Một số nguyên tắc cơ bản cần lư uý khi quản lý thực thi dự án

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thực thi dự án tại Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành (Trang 54 - 65)

II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THỰC TH

2.Một số nguyên tắc cơ bản cần lư uý khi quản lý thực thi dự án

Dự án xây dựng là một tổ chức được xác định trên cơ sở của những mục tiêu rất cụ thể và là một điều cần chú ý nó là hoạt động trong một môi trường luôn luôn biến động. Triển khai các dự án trong điều kiện hiện nay không phải là dễ dàng. Là một dự án xây dựng những yếu tố môi trường bên

ngoài tác động là rất lớn như các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, những quy định của ngành xây dựng, điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình địa điểm thi công công trình, giá cả nguyên vật liệu thay đổi … tất cả các yếu tố trên đều có tác động rất lớn đến công tác quản lý thực thi dự án. Nhưng tất cả các yếu tố rủi ro, bất định đó, ở mức độ nhất định nào đó đã thể hiện trong các báo cáo khả thi và do đó nhà quản lý thực thi dự án phải xem xét một cách đầy đủ các vấn đề này trong quá trình thi công của dự án.

Để dự án đạt được mục tiêu của tổ chức trong khuôn khổ sự biến động cho phép của môi trường bên ngoài các dự án, quản lý dự án xây dựng cần theo một số nguyên tắc cơ bản sau:

•Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của tổ chức: Các hoạt động quản lý của một dự án phải được đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã nêu ra của dự án và phải được tiến hành quản lý để mục tiêu đó được thực hiện.

•Mục tiêu thống nhất về các chức năng: Dù bộ máy quản lý dự án tổ chức theo dạng nào, thì tất cả các bộ phận đó phải đảm bảo sự thống nhất trong điều hành nhằm đảm bảo các mục tiêu của dự án không bị sai lệch.

•Nguyên tắc tinh gọn biên chế cũng như các bậc quản lý: Với những dự án quy mô nhỏ thì chỉ nên có một bộ phận quản lý dự án đủ gọn và khi quy mô của dự án lớn thì phải sử dụng cán bộ của bộ máy một cách thích hợp; có thứ bậc quản lý cụ thể.

•Nguyên tắc về trách nhiệm của từng cá nhân tổ chức; Mỗi một người trong đội dự án phải được giao trách nhiệm cụ thể và phải chịu trách nhiệm về pháp lý và vật chất với nhiệm vụ được giao; Những cán bộ quản lý cấp nào cũng được xác định quy mô và phạm vi quản lý của mình; trong dự án không có vấn đề nào không được và không có người quản lý;

•Nguyên tắc quyền hạn quyền hạn và trách nhiệm của cá nhân trong tổ chức phải đảm bảo;

•Nguyên tắc giám sát và lãnh đạo; giám sát thông qua kế hoạch và giám sát thông qua các báo cáo và sự kiểm soát của các bộ phận kiểm soát;

•Nguyên tắc kiểm soát. Kiểm soát mang tính thường xuyên để mỗi giai đoạn cụ thể của của từng dự án nêu trong kế hoạch dược đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và nội dụng.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Xí Nghiệp, qua quá trình nghiên cứu bộ máy quản lý của Xí nghiệp nói chung và bộ máy quản lý thực thi của xí nghiệp nói riêng, em nhận thức được công tác quản lý là một khoa học, là vấn đề tối quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp nói riêng và của Công ty nói chung.

Là đơn vị thành viên của Công ty Hà Thành, với ngành ngề kinh doanh chính là xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình thuỷ lợi, và kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất. Vì vậy công tác quản lý của Xí nghiệp mang tính đặc thù của ngành xây dựng. Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nhưng một mặt do Xí nghiệp là đơn vị mới thành lập, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, mặt khác do nguyên nhân chủ quan và khách quan đặc thù của ngành xây dựng nên công tác quản lý còn chưa hợp lý,còn gặp nhiều khó khăn vì vậy rất cần sự cố gắng của các thành viên trong Xí Nghiệp cũng như sự hỗ trợ của Công ty, của bộ quốc phòng và các cơ quan hữu quan.

