PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ Ở CÔNG TY VIỄN

Một phần của tài liệu Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty Viễn thông Quốc tế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 52 - 57)

THÔNG QUỐC TẾ.

Để đáp ứng những yêu cầu mới của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế công ty viễn thông quốc tế nhất thiết phải đổi mới tổ chức, quản lý hoạt động của mình cho phù hợp điều kiện đó.

Định hướng trước hết là chuyển cơ chế, thay đổi tổ chức để thành lập tập đoàn Bưu chính viễn thông mà trong đó, Công ty Viễn thông quốc tế là một đơn vị thành viên chủ đạo có quy mô lớn do Nhà nước đầu tư 100% vốn.

Ngoài ra, phương hướng quan trọng trong đổi mới của Công ty là sự hội nhập vào môi trường kinh tế thế giới một cách vững vàng, nhận rõ những thách thức và cơ hội để phát huy những điểm mạnh của mình, hạn chế những yếu kém và vượt qua nó.

Trong quá trình hội nhập, để đổi mới có hiệu quả thì việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh cũng như trong quản lý là ưư tiên hàng đầu; cùng với các nội dung khác đó là việc bồi dưỡng cán bộ, đội ngũ lao động có trình độ quản lý và chuyên môn cao để sử dụng và khai thác có hiệu quả các hệ thống, mạng lưới và trang thiết bị viễn thông.

1. Đảm bảo Công ty Viễn thông Quốc tế là đơn vị đầu tàu trong lĩnh vựcViễn thông Quốc tế. Viễn thông Quốc tế.

Hiện nay, ngoài Công ty Viễn thông Quốc tế cung cấp các dịch vụ Viễn thông Quốc tế còn có hai doanh nghiệp khácđược nhà nước cấp giấy phép hoạt động là Công ty viễn thông quân đội (Viettel) và Công tyĐiện tử Viễn thông Hàng hải (Vishipel); có 6 Doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc té sử dụng qiao thức Internet (IP). Tuy nhiên, Công ty Viễn thông Quốc tế là Doanh nghiệp có thị phần thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp có ưu thế về nhiều mặt.

Mặt khác, với tư cách quản lý hệ thống mạng lưới thuộc kết cấu hạ tầng cho nên vừa phải kinh doanh vừa phải cung cấp phương tiện truyền thông chủ

yếu (truyền dẫn quốc tế) để các Doanh nghiệp mới kinh doanh và phục vụ chung cho toàn xã hội.

Công ty Viễn thông Quốc tế luôn tạo điều kiện để các Doanh nghiệp đi sau và mới thành lập được sử dụng kết cấu hạ tầng chung để phát triển kinh doanh với mục tiêu cùng phát triển đem lại lợi ích cho khách hàng và cho xã hội.

Trong tình thế cạnh tranh ngày càng quyết liệt sôi động, Công ty Viễn thông Quốc tế vẫn xác định vai trò chủ đạo của mình ở lĩnh vực then chốt của ngành viễn thông do là Doanh nghiệp Nhà nước được cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, chiếm đa số thị phần dịch vụ viễn thông quốc tế đã tồn tại và đứng vững trên thị trường nhiều năm.

Ở một số Quốc gia phát triển, trong số các Doanh nghiệp kinh doanh Viễn thông Quốc tế cũng đều tồn tại một Công ty Viễn thông truyền thống có vị trí chủ đạo đóng vai trò giữ ổn định cho sự phát triển của lĩnh vực (trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật). Trong khi đó, cùng tồn tại nhiều Doanh nghiệp khác để tạo động lực phát triển theo quy luật cạnh tranh của thị trường.

Trên thực tế hiện nay Công ty Viễn thông Quốc tế cũng là nhà khai thác kênh truyền dẫn quốc tế lớn nhất với trên 5000 kênh (đơn vị quy ước) và đảm bảo cung cấp cho tất cả các Doanh nghiệp khác cùng sử dụng cơ sở kỹ thuật để kinh doanh dịch vụ Viễn thông Quốc tế, truy cập Internet, trong khi đó chỉ có một Doanh nghiệp mới là Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) là đảm bảo tự cung cấp kênh khai thác dịch vụ Viễn thông Quốc tế.

