Hoạt động nguồn vốn

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á, chi nhánh 57A Phan Chu Trinh-Hà Nội” pdf (Trang 30 - 39)

Đối với ngân hàng TMCP Bắc á, hoạt động nguồn vốn được xem như là khâu mở đường, tạo điều kiện cho các hoạt động của ngân hàng một nền tảng vững chắc. Do vậy, trong những năm qua ngân hàng luôn chú trọng vào công tác huy động vốn từ nền kinh tế thông qua việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn và lãi suất có tính hấp dẫn cao. Chính vì vậy lượng vốn nhàn rỗi huy động từ nền kinh tế luôn đầy đủ đáp ứng một cách kịp thời đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tránh được tình trạng căng thẳng do thiếu vốn, cũng như không để vốn của ngân hàng bị đóng băng gây thiệt hại không đáng có.

Chúng ta có thể thấy kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc á trong những năm gần đây qua bảng 2.1.

Ta thấy nguồn vốn của Ngân hàng đã tăng rất nhanh qua hàng năm với tốc độ khá tốt:

Năm 2002: Tổng vốn huy động đạt 1.435.470 triệu đồng, tăng 69,5% so với năm 2001.

Năm 2003: Đạt 1.737.885 triệu đồng, tăng 21,1% so vói năm 2002. Năm 2004: Đạt 2.434.390 triệu đồng, tăng 40,1% so với năm 2003. Bảng 2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng TMCP Bắc á

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

2002 2003 2004

Số tiền % Số tiền % +/- % Số tiền % +/- %

Vốn HĐ 1.435.470 100 1.737.885 100 21,1 2.434.390 100 40,1

TG TCKT 868.068 60,5 870.680 50,1 0,3 1.393.044 57,2 60,0 VNĐ 805.662 56,1 717.747 41,3 -10,9 1.158.138 47,6 61,4 Ngoại tệ 62.406 4,3 152.934 8,8 145,1 234.906 9,7 53,6 TG Dân cư 567.402 39,5 693.416 49,9 22,2 1.041.346 42,8 50,2 VNĐ 526.611 36,7 556.123 32 5,6 885.742 35,2 53,9 Ngoại tệ 40.791 2,8 137.293 7,9 236,6 185.604 7,6 35,2

Căn cứ theo thời gian

Không k.hạn

510.027 35,5 478.440 27,5 -6,2 860.671 35,3 79,9

Có kì hạn 925.443 64,5 1.259.445 72,5 36,1 1.573.719 64,7 25,0

3. Căn cứ theo loại tiền

VNĐ 1.332.273 92,8 1.273.870 73,3 -4,4 2.013.880 82,7 58,1 Ngoại tệ 103.197 7,2 290.227 16,7 181.2 420.510 17,3 44,9

( Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Bắc á)

Trong cơ cấu vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỉ trọng cao (năm 2002: 60,5%; năm 2003: 50,1% và năm 2004 : 57,2%)

Tiền gửi dân cư cũng tăng khá từ 567.402 triệu đồng năm 2002 đã tăng lên tới: 1.041.346 triệu đồng đến cuối năm 2004. Tuy nhiên, tỉ trọng tiền gửi của dân cư còn hạn chế (năm 2002: 39,5%; năm 2003: 49,9% và năm 2004 42,8%)

Trong phân tích tiền gửi huy động theo kì hạn cho thấy tiền gửi có kì hạn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động (năm 2002: 64,5%; năm 2003: 72,5% và năm 2004 : 64,7%). Đây ta nguồn vốn tương đối ổn định, giúp ngân hàng chủ động trong kế hoạch đầu tư tín dụng.

Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua, tuy rằng cơ cấu nguồn vốn huy động có sự biến động, nhưng không ảnh hưởng đến kết quả đầy khả quan của Ngân hàng. Đây là kết quả của sự cố gắng đối với toàn thể ngân hàng do ý thức được tầm quan trọng của vốn huy động, những chiến lược chính sách thu hút vốn hợp lý, tranh thủ mọi nguồn nhàn rỗi thông qua đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động vốn, đảm bảo tính

cạnh tranh cao. Ngân hàng TMCP Bắc Á đã không ngừng hiện đại hoá hệ thống thanh toán, cải tiến công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo niềm tin, uy tín trên thị trường. Các sản phẩm tài chính của Ngân hàng được cụ thể hoá và hướng tới từng đối tượng khách hàng khác nhau, đối với khách hàng là cá nhân, mục đích của họ là hưởng lãi và tính an toàn, còn đối với khách hàng doanh nghiệp thì nâng cao tiện ích thanh toán được đặt lên đầu. Đồng thời, Ngân hàng còn tổ chức những đợt trao thưởng, tặng quà nhằm thu hút khách hàng cùng với thái độ phục vụ tốt của nhân viên. Mặt khác, cũng phải nói đến trong thời gian qua nền kinh tế của nước ta tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng GDP trên 7%/năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. Với chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển thuận lợi, kèm theo nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức kinh tế và người dân ngày càng tăng nên đã làm tăng kết quả giao dịch qua ngân hàng.

