tác mua hàng
Công ty có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua hàng từ nhiều nhà cung cấp. Cần kiểm tra kỹ nơi nào mà khi mua phải trả cho dịch vụ cộng thêm, và nơi nào có thể tiết kiệm do việc chi trả tiền hoá đơn thuần.
- Bố trí hợp lý hơn cơ cấu nguồn vốn sản xuất kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn lưu động.
Công ty TNHH Nước Khoáng – Bia Hà Tây đã dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. Đây là một tồn tại lớn từ lâu của Công ty khiến vốn bị ứ đọng, chậm luân chuyển. Nếu thực trạng này vẫn tiếp diễn, Công ty rất dễ bị rơi vào tình trạng nợ quá hạn. Mặc dù được Nhà nước cho phép chủ động và linh hoạt trong việc sử dụng các nguồn vốn nhưng thực tế trên của Công ty là bất hợp lý. Điều này ảnh hưởng đến khả năng trả nợ, khả năng thanh toán của Công ty và nguy cơ của sự phá sản là khó tránh khỏi.
Vậy, muốn có nhiều vốn bổ sung cho vốn lưu động thì Công ty phải tìm mọi cách, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó lợi nhuận mới tăng lên được. Để có được điều này trong thời gian tới Công ty phải :
+ Đối với hai công ty sản xuất nước khoáng và bia thì điều quan trọng là phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, Công ty phải có kế hoạch đào tạo, tuyển thêm công nhân có trình độ, kiện toàn khâu tổ chức sản xuất và tổ chức khâu tiêu thụ. Nếu các biện pháp được thực hiện đồng bộ thì chắc chắn giá trị sản lượng của hai công ty sẽ tăng lên.
+ Đối với hoạt động kinh doanh, Công ty nên ưu tiên đầu tư vốn cho các mặt hàng có doanh số và lợi nhuận cao. Đồng thời, đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, tăng thêm quy cách, chủng loại mặt hàng đã có. Với ưu thế về hệ thống các cửa hàng, các đại lý, các chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc thì đa dạng hóa sẽ đem lại nhiều kết quả tốt cho Công ty.
- Bộ phận kinh doanh Công ty cần tăng cường thực hiện dự báo tình hình biến động giá để lập kế hoạch sản xuất , lưu kho và nhập nguyên liệu hợp lý, tránh tình trạng sản xuất ra sản phẩm có giá thành quá cao so với giá thị trường, hay nhập nguyên liệu đầu vào với giá quá cao.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động để công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh (vốn lưu động cũng như vốn cố định), công ty phải thường xuyên thiết lập các mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.
+ Đối với ngân hàng: công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư hàng hóa…Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.
+ Đối với ngân sách: công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà.
KẾT LUẬN
Vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động không còn là một vấn đề xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Và đối với công ty TNHH Nước khoáng – Bia công đoàn Hà Tây cũng vây, nắm rõ lượng vốn lưu động và sử dụng hiệu quả nó là vấn đề sống còn của công ty, là góp phần tạo nên lợi nhuận ngày càng lớn cho công ty.
Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập trong cơ chế thị trường, Công ty TNHH Nước khoáng – Bia công đoàn Hà Tây cùng sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Thực tế cho thấy trong 23 năm qua công ty đã thu được nhiều thành quả, không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên, trong hoạt động Công ty cũng bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vấn đề đặt ra là cần phải sử dụng và quản lý vốn lưu động thế nào để đồng vốn không ngừng mang về phần lợi nhuận ngày càng nhiều cho Công ty
Sau thời gian thực tập tại Công ty TNHH Nước khoáng – Bia công đoàn Hà Tây, em đã nắm được phần nào về tình hình thực tế ở Công ty và tiếp thu được một số kiến thức cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp. Em đã mạnh đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và hiệu quả vốn lưu động ở Công ty.
Do hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tế, cộng với thời gian thực tâp không nhiều nên đề tài nghiên cứu của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS Mai Xuân Được, Ông Trịnh Thanh Phúc – Giám đốc công ty cùng sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công ty TNHH Nước khoáng – Bia Công đoàn Hà Tây đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Tài Liệu Tham Khảo
1. “Quản trị kinh doanh” – GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội
2. “Quản trị doanh nghiệp” – Nguyễn Hải Sản – Nhà xuất bản thống kê – 1996 3. “Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp” – PGS.TS. Ngô Thế Chi và TS. Vũ Công Ty – Nhà xuất bản thống kê - 6/2001
4. Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty TNHH nươc khoáng – bia công đoàn Hà Tây
5. Luận văn “Phân Tích Tình Hình Và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang”, SVTH: Nguyễn Duy Hùng
6. Chuyên đề : Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao vốn lưu động tại công ty Vật liệu điện và Dụng cụ cơ khí
7. Một số tài liệu trên Internet : Businessedge ,saga.vn, một số diễn đàn quản trị kinh doanh