Bảng so sánh lưu lượng dịch vụ thoại quốc tế (IDD + VoIP) chiều về (đây là các dịch vụ chính trong Viễn thông Quốc tế) của các doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2005:

Doanh nghiệp Tổng lưu lượng

(Triệu phút) Thị phần

Lưu lượng VoIP (Triệu phút) VNPT/VTI 327.37 34.57% 181.04 Viettel 202.39 21.37% 150.82 SPT 118.69 12.53% 118.69 EVN Telecom 178.65 18.86% 126.67 Vishiel 72.89 7.70% 72.89 Hanoi telecom 47.06 4.97% 47.06 Tổng lưu lượng 947.05 100% 697.17

Nguồn:Báo cáo tổng kết công tác năm 2005.13

2. Chấp nhận cạnh tranh,mở rộng thị phần để Công ty đứng vững và hộinhập kinh tế Quốc tế . nhập kinh tế Quốc tế .

Cạnh tranh là động lực cơ bản nhất để phát triển trong cơ chế thị trường. Mặc dù Công ty là doanh nghiệp 100% vốn sở hữu của Nhà nước, Công ty cũng đã và đang đối mặt với những thách thức của cạnh tranh khốc liệt với những Doanh nghiệp mới. Chính phủ dành một số ưu đãi hơn để các Doanh nghiệp mới có điều kiện phát triển nhằm phát triển những yếu tố tích cực của thị trường. Theo quy định của Bộ Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin, các Doanh nghiệp thống lĩnh thị trường (như Công ty Viễn thông Quốc tế trong thị trường dịch vụ Viễn thông Quốc tế) không được giảm giá dịch vụ dưới giá sàn do bộ quy định, trong khi đó các Doanh nghiệp khác được phép thay đổi giá rất linh hoạt và chia sẻ thị phần theo hướng tăng dần. Thị phần các dịch vụ Viễn thông Quốc tế của Công ty Viễn thông Quốc tế đang giảm dần về tỷ lệ.

Công ty còn đối mặt với những trì trệ do sự tồn tại trong cơ chế độc quyền quá lâu. Giá cả độc quyền không còn được duy trì là một thách thức lớn.

Giá cước Viễn thông Quốc tế đã được giảm liên tục, tuy nhiên cuộc chiến “giảm giá” nếu thiếu tỉnh táo sẽ dẫn các Doanh nghiệp đến chỗ không 13 báo cáo tổng kết công tác năm 2005, phòng kế hoạch, Công ty Viễn thông quốc tê, tháng 1/2005, tr. 60

đủ khả năng để tiếp tục phục vụ khách hàng được. Sự cạnh tranh giờ đây không chỉ chuyển từ lượng sang chất mà quyết định sự thành bại còn ở những nhân tố như tính chuyên nghiệp, tính nhậy bén, sự tinh xảo, tinh tế và một thái độ kinh doanh đầy tính nhân văn.

Các Doanh nghiệp cùng đưa ra nhiều dịch vụ đa dạng nhằm thu hút các đối tác, với mức cước hợp lý và hấp dẫn đối với người sử dụng. Nên điều quan trọng ở đây chính là sự phục vụ tận tình chu đáo đối với khách hàng nâng cao chất lượng phục vụ của các dịch vụ mà Công ty đang khai thác và mở rroongj các dịch vụ mới. Do đặc thù của Công ty là Doanh nghiệp Nhà nước nên cần mở rộng thị trường đến các vùng xa xôi, biên giới và hải đảo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3. Đảm bảo độc lập chủ quyền quốc gia, an ninh về thông tin.