2.2.2 Hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và trọng tâm mang lại chủ yếu đến 70%-80% trên tổng thu nhập của ngân hàng (tuy rằng ở hệ thống ngân hàng hiện đại, tỉ lệ này có thấp hơn các ngân hàng truyền thống) và mặt khác, hoạt động đó cũng mang lại những rủi ro chủ yếu cho ngân hàng. Chính vì vậy, mục tiêu chủ yếu của quản lý ngân hàng là lợi nhuận trên cơ sở phục vụ tốt các nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Việc không đáp ứng các đòi hỏi hợp pháp của khách hàng về tín dụng, sẽ dẫn đến thiệt hại trước mắt của kinh doanh và kết quả cuối cùng là vấn đề tồn tại của ngân hàng. Do đó, xét về khía cạnh nào đó, khách hàng vay vốn chính là những người quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Mặt khác, trong mối quan hệ qua lại với hoạt động huy động vốn, mức độ sinh lời và an toàn ở khâu cho vay sẽ quyết định đến việc tăng trưởng nguồn vốn huy động. Nếu một ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả, khả năng mở rộng tín dụng tốt với chất lượng cao, thì từ đó quyết định đến cơ cấu và quy mô huy động vốn của ngân hàng.

Ngược lại, mức độ huy động và cơ cấu nguồn vốn sẽ quyết định đến danh mục cho vay của một ngân hàng thương mại.

Do đó, từ tình hình thực tế cụ thể, nhiệm vụ và mục tiêu của mình, Ngân hàng TMCP Bắc Á trong những năm qua đã không ngừng mở rộng lĩnh vực, cơ cấu, phương thức cho vay thông qua việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính hấp dẫn, mang tính ưu đãi cao cho khách hàng, đặc biệt là khối khách hàng doanh nghiệp.

Năm 2002 tổng dư nợ đạt 1.105.113 triệu đồng tăng 510.667 triệu đồng so với năm 2001(85,9%)

Năm 2003 đạt 1.331.391 triệu đồng tăng 226.278 triệu đồng (20,5%) so với năm 2002

Năm 2004 đạt 1.726.789 triệu đồng tăng 395.398 triệu đồng (29,7% ) so vói năm 2003

Như vậy nhìn chung thấy tín dụng của ngân hàng trong 3 năm đều có xu hướng tăng lên cả về quy mô lẫn tốc độ. Tuy nhiên có một vấn đề là tốc độ tín dụng năm 2002 tăng quá nóng (85,9%) và cũng trong thời gian này tốc độ tăng của huy động vốn cũng tăng rất cao.

a. Đối với kết cấu tín dụng theo thời hạn:

Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng theo kết cấu kì hạn của ngân hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003- 2002 2004 So sánh 2004- 2003 Số tiền Số tiền CL Số tiền % Số tiền CL Số tiền % Tổng dư nợ 1.105.113 1.331.391 226.278 20,5 1.726.789 395.398 29,7

Theo cơ cấu thời hạn

CV ngắn hạn 621.074 774.870 153.796 24,8 1.048.113 273.243 35,3 Trung-dài hạn 484.039 556.521 72.482 15,0 678.676 122.155 21,9

(Nguồn: Phũng tớn dụng ngõn hàng TMCP Bắc Á)

Bảng 2.3: Kết cấu dư nợ tín dụng theo kì hạn của ngân hàng.

Năm

Chỉ tiêu

2002 2003 2004

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Tổng dư nợ 1.105.113 100% 1.331.391 100% 1.726.789 100%

Theo cơ cấu thời hạn

CV ngắn hạn 621.074 56,2% 774.870 58,2% 1.048.113 60,7% Trung-dài hạn 484.039 43,8% 556.521 41,8% 678.676 39,3%

(Nguồn: Phũng tớn dụng ngõn hàng TMCP Bắc Á) Đơn vị tính: Triệu đồng

Qua kết cấu tín dụng theo thời hạn cho chúng ta thấy đặc điểm cơ cấu nhu cầu của thị trường.

