Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” doc (Trang 46 - 51)

I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGKHU VỰC ĐỐNG ĐA:

1. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa rủi ro, hạn chế nợ quá hạn

hạn.

Công việc đầu tiên để thực hiện ngăn ngừa rủi ro là Ngân hàng phải củng

cố mạng lưới thu thập và xử lí thông tin khách hàng để nâng cao được chất lượng của công tác thẩm định dự án. Ngân hàng cần liên hệ thường xuyên với

khách cũng như các cơ quan quản lí khách hàng (các Bộ, các Tổng công ty..) để có được những thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh hiện tại của khách

hàng, khả năng phát triển trong tương lai của họ lấy đó là một cơ sở quan trọng

nhất để ra quyết định cấp tín dụng.

Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lí của người vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ

sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tương đương

trên thị trường và xu hướng biến động của chúng trong tương lai. Ngoài ra, với

những khách hàng mới cũng cần có sự đảm bảo của cơ quan chủ quản( Tổng

công ty, Bộ...) hay sử dụng tài sản cầm cố. Tuy nhiên, không quá coi trọng vào tài sản thế chấp.

Tiếp đến Ngân hàng phải tiến hành phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai

đoạn đầu và cuối như hiện nay.

Về quản lí thu nợ và xử lí nợ quá hạn: Ngân hàng và khách hàng phải xác định lịch trả nợ phù hợp với lịch thu được lợi nhuận từ hoạt động của khách, tránh gây căng thẳng về vốn cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần qui định chặt

chẽ về việc yêu cầu doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng để thuận lợi thu

nợ.

Ngân hàng cần phát hiện sớm các khoản cho vay có dấu hiệu bị đe doạ

thông qua các dấu hiệu như: Doanh nghiệp chậm chễ trong việc nộp báo cáo tài chính, báo các kết quả hoạt động kinh doanh; có dấu hiệu trốn tránh sự kiểm tra

các khoản nợ thương mại, hoàn trả nợ và lãi chậm... để chủ động tìm biện pháp

xử lí chứ không nên trông chờ vào doanh nghiệp. Cụ thể :

- Cán bộ Ngân hàng có thể cho lời khuyên hoặc cố vấn cho khách hàng trong tiêu thụ sản phẩm, thu nợ khách hàng của doanh nghiệp.

- Tăng thêm vốn cho doanh nghiệp thông qua các hình thức như: mở rộng

cho vay tín chấp. Hay là, Ngân hàng có thể cho vay thêm hợp đồng tín dụng với khác trên cơ sở có người đứng ra bảo lãnh.

- Đề nghị doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài thông qua các hình thức như cổ phiếu, trái phiếu.

- Đối với các khoản cho vay mà sau khi phát hiện và thực hiện các biện

pháp hỗ trợ vẫn không có tác dụng dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi khi đó Ngân

hàng cần phải thực hiện các biện pháp về khai thác và thanh lí.

+ Biện pháp khai thác: Ngân hàng có thể gia hạn hợp đồng tín dụng, giảm

qui mô hoàn trả trước mắt hoặc có thể dãn nợ cho các doanh nghiệp. Các hình thức này chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh

doanh, có thu nhập có khả năng trả nợ; có ý thức trả nợ, trong quá trình vay đã trả được một phần nợ gốc và lãi; doanh nghiệp phải có tài sản cầm cố thế chấp

dễ phát mại.

+ Biện pháp thanh lí tài sản thế chấp: Khi mà mọi sự cứu vãn tình thế trở

nên không còn hiệu quả thì Ngân hàng cần phải sử dụng biện pháp thanh lí nợ.

Ngân hàng có thể áp dụng hình thức gán nợ hay khởi kiện tuỳ theo quan hệ với

khách, ý thức mong muốn trả nợ và nguyên nhân không trả được nợ của khách.

- Gán nợ: Ngân hàng sẽ áp dụng hình thức gán nợ với các khách hnàg không có khả năng trả nợ và họ uỷ quyền cho Ngân hàng toàn quyền quyết định đối với tài sản thế chấp. Ngân hàng có thể sử dụng tài sản để cho thuê, làm trụ

sở hay bán lại cho người khác.