Vấn đề an ninh nói chung, an ninh kinh tế và an ninh thông tin nói riêng luôn là vấn đề quan trọng và nhạy cảm đối với mỗi Quốc gia. Như chúng ta đã biết thì thông tin luôn được coi là huyết mạch của mỗi quốc gia, việc đảm bảo giữ bí mật thông tin luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó mà việc đảm bảo tính độc lập và an toàn trong thông tin liên lạc ở Công ty Viễn thông Quốc tế là một trong những mục tiêu của Công ty. Nhất là đối với Nước ta, một quốc gia đang làm hết sức mình để chủ động tham gia hội nhập kinh tế thế giới. Trong tiến trình hội nhập, ngành viễn thông cũng cần có những bước đi nhất định để mở của thị trường tuân thủ theo các quy định khi tham gia thị trường viễn thông quốc tế.

Mặt khác, Công ty Viễn thông Quốc tế do các đặc tính vốn có của mình như:

Công ty Viễn thông Quốc tế là Doanh nghiệp Nhà nước có 100% vốn của nhà nước, kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật được sự đầu tư lớn của nhà nước tài sản dùng chung cho các Doanh nghiệp khác do các Doanh nghiệp khác mới được thành lập cơ sở hạ tầng chưa có điều kiện xây dựng ngay cho mình hệ thống cơ sở hiện đại như vậy.

Công ty Viễn thông Quốc tế vừa là công cụ phục vụ cho sự điều hành của Nhà nước vừa chịu sự can thiệp của Nhà nước để khắc phục những ảnh hưởng không mong muốn của thị trường, nghĩa là chịu sự quản lý của Nhà nước. Vừa phải hạch toán kinh doanh để tự nuôi mình.

Chính những đặc tính trên mà Công ty Viễn thông Quốc tế khi ra nhập kinh tế thế giới nó sẽ là đầu tàu trong lĩnh vực thông tin viễn thông quốc tế. Điếu này cho thấy Công ty cần phải đảm bảo tính độc lập tự chủ trong kinh doanh các dịch vụ tạo sự tin tưởng đối với các Doanh nghiệp trong nước mới tham gia vào thị trường thông tin đầy thách thức và cũng không ít cơ hội. Công ty còn phục vụ cho lợi ích xã hội do đó sự đảm bảo an toàn về thông tin là rất cần thiết.

4. Phát triển nhân tố con người, chất lượng nguồn nhân lực ở Công tyViễn thông Quốc tế. Viễn thông Quốc tế.

Hiệu quả hoạt động của mỗi Doanh nghiệp ngoài yếu tố kỹ thuật còn phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của cán bộ nhân viên trong toàn doanh nghiệp, và Công ty Viễn thông Quốc tế cũng không phải là ngoại lệ. Với xu hướng xây dựng bộ máy uyển chuyển, linh hoạt, gọn nhẹ đòi hỏi con người phải được đáo tạo và phát triển toàn diện.

Yếu tố con người có tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của nền kinh tế tri thức nói chung và ngành Viễn thông, Công nghệ Thông tin nói riêng. Một trong những đặc điểm của viễn thông quốc tế là áp dụng trình độ khoa học công nghệ cao, những người quản lý những chuyên gia kỹ thuật làm trong lĩnh vực Viễn thông Quốc tế cần phải có trình độ cao mới đáp ứng được. Yêu cầu đó không thể đáp ứng ngay được một sớm, một chiều mà phải được chú trọng sớm, phát triển liên tục và có định hướng.

Bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty Viễn thông Quốc tế với công cụ trang thiết bị hiện đại, nên nó đòi hỏi số lượng người không nhiều mà cần có trình độ chuyên môn, quản lý và trách nhiệm phối hợp ngày càng cao.

Xu hướng của phương pháp quản lý trong thế kỷ 21 cho thấy rằng để phát triển bền vững cho kinh tế của quốc gia nói chung và của Doanh nghiệp nói riêng thì sự biến đổi thể thức lãnh đạo là cần thiết.

Một phần của tài liệu Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty Viễn thông Quốc tế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 52 - 57)