+ Đối với tín dụng ngắn hạn: Khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn nhắm đáp ứng thiếu hụt thanh khoản tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiêu dùng của khách hàng. Đối với những khoản tín dụng này thời hạn ngắn nên tính thanh khoản cao hơn tín dụng dài hạn tuy nhiên lại mang lại thu nhập ít và không ổn định:

Năm 2002 dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 621.074 tỉ đồng tăng 205.175 triệu đồng (+67,3%) so với năm 2001

Năm 2003 đạt 774.870 triệu đồng tăng +153.796 triệu đồng (24,8%) so với năm 2002.

Năm 2004 đạt 1.048.113 triệu đồng tăng +273.243 triệu đồng (35,5%) so với năm 2003.

Như vậy nhìn chung cho thấy đối với tín dụng ngắn hạn cũng có sự biến động, năm 2002 tốc độ tăng cao nhất và giảm ngay sau đó nhưng đến năm 2004 thì tốc độ lại được điều chỉnh lại cho phù hợp, bởi vì trong năm 2002 cùng với nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu vốn tăng ngày càng nhiều. Nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng này là quá cao dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, mặt khác dư nợ tín dụng cũng đã vượt quá mức cho phép để đảm bảo an toàn do vậy ngân hàng đã điều chỉnh lại cho phù hợp.

+Đối với tín dụng dài hạn: Tín dụng dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cơ bản có tính lâu dài. Đối với khoản tín dụng này do thời gian sử dụng và hoàn trả trong thơi gian khá lâu cho nên tính thanh khoản rất thấp, rủi ro mang lại do các biến động của thị trường và chính khách hàng là rất lớn. Chính vì vậy đối với các khoản tín dụng này cần có những ràng buộc chặth chẽ để đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Năm 2002 dư nợ tín dụng trung dài hạn đạt 484.039 triệu đồng tăng +261.122 triệu đồng (117,1%) so với năm 2001.

Năm 2003 đạt 556.521 triệu đồng tăng +72.482 triệu đồng (15,0%) so với năm 2002.

Năm 2004 đạt 678.676 triệu đồng tăng 122.155 triệu đồng (21,9%) so với năm 2003.

Tín dụng trung dài hạn cũng có sự biến động tương tự, tức là năm 2002 tốc độ tăng rất cao, năm 2003 thấp nhất và tăng vào năm 2004. Cũng xuất phát từ những lí do như trên tuy nhiên so với tín dụng ngắn hạn thì tín dụng trung dài hạn có tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Mặt khác xét về tỉ trọng thì tín dụng trung dài hạn có tỉ trọng thấp hơn và xu hướng giảm xuống: Năm 2002 đạt 43,8%, năm 2003 đạt 41,8% và đến năm 2004 tỉ trọng còn 39,3 % trên tổng dư nợ tín dụng của toàn năm. Nguyên nhân của tình trạng này là đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động dịch vụ là chủ yếu cho nên vòng quay vốn rất ngắn, nhu cầu vốn của họ chủ yếu là tài trợ cho các phương án ngắn hạn và thanh toán,việc cho vay theo hạn mức tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng khá phát triển. Mặt khác do nhu cầu đầu tư của thị

trường trong thời gian này có xu hướng chững lại và một lí do khác là do cơ cấu huy động vốn của ngân hàng trong năm 2004 giảm xuống so với năm trước.

b. Đối với kết cấu tín dụng theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.3: Tình hình tăng trưởng tín dụng theo thành phần kinh tế của ngân hàng

Năm Chỉ tiêu 2002 2003 So sánh 2003- 2002 2004 So sánh 2004- 2003 Số tiền Số tiền CL Số tiền % Số tiền CL Số tiền % Tổng dư nợ 1.105.1 13 1.331.391 226.278 20,5 1.726.789 395.398 29,7

Theo cơ cấu thành phần kinh tế

KT QD 215.497 286.648 71.151 33,0 317.582 30.934 10,8 KV ktế khác 889.616 1.044.743 155.127 17,4 1.409.207 364.464 34,9 (Nguồn: Phũng tớn dụng ngõn hàng TMCP Bắc Á) Đơn vị tính: Triệu đồng

Bảng 2.3: Kết cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng.

Năm

Chỉ tiêu

2002 2003 2004

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Tổng dư nợ 1.105.11 3

100% 1.331.391 100% 1.726.78 9

Theo cơ cấu thành phần kinh tế KT QD 215.497 19,5% 286.648 21,5% 317.582 18,4% KV ktế khác 889.616 80,5% 1.044.743 78,5% 1.409.207 81,6% (Nguồn: Phũng tớn dụng ngõn hàng TMCP Bắc Á) Đơn vị tính: Triệu đồng