Qua chuyên đề em đã phần nào phân tích được thực trạng công tác quản lý của Xí Nghiệp và một số biện pháp giúp Xí nghiệp hoàn thiện hơn trong công tác tổ chức quản lý của Xí nghiệp. tuy nhiên do thời gian, do thời gian và năng lực còn có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên chuyên đề của em còn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và ban lãnh đạo Xí Nghiệp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội ngày 30 tháng 04 năm 2006 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Thủy - Quản trị Dự Án Đầu Tư – NXB Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội 1995.

2. Nguyễn Trung Tín, Phạm Phương Hoa - Quản Lý Có Hiệu Quả Theo

Phương Pháp Deming – NXB Thống Kê – Hà Nội 1996.

3. Viện Sĩ- tiến Sỹ Nguyễn Văn Đáng - Quản Lý Dự Án Xây Dựng – NXB Tổng Hợp Đồng Nai 2005.

4. G.Hirsch, Đặng Hữu Đạo - Quản Lý Dự Án – NXB Giáo Dục 1994.

5. Võ Kim Sơn, Bùi Thế Vĩnh - Quản Lý Dự Án Đâu Tư – NXB Thống Kê 1996.

6. Barie, B.C Panlson, Đỗ Hữu Toản, Đỗ Hữu Thành – Quản Lý Công

Nghiệp Xây Dựng – NXB Khoa Học Kỹ Thuật 1996.

7. Tủ Sách Xây Dựng - Hướng Dẫn Lập Dự toán Quản Lý Chi Phí Xây

Dựng Công Trình – NXB Xây Dựng – Hà Nội 2003.

8. Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt nam Hiện Hành – Văn Bản Pháp

Luật Về Xây Dựng – NXB Chính Trị Quốc Gia – Hà Nội 1999.

9. Khoa Khoa H ọc Quản Lý - Hiệu Quả Và Quản Lý Dự Án Nhà Nước – TS. Mai Văn Bưu - NXB Khoa Học Kỹ Thuật - Hà nội 2001.

10. Khoa Khoa Học quản lý - Quản Lý Học Kinh Tế Quốc Dân tập 1 + Tập 2 – GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn, TS. Mai Văn Bưu – NXB Khoa Hoc Kỹ Thuật – Hà Nội 2001, 2002. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11. Khoa Khoa Học Quản Lý – Khoa Học quản Lý Tập 1 + Tập 2 – TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa Học Kỹ Thuật – Hà Nội 2002.

12. Tạp Chí Xây Dựng - Số 4/tháng 4/2005 - Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình – PGS.TS. Trần Trịnh Tường.

13. Tạp Chí Xây Dựng - Số 4/tháng 4/2005 - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư – TS. Bùi Sĩ Hiển.

14. Tạp Chí Xây dựng - Số 7/tháng 7/2005 – Tư vấn xây dựng với việc thực thi luật xây dựng – Phan Đình Đại.

Lời cam đoan

Em xin cam đoan trong bản báo cáo thực tập chuyên ngành của em không sao chép từ bất cứ luận văn tốt nghiệp nào. Nếu lời cam đoan trên là không đúng sự thật em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên Lê Việt Dũng