- Khởi kiện: Với những khách hàng có hành vi trốn tránh, lừa đảo thì Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện ra pháp luật.

Nếu các tài sản thế chấp có đủ hồ sơ hợp pháp, sau khi có quyết định của

toà án thì Ngân hàng nên chuyển qua trung tâm đấu giá hoặc thu hồi sử dụng như với hình thức gán nợ. Còn nếu các tài sản có đủ hồ sơ pháp lí nhưng lại có

thế chấp ở Ngân hàng khác thì tiến hành phát mại và phân chia theo quyết định

của toà án.

Đối với những khoản vay không có thế chấp, bảo đảm thì khả năng gánh

2.Tăng cường công tác kiểm tra - kiểm soát

Cần tăng cường công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay củakhách hàng, nếu việc kiểm tra được sát sao sẽ giúp cho người vay sử dụng nguồn vốn đúng

mục đích và có hiệu quả cao hơn. Nếu thiếu kiểm tra đôn đốc thì khi phát hiện đã quá muộn, Kết quả làm nẩy sinh những khoản nợ khó đòi. Ở Ngân hàng công

thương khu vực đa mặc dù tỷ lệ nợ quả hạn tương đối thấp nhưng không vì thế

mà sao nhãng công việc này.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát trước trong và sau khi cho vay là yêu cầu

hết sức quan trọng nhằm mục đích bào vệ tốt cơ chế tín dụng ngăn ngừa các

hoạt động kinh doanh trái pháp luật, lợi dụng, lừa đảo... kiểm tra, kiểm soát còn chỉ ra những phạm vi đáng quan tâm trong hoạt động quản lý.

Kiểm tra trước khi cho vay: là giai đoạn từ khi khách hàng xin vay đến

khi Ngân hàng ký xong hợp đồng tín dụng.

Các bộ tín dụng kiểm trả các điều khoản trong hợp đồng tín dụng có được

thực hiện đúng hay không, tình hình chấp hành những vấn đề cơ bản của tín

dụng ngân hàng như: sử dụng vốn có sai mục đích hay không? Vốn vay có giá

trị vật tư hàng hoá đảm bảo hay không?

Ngân hàng tiến hành thẩm định về khách hàng như: Ngân hàng tiến hành kiểm tra hồ sơ cho vay vốn có hợp lệ không kiểm tra chính xác những số liệu

trong hồ sơ, tình hình tài chính của người vay vốn: vốn tự có, khả năng thanh

toán vốn, mức sinh lời của dự án, kiểm tra khách hàng có phương án sản xuất

kinh doanh xem có tính khả thi hay không.

Kiểm tra sau khi cho vay: ngân hàng kiểm tra khả năng phát huy hiệu quả

sử dụng vốn thông qua tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm, phân tích kết quả

hoạt động tài chính của khách hàng. Đồng thời kiểm tra nợ Ngân hàng.

Kiểm tra sau khi cho vay là trong suốt việc tra của ngân hàng khi ngân hàng phát tiền vay đến khi thu hết nợ. Ngân hàng kiểm tra tiến độ thực hiện sản

xuất kinh doanh, tình hình kế hoạch trả nợ của khách hàng. Nếu khách hàng trả

nợ chậm cho ngân hàng thì ngân hàng xem xét khách hàng vì lý do gì mà chưa

trả nợ hay ngân hàng xem khách hàng có thể trả nợ được nữa hay không. Nếu như khách hàng sản xuất kinh doanh vẫn bình thường thì có nghĩa là khách hàng

đó chây ỉ trả nợ thì ngân hàng xử lý. Nếu nguyên nhân tác động đến khách hàng là do khách quan hay tai nạn, mất khả năng hoạt động kinh doanh dẫn đến

không trả nợ được thì ngân hàng sẽ tiến hành phân tích nguyên nhân xử lý theo quy định.

Theo định kỳ thì ngân hàng phải phân tích tình hình sản xuất kinh doanh.