Một xu hướng chung là ngân hàng thương mại ngày càng chú trọng vào mảng thì trường các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều hơn vì: Đối với các doanh nghiệp nhà nước tuy vốn lớn và hoạt động lâu đời nhưng hiệu quả mang lại không cao, tỉ lệ nợ quá hạn đối với loại hình doanh nghiệp này là rất lớn và một phần, trong tiến tình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thì số lượng doanh nghiệp quốc doanh ngày càng thu hẹp thay vào đó là sự mở rộng của các loại hình doanh nghiệp khác với quy mô ngày càng mở rộng, kinh doanh linh hoạt mang lại hiệu quả cao và tạo uy tín ngày càng tốt đối vói các ngân hàng thương mại. Ngoài ra do đây là một ngân hàng cổ phần tính chất và quy mô nguồn vốn không đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác. Tuy nhiên chúng ta thấy dư nợ tín dụng của ngân hàng trong cả hai khu vực đều tăng qua hai năm vừa qua cụ thể:

+ Khu vực kinh tế quốc doanh:

Năm 2002 tổng dư nợ tín dụng với các doanh nghiệp quốc doanh đạt 215.497 triệu đồng ( tỉ trọng 19,5% tổng dư nợ) tăng 112.064 triệu đồng (108,3%) so với năm 2001.

Năm 2003 đạt 286.648 triệu đồng ( chiếm tỉ trọng 21,53% trên tổng dư nợ tín dụng) tăng 71.151 triệu đồng ( 33,0%) so với năm 2002.

Năm 2004 đạt 317.582 triệu đồng ( chiếm tỉ trọng 18,39% ) tăng 30.934 triệu đồng (10,8%) so với năm 2003.

Như vậy tín dụng trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp quốc doanh tại ngân hàng TMCP Bắc á có biến động khá ổn định tuy nhiên vào năm 2004 thì tốc độ tăng và tỉ trong có xu hướng giảm đi nhiều vì cũng không ngoài xu thế chung đó là việc giảm

đần cả về tốc độ tăng trưởng và tỉ trọng trên tổng dư nợ tín dụng tại khu vực kinh tế này.

+ Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Với tính năng động và hiệu quả kinh tế ngày càng cao cho nên đây là đối tượng giao dịch chính của ngân hàng.

Năm 2002 tổng dư nợ tín dụng với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 889.616 triệu đồng ( chiếm tỉ trọng 80,5% trên tổng dư nợ tín dụng) tăng +398.603 triệu đồng (+81,1%) so với năm 2001.

Năm 2003 đạt 1.044.743 triệu đồng (chiếm tỉ trọng 78,47%) tăng +155.127 triệu đồng (+17,4%) so với năm 2002.

Năm 2004 đạt 1.409207 triệu đồng ( chiếm tỉ trọng 81,6%) tăng +364.464 triệu đồng (34,9%) so với năm 2003.

Đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngân hàng duy trì một tốc độ tăng trưởng rất cao vào năm 2002 nhưng ngay sau đó tỉ lệ này giảm xuống rất nhiều vào năm 2003. Đến năm 2004 được duy trì một tỉ lệ hợp lý. Bởi vì đây là một khu vực kinh tế khá năng động cho nên nhu cầu vốn tại ngân hàng có sự biến động rất nhạy cảm với nền kinh tế.

Như vậy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua có những kết quả rất khả quan với sự tăng lên khá cao về quy mô lẫn tốc độ tăng trưởng tuy rằng trong một số khoản mục biểu hiện quá nóng, sự biến động không đồng đều của một số khoản mục qua các năm. Nguyên nhân của tình hình này là do sự biến động của môi trường kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và một phần quy mô nguồn vốn của ngân hàng khá nhỏ cho nên chỉ cần sự biến động của một khách hàng lớn cũng đủ ảnh hưởng đến quy mô tín dụng của ngân hàng.

Để đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng đã có nhận thức rõ về những cơ hội đang có và căn cứ vào khả năng của mình. Ngân hàng đã có một định hướng rất rõ ràng cho hoạt động tín dụng, đó là: giữ vững thị trường khách hàng truyền thống; tăng cường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ; không ngừng mở rộng ra các đối tượng khách hàng tiềm năng, kết hợp tăng cường cho vay đa dạng như hợp vốn, đồng tài trợ... Cũng nhờ đó mà ngân hàng đã tạo được những tiền đề cho một hướng đi đúng: cho vay đa

thành phần kinh tế, một hướng đi đã đem lại một hiệu quả kinh doanh cao và tăng trưởng ổn định trong 10 năm qua cho ngân hàng.

Hiện nay khách hàng vay vốn tại NHTMCP bao gồm 2 đối tượng chính từ: khu vực kinh tế quốc doanh ( doanh nghiệp nhà nước ) và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ( công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á, chi nhánh 57A Phan Chu Trinh-Hà Nội” pdf (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)