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG...2

I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG...2

1. Khái niệm dự án xây dựng:...2

2. Quản lý dự án xây dựng tại doanh nghiệp xây dựng...2

2.1. Khái quát quản lý dự án xây dựng...2

2.2. Nhiệm vụ trong quản lý dự án xây dựng...2

2.3. Các giai đoạn trong dự án xây dựng...4

2.4. Các đối tượng quản lý xây dựng...6

II. TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG...7

1. Khái niệm quản lý thực thi dự án xây dựng...7

2. Tổ chức bộ máy quản lý thực thi dự án xây dựng...8

3. Lập kế hoạch và quản lý tiến độ thi công xây dựng...10

3.1. Lập kế hoạch xây dựng...10

3.2. Quản lý tiến độ thi công công trình...10

4. Quản lý chất lượng và sự cố công trình trong qúa trình thi công...13

4.1. Quản lý chất lượng công trình...13

4.2. Xử lý sự cố và tranh chấp chất lượng công trình trong xây dựng...17

5. Quản lý chi phí trong quá trình thực thi dự án...19

5.1. Chi phí xây lắp:...19 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2. Chi phí thiết bị:...20

5.3. Chi phí khác:...20

5.4. Chi phí dự phòng...21

6. Kiểm tra, kiểm soát hoạt động của dự án...21

6.1. Đánh giá mức độ hoàn thành công việc...21

6.2. So sánh thực hiện với kế hoạch hay theo tiêu chuẩn...21

6.3. Đưa ra các quyết định quản lý để khắc phục những sai lệch của kế hoạch. ...21

CHƯƠNG II 23 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH...23

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH...23

1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển...23

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành...23

1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí Nghiệp...24

1.3. Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành...24

2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp...25

3. Định hướng trong thời gian tới...26

3.1. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005...26

3.2. Định hướng trong thời gian tới...28

4. Các nhân tố tác động đến quản lý thực thi dự án tại xí nghiệp...30

4.1. Đặc điểm về nguồn vốn...30

4.3. Đặc điểm máy móc thiết bị của Xí nghiệp...31

4.4. Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản...31

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH...32

1. Tình hình thực hiện dự án tại xí nghiệp...32

2. Thực trạng quản lý thực thi dự án xây dựng tại xí nghiệp...33

2.1. Mô hình tổ chức quản lý thực thi dự án tại xí nghiệp...33

2.2. Công tác lập kế hoạch và quản lý tiến độ thi công tại xí nghiệp...34

2.3. Quản lý chất lượng và sử lý sự cố công trình trong quá trình thi công...38

2.4. Quản lý chi phí trong quá trình thi công...40

2.5. Công tác kiểm tra, kiểm soát quá trình thi công công trình ở Xí Nghiệp. 43 2.6. Đánh giá quản lý thực thi dự án tại Xí nghiệp...45

CHƯƠNG 3 50 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH...50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH...50

1. Công tác tổ chức bộ máy quản lý thực thi dự án tại Xí Nghiệp...50

2. Về tổ chức quản lý SXKD...51

3. Về công tác Kế toán tài chính:...51

4. Công tác đảm bảo kỹ thuật:...51

II. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THỰC THI DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI XÍ NGHIỆP 4 – CÔNG TY HÀ THÀNH...52

1. Một số biện pháp...52

1.1. Tập trung vào kết quả quản lý thực thi dự án...52

1.2. Phân tích kế hoạch...52

1.3. Lập kế hoạch một cách sáng tạo...52

1.4. Đổi mới tổ chức dự án...53

1.5. Điều phối dự án bằng công cụ sơ đồ ngang và sơ đồ mạng...53

1.6. Kiểm soát dự án bằng báo cáo...54

2. Một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý khi quản lý thực thi dự án...54

KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...58 MỤC LỤC 61

Ngày….Tháng….Năm 2006 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ngày…. Tháng…. Năm 2006 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

CÔNG TY HÀ THÀNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Xí nghiệp 4 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬN XÉT KẾT QUẢ THỰC TẬP

Xí nghiệp 4 – Công ty Hà Thành xác nhận: Sinh viên: Lê Việt Dũng

Lớp : Quản Lý Kinh Tế 44b

Khoa : Khoa Học Quản Lý - Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội. Đã thực tập tại Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành từ ngày 09/01/2006 đến ngày 30/04/2006. Trong thời gian thực tập tại Xí Nghiệp, chúng tôi có những nhận xét sau: ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Xí nghiệp 4 GIÁM ĐỐC LƯU QUANG HÙNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện quản lý thực thi dự án tại Xí Nghiệp 4 – Công ty Hà Thành (Trang 54 - 65)