Về công tác thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á, chi nhánh 57A Phan Chu Trinh-Hà Nội” pdf (Trang 83 - 84)

Thông tin tín dụng có vai trò rất to lớn đối với hoạt động của ngân hàng, thông tin có tác dụng ngăn ngữa và hạn chế rủi ro tín dụng, rủi ro do lựa chọn đối nghịch do thiếu thông tin hay thông tin không cân xứng. Mặt khác thông tin còn tạo cơ sở giúp ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng và quản lí rủi ro trong từng thời kì đối với từng nhóm đối tượng khách hàng. Chính vì vậy ngân hàng phải chú trọng trong công tác xây dựng một cơ sở thu thạp, truyền tải và xử lí thông tin thật hiệu quả.

Tuy nhiên thông tin tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu: Kịp thời, hợp lí, nhất quán, bảo mật và được sử dụng đúng mục đích.

Trong hoạt động quản lý thông tin tín dụng ngân hàng cần phải:

- Đối với cán bộ tín dụng:

+ Tiếp xúc với khách hàng và các kênh thông tin khác để thu thập đầy đủ các thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng của mình về thẩm định, phân tích, đánh giá rủi ro và quản lí tín dụng

+ Định kì thu thập, cập nhật thông tin kịp thời về khách hàng và môi trường kinh doanh.

+ Cùng với lãnh đạo kiểm tra, bảo đảm tính hợp lí của các thông tin thu thập được và cung cấp cho các đơn vị có nhu cầu khác.

- Các nguồn thu thập thông tin tín dụng:

+ Từ khách hàng có quan hệ với ngân hàng thông qua: Hồ sơ tín dụng; phỏng vấn trực tiếp nhằm xác minh và bổ sung thông tin về khách hàng; các báo cáo định kì về tình hình kinh doanh, tài chính, quản lí của khách hàng; qua kết quả thăm dò thực địa và kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng; qua lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng.

+ Từ các phòng ban có liên quan trong nội bộ ngân hàng như phòng kể toán, phòng thanh toán...

+ Từ cơ quan quản lý của khách hàng là doanh nghiệp.

+ Thông qua cơ quan thống kê, tài chính, hiệp hội ngân hàng và các cơ quan thông tin khác.

+ Thông qua cơ quan bảo vệ pháp luật, công an, toà án, viện kiểm sát...

+ Qua trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng nhà nước

+ Qua các tổ chức tín dụng khác

+ Ngoài ra ngân hàng còn có thể thu thập thông tin tín dụng từ: Đối thủ cạnh tranh của khách hàng, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng và qua đối tác của khách hàng vay.

- Sau khi thu thập thông tin tín dụng từ các nguồn trên ngân hàng phải tiến hàng xác minh lại các thông tin tín dụng để dảm bảo tính phù hợp và chính xác thông qua:

+ Thẩm quyền công bố và xác nhận thông tin

+ Phỏng vấn người có thẩm quyền

+ Đối chiếu thông tin từ các nguồn khác nhau. + Thăm dò, kiểm tra thực tế...

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á, chi nhánh 57A Phan Chu Trinh-Hà Nội” pdf (Trang 83 - 84)