I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGKHU VỰC ĐỐNG ĐA:
2. Đối với ngân hàng Nhà nước:
Một trong những nguyên nhân của những tồn tại hiện nay về chất lượng
tín dụng là chưa có một môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ đảm bảo cho an
toàn của động tín dụng. Do đó Nhà nước cần tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được an toàn và có chất lượng góp
phần phát triển kinh tế.
Để góp phần khắc phục tình trạng này cần phải bổ xung và sửa đổi một số điểm sau:
- Ngân hàng nhà nước cần tạo lập chính sách tiền tệ tích cực năng động có
hiệu quả luôn hướng đến mở rộng mọi nguồn vốn để đầu tư cho đất nước, kiểm soát được mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Thực hiện cơ chế lãi suất dùng lãi suất làm đòn bẩy thúc đẩy tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại huy động
- Để việc huy động vốn đạt hiệu quả cao cần loại bỏ sự cạnh tranh thiếu
lành mạnh về lãi suất. Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất với bộ tài chính để
tiến tới thực hiện làm đại lý đấu thầu toàn bộ các loại trái phiếu dài hạn cho kho
bạc Nhà nước. Điều này sẽ tránh được sự trênh lệch lãi suất kho bạc và lãi suất ngân hàng thương mại
- Điểu chỉnh kịp thời không đồng bộ trong văn bản pháp quy: số lượng các văn bản hướng dẫn thi hành các mặt nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng rất nhiều từ các nghị định của chính phủ tới các quyết định của ngân hàng Nhà
nước, các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản đối đến thông tư Liên Bộ. Số lượng văn bản thì nhiều nhưng có nhiều vấn đề chưa được hiểu một cách tường
tật thấp nhất, các ngành triển khai không đồng bộ thậm chí dẫm chân lên nhau trong qúa trình thực hiện các chỉ thị của Chính Phủ. Ví dụ việc thế chấp quyền
sử dụng đất theo quy định vừa phải đăng ký tại sở địa chính vừa phải qua vòng chứng thực ở Phòng Công chứng. Theo quy chế thế chấp, cầm cố và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng, bên thế chấp phải giao chính về quyền sử dụng đất cho tổ
chức tín dụng là cơ quan nhận thế chấp nắm giữ.
- Đơn giản hoá các thủ tục hành chính pháp lý không cần thiết tạo điều
kiện cho tài sản được mua bán, chuyển nhượng dễ dàng nhanh chóng. Tóm lại: trong điều kiện hiện nay, trên cơ sở các quan điểm định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng, với những mục tiêu chiến lược và xác định có cơ sở và phù hợp
với thực tiễn hoạt động ngân hàng. Với nỗ lực của bản thân và sự trợ giúp của ngân hàng Nhà nước cùng các ngành, các cấp có liên quan, hy vọng, giải pháp
và kiến nghị sẽ giúp các ngân hàng Thương mại ngày càng một nâng cao chất lượng tín dụng và tín dụng sẽ trở thành một công cụ đắc lực của Nhà nước trong
việc thực hiện chính sách để đáp ứng nhu cầu vốn trong sự nghiệp công nghiệp
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh tiền tệ của
Ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, Ngân hàng cần
phải đảm bảo của mình cả về quy mô và chất lượng “ giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng” không chỉ là mong muốn của riêng Ngân hàng Công thương
khu vực Đống Đa mà còn là của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung
và cũng là mong mỏi của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Với suy nghĩ đó tôi
cũng đã chọn đề tài” Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng công
thương khu vực Đống Đa” để phần nào đáp ứng mong muốn này.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, chuyên đề đã thực hiện được những nhiệm vụ sau:
1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng ngân
hàng. Khẳng định vai trò quan trọng công tác tín dụng tại ngân hàng Thương
mại trong việc được chuyển dịch cơ cấu kinh tế phục vụ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2. Phân tích thực trạng, hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương
khu vực Đống Đa, từ đó rút ra những vấn đề còn tồn tại đã hạn chế hoạt động tín
dụng này tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa.
3. Đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển và nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa, bao gồm:
- Giải pháp đối với ngân hàng - Giải pháp hỗ trợ
- Giải pháp đối với khách hàng
- Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam một số vấn đề liên
quan đến việc nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại.
Đây là một đề tài có nhiều vấn đề phức tạp nên những giải pháp và kiến
nghị đề xuất trong chuyên đề này chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các
biện pháp nhằm phát triển công tác tíndụng tại Ngân hàng Công thương khu vực