Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu 1 Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây (Trang 41 - 46)

IV. Những yếu kém trong quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – bia Công Đoàn Hà Tây

2.Biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị các khoản phải thu 1 Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn

2.1. Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn

Công ty nên lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán.

Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn… Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền ngắn lại, giảm các khoản phải chi để dự trù phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí.

Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, đôn đốc, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ, phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động

2.2. Tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng

- Cơ sở thực hiện

Tăng thêm thời hạn tín dụng tức là kéo dài thêm thời hạn bán chịu cho khách hàng. Với cách làm như vậy Công ty có thể nâng doanh số bán của mình lên. Các khách hàng của Công ty sẽ yên tâm hơn, chủ động điều tiết được nguồn vốn kinh

doanh, họ sẽ đặt hàng nhiều hơn, thường xuyên hơn, một khi họ thấy được cái lợi trong việc tiêu thụ hàng cho Công ty thay vì của đối thủ khác. Bên cạnh đó, khi mở rộng thêm thời hạn trả nợ sẽ kích thích và thu hút nhiều đại lý có tiềm lực tài chính yếu hơn quyết định tiêu thụ hàng cho Công ty.

Thời hạn bán chịu hiện nay của Công ty cho các đại lý là 17 ngày nhưng kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp lại rất cao (45 ngày trong năm 2006), chứng tỏ rất nhiều đại lý để nợ quá hạn, không trả tiền đúng thời hạn quy định. Khi tăng thời hạn bán chịu lên, kỳ thu tiền bình quân của Công ty sẽ cao hơn, chi phí bán hàng thu nợ cũng tăng, công ty phải đầu tư lớn hơn vào khoản phải thu, nợ khó đòi sẽ cao hơn. Nhưng Công ty sẽ thu hút được nhiều khách hàng mới, doanh thu bán hàng sẽ tăng theo cũng như tận dụng hết nguồn lực của công ty, giảm thiểu lượng hàng tồn kho. Với tỷ số thanh toán nhanh của Công ty là 0,61%; như vậy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tương đối khả quan, Công ty có thể chủ động điều tiết được nguồn vốn kinh doanh, vì vậy việc tăng các khoản phải thu không đáng ngại, so với việc tăng doanh số bán và lợi nhuận cũng tăng.

- Nội dung thực hiện

Căn cứ vào tình hình thực tế về tài chính của Công ty cũng như các đại lý, với mục tiêu đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty nên tăng thời hạn bán chịu cho các Cửa hàng, nhà thầu công trình lên từ 24 ngày so với 17 ngày trước đây. Công ty cần kết hợp với các chính sách tín dụng khác như áp dụng (tăng) chiết khấu thanh toán nhanh, tăng lãi suất nợ quá hạn, chiết khấu thanh toán theo khối lượng, cũng như tăng cường việc tìm hiểu khả năng tài chính của từng Cửa hàng để có chính sách thích hợp.

Khi tăng thời hạn bán chịu thêm 7 ngày (1 tuần), các đại lý sẽ giảm số lượng hàng mua của các công ty khác, mà chuyển sang mua hàng của Công ty nhiều hơn, một số đại lý có tiềm lực tài chính yếu hơn, thường mua hàng với khối lượng ít hay

chưa bao giờ mua thì nay họ có thể quyết định tiêu thụ sản phẩm của công ty với khối lượng lớn hơn. Như vậy doanh thu ước tính sẽ tăng 10% sau khi thực hiện biện pháp, trong đó khoảng 5% là khách hàng cũ và 5% là các khách hàng mới. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng thu nợ tăng cao, nhưng việc tăng doanh số lên 10% hầu như không ảnh hưởng đến việc tăng chi phí cố định, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giả sử công ty áp dụng biện pháp và có kết quả như sau:

Bảng 14 : Ước tính hiệu quả tăng thời hạn tín dụng

Đơn vị: triệu đồng

Chi tiêu Trước biện pháp Sau biện pháp

Chênh lệch 1.Doanh thu 8725.3 9,510.6 785.28 2. Giá vốn hàng bán 5,524 5,965.6 441.90 3. Lãi gộp 3,202 3,545.0 343.38 4. Tổng chi phí khác 1524.3 1,615.8 91.46 5. Lợi nhuận thuần trước thuế 1,677 1,929.2 251.92 6. Tỷ suất LNT/DT(%) 19 20.3 1.06 7. Khoản nộp ngân sách 469.6 511.9 42.26 8. Lợi nhuận thuần sau thuế 1207.7 1,417.4 209.66 9. Tỷ suất LNST/DT(%) 13.8 14.9 1.10

2.3 Áp dụng tỉ lệ chiết khấu thanh toán nhanh

- Cơ sở thực hiện

Trong điều kiện hiện nay của Công ty việc tăng nhanh vòng quay vốn, giảm thiểu khoản phải thu, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân của Công ty là rất cần thiết cũng như việc duy trì khấu thanh toán nhanh cho các đại lý tiêu thụ. Khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu nhiều yếu tố khác cũng thay đổi tương tự: doanh số bán tăng, vốn đầu

doanh số bán nhưng Công ty sẽ đươc lợi do nhiều yếu tố khác mang lại khi sử dụng suất chiết khấu. Doanh nghiệp có thể giảm phí tổn thu nợ cũng như số nợ khó đòi và nợ quá hạn cũng giảm. Một khi lợi ích của các cửa hàng, các nhà thầu xây dựng các công trình nhận được nhờ chấp nhận tỉ lệ chiết khấu sẽ kích thích họ trả tiền nhanh hơn, Công ty cũng được lợi nhờ giảm các khoản chi phí bán hàng, thu nợ. Như vậy khi áp dụng suất chiết khấu vẫn đảm bảo lợi ích của khách hàng lẫn công ty. các mối quan hệ tôt với khách hàng. Do vậy doanh nghiệp cần tính tỉ lệ chiết - Nội dung thực hiện

Giả sử doanh nghiệp tăng thời hạn bán chịu của Công ty là 30 ngày, nếu khách hàng nào thanh toán tiền trước thời hạn thì được ghi nợ thay vì trả tiền mặt khi mua vào thời điểm hàng bán chạy. Đối với những khoản nợ quá hạn các khách hàng cũng không phải chịu tiền phạt theo lãi suất quá hạn Ngân hàng dẫn đến các khách hàng thường chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Chính điểm yếu này đã kéo theo nợ quá hạn năm 2005 là 31.55 triệu đồng sang năm 2006 là 30.29 có giảm chút ít. Vì vậy Công ty cần khắc phục bằng cách thực hiện suất chiết khấu.

+ Tức là một hoá đơn bán hàng có mệnh giá là T đồng, tỉ lệ chiết khấu tại thời điểm là k/tháng.

+ Nếu khách hàng thanh toán trước thời hạn sẽ chỉ phải trả: T

T’ = < T Với m: số ngày trước thời hạn thanh toán (1+ k)m/30

+ Nếu thanh toán sau thời hạn sẽ phải trả:

T” = T (1+ k)n/30 > T Với n: số ngày quá hạn

Tỉ lệ chiết khấu thanh toán nhanh nên áp dụng mức k1 = 0,8%/tháng bằng với lãi suất ngân hàng 0,8%/tháng. Như vậy tỉ suất lãi gộp so với giá vốn trên mỗi đồng

doanh thu giảm đi, nhưng bù lại thì doanh thu bán hàng sẽ tăng đây là điều thiết yếu vì Công ty đang đầu tư công nghệ nâng cao năng suất sản phẩm và các nhân tố khác cũng thay đổi như kỳ thu tiền bình quân giảm, khoản phải thu và nợ khó đòi giảm, vòng quay vốn tăng và chi phí thu nợ giảm.

