Chớnh sỏch tớn dụng:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á, chi nhánh 57A Phan Chu Trinh-Hà Nội” pdf (Trang 66 - 68)

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động do Hội đồng quản trị của ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, hộ gia đỡnh và cỏ nhõn trong phạm vi cho phộp của những quy định của pháp luật.

Như vậy đối với ngân hàng chính sách tín dụng có vai trũ rất quan trọng, xỏc định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng, đổng thời thiết lập môi trường hoạt động ít rủi ro cho ngân hàng.

Mặt khỏc chớnh sỏch tớn dụng cũn giúp đảm bảo rằng mỗi quyết định tín dụng đều là khách quan, tuân thủ những quy định của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với thông lệ chung quốc tế, chính vỡ vậy khụng một tổ chức cỏ nhõn nào can thiệp trỏi phỏp luật vào quyền tự chủ trong quỏ trỡnh cho vay và thu hồi nợ của ngõn hàng.

Chớnh vỡ vai trũ quan trọng của chớnh sỏch tớn dụng đối với hoạt động của ngân hàng cho nên việc đầu tiên mà một ngân hàng cần phải quan tâm thực hiện là xây dựng một chính sách tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh, năng lực kinh doanh và nguồn lực của ngõn hàng trong từng thời kỡ từ đó đi đến mục tiêu của ngân hàng. Những nội dung cụ thể mà nhà hoạch định khi xây dựng một chính sách tín dụng cần phải quan tâm:

Thứ nhất: Xác định quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của ngân hàng trong quyết định cấp tín dụng của mỡnh. Đó là không một tổ chức và cá nhân nào có thể can thiệp trái quy định của pháp luật vào quyền tự chủ trong hoạt động cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là hoạt động tín dụng của ngân hàng phải trên cơ sở sự tuân theo sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật có như vậy ngân hàng mới đảm bảo quyền tự chủ hợp pháp của mỡnh.

Thứ hai: Xác định mục tiêu phù hợp, đối với bất kỡ một tổ chức kinh tế hay một cỏ nhõn nào dự mạnh hay yếu đều cũng có những hạn chế nhất định của mỡnh, giới hạn khả năng đó tuỳ thuộc vào từng chủ thể nhất định. Với ngân hàng khi xây dựng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho mỡnh đều cũng phải căn cứ vào môi trường bên ngoài và nội lực bên trong để xây dựng cho phù hợp.

+ Căn cứ vào định hướng phát triển chung của đất nước.

+ Chu kỡ phỏt triển của nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng nhanh trong điều kiện nền kinh tế phát triển, hạn chế tín dụng khi suy thoái.

+ Đối với ngân hàng mục tiêu tín dụng cũng phải đảm bảo hài hoà giữa an toàn, sinh lời, tăng trưởng và lành mạnh. Vỡ giữa cỏc mục tiờu này của ngõn hàng đều có sự tương quan nghịch lẫn nhau, nếu tính sinh lời cao sẽ không đảm bảo an toàn và lành mạnh, và ngược lại quá đảm bảo an toàn thỡ tmục tiờu sinh lời và tăng trưởng cao khó mà đạt đựơc từ đó cũng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh và khả năng mở rộng của ngân hàng trong tương lai. Chính vỡ vậy đối với ngân hàng phải xây dựng một chính sách tín dụng phải đảm bảo tối đa hoá lợi nhuận trong giới hạn rủi ro cho phép.

- Đối tượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng, những khách hàng được phép vay, những khách hàng không được vay và hạn chế cho vay.

- Đảm bảo nguyên tắc và điều kiện vay vốn:

Về nguyờn tắc: Các khách hàng vay vốn phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng, hoàn trả đúng hạn cả lói lẫn gốc, tiền vay được phát bằng tiền mặt hay chuyển khoản theo đúng mục đich đó thoả thuận trong hợp đồng.

Về điều kiện: Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sư và chụi trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Mục đích vay vốn phải hợp pháp, có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng ( Có vốn tự có tham gia vào phưong án, dự án đảm bảo trên tỉ lệ nhất định, kinh doanh hiệu quả, không có nợ quá hạn quá quy định trong những giao dịch trước tại ngân hàng, và có bảo hiểm tài sản đầy đủ theo quy định.). Mục đích sử dụng vốn khả thi và thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và của chính ngân hàng.

- Quy định cụ thể về các phương thức cho vay. - Phưong thức quản lí tín dụng.

- Nguổn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng.

- Quy định cụ thể về cơ cấu cho vay, quy mô tín dụng, giá cả tiền vay. - Thời hạn và điều kiện áp dụng các loại sản phẩm tín dụng khác nhau. - Ràng buộc về tài chính như bảo đảm tiền vay, mức vốn tự có đóng góp...

- Đối với vay bằng ngoại tệ phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối đối với khách hàng là người cư trú và người không cư trú.

- Quy định chính sách ưu đói khỏch hàng. - Chớnh sỏch Marketing.

- Cập nhật chính sách tín dụng thông qua bổ sung, sửa đổi một cách thường xuyên khi thực tế có sự thay đổi đáng kể yêu cầu sự thay đổi nhằm đảm bảo tính thích ứng cao cho nhõn hàng.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ở Ngân hàng thương mai cổ phần Bắc Á, chi nhánh 57A Phan Chu Trinh-Hà Nội” pdf (Trang 66 - 68)