Thực trạng kinh tế hợp tác xã

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2010-2011 (Trang 37 - 42)

II. Thực trạng tăng trưởng kinh tế quận Đống Đa

2.1.2.Thực trạng kinh tế hợp tác xã

1. Các chỉ tiêu tăng trưởng đạt được từ năm 2000 đến nay

2.1.2.Thực trạng kinh tế hợp tác xã

Tổng số HTX trên địa bàn quận Đống Đa tính đến ngày 31/05/2004 là 75 HTX .Trong đó:

- HTX TTCN: 52 HTX ( 03 HTX thành lập mới + 30 HTX chuyển đổi + 19 chưa chuyển đổi)

- HTX nông nghiệp: 09 HTX ( chưa chuyển đổi)

- HTX vận tải: 04 HTX ( 03 thành lập mới + 01 chuyển đổi) - HTX thương mại: 05 HTX ( chuyển đổi)

- HTX khác: 01 HTX ( chuyển đổi)

Trong thời kỳ 2001- 2004, nhiều HTX tỏ ra sa sút, tốc độ tăng trưởng và giá trị tổng sản lượng bình quân liên tục giảm. Tổng số HTX trên địa bàn quận Đống Đa là 75 HTX. Trong đó:

Bảng số 2: Tình hình hoạt động của loại hình HTX giai đoạn 2001-2004 Loại hình HTX Thành lập mới Chưa chuyển đổi Đã chuyển đổi

HTX TTCN 03 19 30 HTX nông nghiệp - 09 - HTX vận tải 1 - 3 HTX xây dựng - - 4 HTX thương mại - - 5 HTX khác - - 1

Nguồn: Dữ liệu thống kê kinh tế Quận Đống Đa a. Đối với HTX đã chuyển đổi:

Quận Đống Đa là một quận đô thị hoá nhanh với mật độ dân cư đông tạo nên nhiều lợi thế về thị trường tiêu thụ. Để khai thác các tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn một số HTX đã huy động được vốn, đầu tư sửa chữa cải tạo nhà xưởng, đổi mới công nghệ trang thiết bị, củng cố đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới thích ứng với cơ chế thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đời sống xã viên càng ngày càng được nâng cao.

Nhiều HTX đã thu hút được xã viên có trình độ trẻ, có vốn vào HTX, đồng thời chăm lo đào tạo bồi dưỡng trình độ tay nghề cũng như trình độ quản lý cho cán bộ, xã viên bằng nhiều hình thức như: tự đào tạo, thông qua các lớp đào tạo do Liên minh HTX tổ chức. Mô hình HTX NN Láng Hạ là một điển hình đã chuyển đổi từ HTX NN sang mô hình HTX thương mại dịch vụ để đáp ứng với nhu cầu của thị trường.

Một số HTX đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, huy động vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch vụ như HTX Điện Biên, HTX Láng Hạ, HTX Nam Hồng, HTX Minh Hồng, HTX mua bán Nam

Đồng… Một số HTX chủ động liên doanh liên kết với thành phần kinh tế khác như: HTX công nghiệp Tháng Mười đẩy mạnh liên kết lắp rắp xe máy với công ty quan hệ đầu tư quốc tế… Riêng việc liên doanh, liên kết giữa các HTX trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động chưa được các HTX chú trọng.

+ Tổng doanh thu: 62.865 triệu đồng

- Thương mại, dịch vụ: 7.020 triệu đồng - Xấy dựng: 1.784 triệu đồng

- Vận tải: 2.833 triệu đồng - TTCN: 51.228 triệu đồng + Thuế: 2.442 triệu đồng

+ Lương bình quân/xã viên: 500-600 ngàn đồng/ tháng

Mô hình HTX mới xuất hiện là HTX thương mại Láng Hạ ( KD dịch vụ chợ, trông giữ xe ôtô…) có xu thế phát triển mạnh, đầu tư mở rộng kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp; HTX CN Con Quay ( sản xuất hàng thổ cẩm); HTX thương mại Nam Đồng ( trồng trọt, chăn nuôi, thả cả…); HTX cơ khí may ( lắp ráp đầu loa VCD…); HTX CN Nam Hồng ( sản xuất ruột nồi cơm điện…); HTX CN Minh Hồng ( đầu tư sản xuất tấm lợp…). Các HTX đã tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất ra những sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả, thành tựu đã đạt được, hoạt động của các HTX trên địa bàn quận những năm qua vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục như: vấn đề tài chính chưa được giải quyết triệt để, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, tổ chức quản lý yếu, cơ sở vật chất nghèo nàn, dây chuyền sản xuất lạc hậu, thu nhập còn thấp so với bình quân xã hội, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, một số HTX không tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ xây dựng nhà, kiốt để cho thuê lấy thu nhập và tồn tại.