Thực hiện chính sách này chiết khấu cao cũng sẽ làm cho giá của hàng hoá giảm khi thanh toán sớm thời hạn, họ sẽ mua hàng nhiều hơn dẫn đến doanh thu tăng. Với suất chiết khấu k1 =0,8%/tháng nếu thanh toán trước thời hạn sẽ chiết khấu giảm giá hóa đơn theo những ngày còn lại và cũng ngược lại với thanh toán trễ hạn Công ty cần cứng rắn hơn trong thu nợ, lãi suất nợ quá hạn sẽ nâng lên bằng lãi suất nợ quá hạn k2 =1,36% đối với đại lý nào để nợ quá hạn và sau một tháng quá hạn sẽ có biện pháp nặng hơn như giảm hoặc không cung cấp hàng, phạt nợ quá hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, Công ty cần kết hợp với biện pháp theo khối lượng, tức là nếu khách hàng mua khối lượng lớn một lúc sẽ được hưởng những chính sách tín dụng ưa đãi như trên cộng với phần chiết khấu theo khối lượng chẳng hạn giảm 1% đơn giá với đơn đặt hàng trên 10 thùng nước khoáng to , giảm 2,5%*đơn giá với đơn đặt hàng trên 20 thùng nước khoáng to…tỉ lệ chiết khấu này sẽ không nhỏ hơn tỉ lệ tiết kiệm chi phí của Công ty trong bảo quản lưu kho, trong vận chuyển phân phối và giao nhận cho các đại lý với quy mô của nó, cũng như việc doanh thu sẽ tăng thêm khi áp dụng tăng suất chiết khấu.

Và lẽ đương nhiên khi áp dụng phương pháp chiết khấu đó, tốc độ tăng thêm của doanh thu sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí tăng thêm do chiết khấu. Và lợi nhuận sẽ tăng khi doanh thu tăng cũng như hiệu quả kinh doanh sẽ cao hơn khi vòng quay vốn tăng. Dựa vào độ co giãn của cầu theo giá, dựa vào nhu cầu xây dựng ngày càng tăng cũng như khả năng tài chính của các đại lý, doanh thu ước tính sau biện pháp tăng 5% nhưng tỷ suất lãi gộp trên doanh thu ước tính giảm 0,5% tức mỗi đồng doanh thu sẽ nhận được ít hơn trước 0,5% đồng lãi gộp. Giả sử

vào năm 2006 là năm Công ty áp dụng phương pháp và đầu tư công nghệ máy móc dây chuyền

Bảng 15: Ước tính hiệu quả của tăng suất chiết khấu

(Đơn vị: triệu đồng)

Chi tiêu Trước biện pháp Sau biện pháp

Chênh lệch 1.Doanh thu 8725.3 9,161.6 436.3 2. Giá vốn hàng bán 5,524 5,975.6 451.6 3. Lãi gộp 3,202 3,186.0 -16.0 4. Tổng chi phí khác 1524.3 1448.1 -76.2

5. Lợi nhuận thuần trước thuế 1,677.0 1,737.9 60.9

6. Tỷ suất LNT/DT(%) 19.0 19.0 0.0

7. Khoản nộp ngân sách 469.6 486.61 17.0

8. Lợi nhuận thuần sau thuế 1207.7 1,251.3 43.6

9. Tỷ suất LNST/DT(%) 13.8 13.7 -0.1

- Bộ phận kinh doanh bán hàng nên chọn lọc khách hàng truyền thống,có uy tín, xem xét các hợp đồng kinh tế cho phù hợp, chặt chẽ không để khách hàng chiếm dụng và không thu hồi được.

- Áp dụng tỉ suất chiết khấu nhằm hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi, giảm chi phí thu nợ và tăng doanh thu.

- Giải quyết tốt các công nợ tồn đọng, tiếp tục cử nhân viên thu nợ thường xuyên đến nhắc nhở, nếu nhiều lần thì tiến hành thủ tục pháp lý

Một phần của tài liệu Quản lý vốn lưu động ở công ty TNHH nước khoáng – Bia Công Đoàn Hà Tây (Trang 41 - 46)