Lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ quản lý và sản

Một phần của tài liệu Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty Viễn thông Quốc tế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 38 - 41)

III. THỰC TRẠNG CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VIỄN

3. Lực lượng lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ quản lý và sản

quản lý và sản xuất.

Lực lượng lao động: Hiện nay Công ty có khoảng hơn 1400 nhân viên làm việc cho Công ty. Trong đó, trình độ đại học chiếm 74.1%, đa số biết một ngoại ngữ ở mức trung bình và bằng C trở lên có tỷ lệ 30%. Cán bộ công nhân viên còn khá trẻ tuổi trung bình của Công ty là 43.4. tỷ lệ lao động có sự gắn bó lâu dài với công ty giúp cho công ty có sự ổn định trong nhân sự tạo

tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Công ty trong những năm qua. Tuy vậy cũng phải nhận thấy rằng, lực lượng lao động phụ trợ chiếm tỷ lệ cao, khoảng 5 lao động thì có 1 lao động phụ trợ (Tỷ lệ lao động phụ trợ chiếm 21.3%). Đây là một thách thức lớn đối với Công ty trong giai đoạn thị trường Viễn thông Quốc tế cạnh tranh mạnh.Tỷ lệ lao động phụ trợ cao là tồn tại có tính lịch sử mà Công ty Viễn thông quốc tế cũng như ngành Bưu chính - Viễn thông nói chung cần phải giải quyết trong một thời gian nhất định.

Mạng lưới Viễn thông Quốc tế: Được xây dựng và phát triển từ những năm 80, gồm các hệ thống quan trọng như:

Hệ thống thông tin vệ tinh: Hệ thống được xây dựng từ những năm 1980, qua hệ thống này mạng viễn thông quốc tế Việt Nam được kết nối với các nước trên thế giới. Đến nay, hệ thống đã phát triển đến 6 trạm mặt đất và làm việc với 2 hệ thống Intersputnic (trụ sở tại Nga) và Intelsat (trụ sở tại Mỹ).

Hệ thống cáp quang: Hiện VTI là thành viên và trực tiếp quản lý 2 trạm cập bờ của 2 hệ thống cáp quang biển quốc tế là TVH và SMW-3.Hệ thống TVH với dung lượng mỗi hướng 560Mb/s được đưa vào khai thác tháng 11 năm 1995 kết nối 3 nước Thái Lan, Việt Nam và Hồng Công.Tại Việt Nam hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Vũng Tàu.Hệ thống SMW-3 dung lượng 80Gb/s được đưa vào khai thác tháng 9 năm 1999 kết nối Việt Nam với gần 40 nước Á – Âu. Hệ thống cập bờ tại Đài cáp quang biển quốc tế Đà Nẵng.Hai hệ thống cáp biển trên là huyết mạch chính kết nối mạng viễn thông của Việt Nam ra thế giới, cung cấp các dịch vụ thoại, fax, truyền số liệu và phần lớn dung lượng Internet của Việt Nam.Bên cạnh các tuyến cáp quang biển, VTI đã đầu tư trực tiếp xây dựng 2 tuyến cáp quang đất liền là CSC (Dung lượng 2,5Gb/s kết nối Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và Singapore) và Việt Nam – Campuchia (Dung lượng 155Mb/s).Ngoài các tuyến cáp quang biển và đất liền có điểm kết cuối tại Việt Nam, VTI còn đầu tư xây dựng và mua dung lượng trên khoảng 15 hệ

thống cáp biển quốc tế khác như APC, APCN, China-US, MT, PRW, RJK, SMW2, TPC-5, TAT-12, TAT-13 ... để làm cầu nối cho mạng viễn thông quốc tế của Việt Nam đi khắp thế giới.

Mạng VSAT: Công ty VTI bắt đầu triển khai dịch vụ VSAT từ năm 1996 với việc đưa vào khai thác mạng VSAT DAMA (đa truy nhập phân bổ băng tần theo yêu cầu) để cung cấp các dịch vụ thoại, fax và truyền số liệu tốc độ thấp. Ngoài mạng VSAT DAMA, VTI còn cung cấp dịch vụ thuê kênh riêng qua VSAT để đáp ứng những nhu cầu cao hơn về tốc độ truy nhập và chất lượng dịch vụ. Cuối năm 2005 VTI đã đưa vào khai thác mạng VSAT băng rộng dựa trên nên giao thức IP. Mạng VSAT IP áp dụng những công nghệ mới nhất, tích hợp đa dịch vụ trên một mạng, một thiết bị đầu cuối nhỏ gọn, tốc độ truy nhập cao, nguồn tiêu thụ ít... đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng về thông tin liên lạc điện thoại, truy nhập Internet tốc độ cao, kết nối mạng nội bộ, mạng riêng ảo, đào tạo từ xa ... Đây chính là những tính năng mới mà các mạng VSAT cũ không có được.

Mạng kênh thuê riêng quốc tế: Mạng kênh thuê riêng quốc tế sử dụng công nghệ tiên tiến, gồm 2 nút mạng chính đặt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh và nhiều nút mạng đặt tại các Bưu Điện tỉnh, thành phố khác như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Hiện VTI đang cung cấp kênh thuê riêng từ tốc độ 9.6 Kb/s lên tới 155 Mb/s cho nhiều doanh nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ khác để sử dụng cho các dịch vụ như điện thoại, truyền số liệu (X.25, Frame Relay, IP, VPN), Internet ...Mạng kênh thuê riêng đang được nâng cấp với các nút mạng mới sử dụng công nghệ hiện đại nhất, có khả năng mở rộng để cung cấp đa dịch vụ tốc độ cao. Các nút mạng mới sẽ được lắp đặt tại hai trung tâm lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh cùng với các nút mạng đang đặt tại các Khu công nghiệp lớn cũng như các thiết bị kết cuối mạng đều có khả năng quản lý tập trung từ xa, qua đó hỗ trợ Công ty VTI đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chất lượng dịch vụ khách hàng.

Hệ thống tổng đài cổng quốc tế: Công ty sử dụng 3 tổng đài quốc tế tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Năm 2005 các tổng đài được nâng cấp với thế hệ mới hơn thuộc loại hiện đại nhất hiện nay.11

Một phần của tài liệu Đổi mới bộ máy tổ chức quản lý ở Công ty Viễn thông Quốc tế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam (Trang 38 - 41)