b. Đối với HTX mới thành lập

Các HTX mới thành lập có quy mô vừa và nhỏ kể cả về vốn và số lượng xã viên, đội ngũ quản lý gọn, nhẹ, trẻ kết quả hoạt động sản xuất chưa cao.

c. Đối với HTX chưa chuyển đổi, giải thể:

Trên địa bàn quận hiện còn 28 HTX chưa chuyển đổi, giải thể trong đó có 19 HTX phi nông nghệp, 09 HTX nông nghiệp.

Các HTX phi nông nghiệp chưa chuyển đổi, giải thể do không còn cơ sở vật chất, không còn vốn, quỹ, xã viên quá già yếu. Một số HTX chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa.

2.2.Thực trạng tăng trưởng kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp của tư nhân trên địa bàn quận trong những năm qua được khuyến khích phát triển và ngày càng được tạo thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Theo số liệu điều tra của thống kê đến ngày 31/12/2003 có 2172 doanh nghiệp, trong đó: 1876 công ty TNHH, 137 công ty cổ phần, 159 DN tư nhân.

- Số công ty TNHH: trên địa bàn Quận là 2.240 công ty với tổng số lao động tham gia sản xuất kinh doanh là 27.878 lao động. Năm 2004 giá trị sản xuất của khu vực doanh nghiệp này ước đạt 489.869 triệu đồng, tăng 0.2% so với năm 2003 với giá trị tăng là 1.209 triệu đồng. Kết quả này là do công ty TNHH ATA chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần, đồng thời một số công ty ở loại hình này hoạt động ổn định và có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng cao.

- Công ty cổ phần: Số công ty cổ phần là 260 công ty với tổng số lao động là 7.210 người, kinh doanh trên tổng nguồn vốn là 12.487 tỷ đồng.

Năm 2004 ước đạt 174.245 triệu, tăng 4.2 lần so với năm 2003 với tổng giá trị tăng tuyệt đối là 132.650 triệu đồng. Kết quả khả quan này chính là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty đi vào ổn định và hiệu quả.

- Doanh nghiệp tư nhân: Tính đến thời điểm năm 2004, tổng số DN tư nhân trên địa bàn quận là 125 doanh nghiệp với số lao động tham gia là 1.175 người và mức vốn sản xuất là 145 tỷ đồng. Năm 2004, giá trị sản xuất ước đạt là 39.225 triệu đồng, tăng 8.5% so với năm trước với giá trị gia tăng là 3.085 triệu đồng. Nguyên nhân là do một số Doanh nghiệp tư nhân mới hoạt động ở một số lĩnh vực như sản xuất giấy bìa, in ấn, phụ tùng xe đạp, xe máy.

Các doanh nghiệp của tư nhân tăng nhanh về số lượng đơn vị, vốn kinh doanh và lao động, hoạt động trên nhiều lĩnh vực ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đặc biệt số lượng doanh nghiệp của tư nhân tăng rất nhanh sau khi thực hiện theo luật doanh nghiệp. Quy mô của các doanh nghiệp thường là vừa và nhỏ, với bộ máy quản lý gọn, nhẹ hiệu quả và linh hoạt. đây là thành phần kinh tế rất năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế của quận, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm đều tăng cụ thể năm 2002 tăng 17.6%, năm 2003 tăng 17.9% và tính đến 6 tháng đầu năm 2004 tăng 18.6% so với cùng kỳ năm 2003. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh các thành tựu đạt được vẫn còn tồn tại các hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục như:

- Thành phần kinh tế tư nhân trên địa bàn quận chủ yếu có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu. Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, vốn, còn một số đơn vị chưa thực hiện tốt những quy định của pháp luật đối với người

lao động, vi phạm các quy định của pháp luật: trốn thuế, kinh doanh trái phép.

- Các doanh nghiệp hoạt động còn manh mún, chạy theo lợi nhuận trước mắt, ngại hợp tác và liên kết, chưa coi trọng những lợi thế do chuyên môn hoá mang lại để trở thành các đối thủ mạnh thực hiện các thương vụ kinh doanh lớn, hiệu quả cao, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Quận Đống Đa giai đoạn 2010-2011 (Trang 37 - 42)