Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây (Trang 34 - 38)

III. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – bia Công Đoàn Hà Tây

3.2. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty:

Bảng 11: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động

1. Doanh thu thuần Trd 7,918.80 8,725.30 9,682.7 2. Lợi nhuận thuần Trd 1,538.80 1,677.30 1,898.1 3. Số vòng quay VLĐ =

Doanh thu thuần VLĐ bình quân vòng 3.96 3.67 3.3 4. Kỳ luân chuyển VLĐ = 360 Số vòng quay VLĐ ngày 90.99 98.20 109.5 5. Doanh lợi VLĐ =

Lợi nhuận thuần VLĐ bình quân

% 0.77 0.70 0.6

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy: Năm 2007 số vòng qua vốn lưu động là 3.3 vòng, số vòng quay của năm 2007 giảm 0.24 vòng. Năm 2006 vốn lưu động của công ty thực hiện được 3.67 vòng luân chuyển, năm 2005 vốn lưu động luân chuyển được 3.96 vòng. tức là số vòng luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2006 đã giảm sút 0.29 vòng so với năm 2005. Kể cả năm 2006 vốn lưu động của công ty luân chuyển được số vòng như năm 2005 thì đây vẫn là một chỉ tiêu thấp đối với công ty sản xuất nước khoáng và bia như công ty TNHH nước khoáng – bia Công Đoàn Hà Tây.

Chính vì tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm nên số ngày để thực hiện một vòng luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đã tăng lên 7.20 ngày (từ 90.99 ngày năm 2005 lên 98.20 ngày năm 2006)

Nguyên nhân của tình trạng này đó là doanh nghiệp bị đọng vốn lưu động quá nhiều ở các khoản phải thu và hàng tồn kho đã được phân tích ở trên. Sự đọng vốn bị khách hàng chiếm dụng, lượng thành phẩm tồn kho quá lớn đã ảnh hưởng mạnh đến sự tuần hoàn của vốn lưu động. Nhưng nguyên nhân sâu xa của tình hình bị khách hàng chiếm dụng vốn là gì? Có phải do khách hàng dây dưa không thanh toán hay là chính bản thânh doanh nghiệp đã không thực hiện đầy đủ những cam kết với khách hàng. Thực tế chỉ ra rằng khả năng đầy tiên không xảy ra nhưng không phải là chủ yếu mà sự ảnh hưởng quyết định là do bản thân doanh nghiệp đã không thực hiện đầy đủ cảm kết với khác hàng.

Vấn đề thứ hai là công tác xác định nhu cầu vốn lưu động dự trữ cho sản xuất và lưu thông chưa sát hợp với yêu cầu thực tế cộng với tính mùa vụ của sản phẩm công ty sản xuất nên cũng gây ảnh hưởng đến tình hình luân chuyển vốn lưu động.

Trong tình hình như vậy đã gây ra việc doanh lợi vốn lưu động của công ty giảm nhưng chỉ rất nhỏ, cụ thể là năm 2006 doanh lợi vốn lưu động giảm so với năm 2005 là 6%. Sự gảm nhẹ này cũng có thể nói đây là cố gắng của công ty. Lý do giảm nhẹ này chủ yếu do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng cao trong năm 2006 so với năm 2005. Nó thể hiện công tác quản lý sản xuất đã được nâng cao. Nhưng công ty vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu kém trong công tác quản lý vốn lưu động khiến cho doanh lợi vốn lưu động giảm.

* Số vòng quay hàng tồn kho

Để nắm được thực trạng tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty thời gian qua, ta đi xem xét các chỉ tiêu sau:

Bảng 12 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho Chỉ tiêu Đv Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Hàng tồn kho Tr 831.51 1,189.06 1,426.87 357.55 237.81 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 9.52 7.34 6.79 -2.19 -0.55

Số ngày luân chuyển

hàng tồn kho Ngày 37.8 49.06 53.05 11.26 3.99 Dựa vào bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho giảm từ 9.52 vòng xuống 7.34 vòng làm cho số ngày một vòng hàng tồn kho tăng 11.26 ngày. Điều này chứng tỏ, hiệu quả sử dụng vốn hàng tồn kho của Công ty trong năm 2006 giảm hơn so với năm 2005. Năm 2007 còn giảm hơn năm 2006. Công ty cần xem xét lại việc quản lý vốn lưu động

Tóm lại, công tác quản lý hàng tồn kho chưa đạt được những bước tiến khả quan. Hơn nữa, việc để một lượng hàng tồn đọng như vậy là tương đối lớn. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần bố trí lại cơ cấu vốn hàng tồn kho cho phù hợp để tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

* Vòng quay các khoản phải thu

Bảng 13: Các chỉ tiêu về tình hình quản lý các khoản phải thu

Chỉ tiêu ĐV Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền Tỷ lệ

(%) 1-Doanh thu thuần Tr 7,918.80 8,725.30 806.50 10.18 2-Vòng quay các KPT Vòng 7.03 8.07 1.04 14.78 3- Kỳ thu tiền bình quân Ngày 51.23 44.63 (6.59) (12.87)

Doanh thu trong năm 2006 chỉ đạt 8,725.30 triệu đồng tăng 806.50 triệu đồng (tăng 10.18 %) so với năm 2005, Mà trong năm 2006 các khoản phải thu của công ty đã giảm đáng kể (giảm 4%) so với năm 2005. Nhờ đó, công ty đã giảm kỳ thu tiền bình quân trong năm 2006 xuống còn 44.63 ngày (năm 2005 là 51.23 ngày), vòng quy khoản phải thu đã tăng 1.04 lần so với năm 2005 lên 8.07 lần trong năm 2006. Điều đó cho thấy trong năm 2006 công ty đã thực hiện tốt việc quản lý, kiểm soát các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w