Hay tình hình tài chính của doanh nghiệp theo cơ sở đó sự phân loại doanh

nghiệp. Ta xét doanh nghiệp loại tốt, trung bình, loại yếu. Từ đó ngân hàng sẽ áp

dụng theo thể lệ cho vay, có thể cho vay theo hạn mức hoặc cho vay theo từng

lần tuỳ từng độ tín nhiệm của doanh nghiệp.

Việc kiểm tra kiểm soát được tăng cường chắc chắn sẽ phát triển và xử lý

kịp thời những vi phạm trong hợp đồng tín dụng, thực hiện tốt quy chế tín dụng

vừa nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn vay của Ngân hàng và giúp doanh nghiệp

sản xuất kinh doanh có hiệu quả

3. Chiến lược con người, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ ngân hàng và nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an

toàn trong kinh doanh là hai nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ chặt chẽ với

nhau.Về chất lượng tín dụng, hoạt động tín dụng Ngân hàng hiện nay đang đứng trước thực trạng nợ quá cao, nguy cơ mất vốn lớn có thể đưa đến mất an toàn cả

hệ thống và là lĩnh vực chứa đựng rủi ro co hơn nhiều ngành kinh doanh khác thì yếu tố con người có thể coi là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Yếu tố chiến lược con người là quan trọng vì con người là sức mạnh kinh

doanh của mọi ngân hàng, cũng như các ngành kinh tế khác họ cũng đem lại

nhiều thành công trong công việc và của đất nước. Chính họ đã làm nên được

nhiều điều kỳ diệu và làm đất nước thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đó là một bước nhẩy vọt rất lớn của con người. Vì thế trong hoạt động Ngân hàng nói chung và công tác tín dụng nói riêng cần có

những biện pháp để phát huy hiệu quả của nguồn nhân lực.

Tuyển nhân viên mới cho ngân hàng: trong ngân hàng hiện nay các ngân hàng thường tuyển nhân vên mới vào làm việc vì sự tồn taị và phát triển được

trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngân hàng phải có một đội ngũ nhân viên thực sự có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tính cách cần thiết phù hợp với

công việc, ý thức tổ chức, tác phong làm việc phong cách ứng xử, khả năng

bằng cấp, bên cạnh đó cũng đưa ra mức lương thích hợp và thông báo trước khi

tuyển dụng, có thể ngân hàng có cơ hội chọn được những người có năng lực

thực sự. Việc xác định nhu cầu tuyển dụng mới cần được xuất phát trên cơ sở định hướng phát triển ngân hàng.

Đào tạo và đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng sẵn có.

Đối với ngân hàng thì việc đào tạo lại cán bộ không phải lúc nào cũng có

nhu cầu. Vì vậy nếu như ngân hàng muốn cử cán bộ đi học để nâng cao nghiệp

nhánh đặc biệt quan tâm. Ban lãnh đạo luôn tìm cách giúp đỡ các nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách cử đi đào tạo tạo tại nhiều

lớp tập huấn nghiêp vụ như tín dụng, kho quỹ. Tạo điều kiện về thời gian và tài chính cho cán bộ đi học bằng đại học cao học. Trong các khoá học nhiều cán bộ

của chi nhánh đạt kết quả loại giỏi và xuất sắc. Do đó cán bộ Ngân hàng giữ vị

trí quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Ngân hàng có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở hoặc

phối hợp cả hai. Một phương thức nào đó được thực hiện là do yêu cầu và

chương trình đào tạo đối với một số công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và mang tính tác nghiệp thì cần tăng cường đào tạo tại chỗ còn đối với công việc quản lý

về các công việc có ảnh hưỏng lớn đến hoạt động và kết quả kinh doanh chung

thì cần có chương trình đào tạo dài hạn bởi các cơ sở đào tạo có chuyên môn.

Trong điều kiện các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau đòi hỏi khả năng phả ứng thì linh hoạt luôn yêu cầu Ngân hàng phải có chương trình thay

đổi các mục tiêu phương hướng, kế hoạch linh hoạt tương ứng, ngân hàng cũng

có yêu cầu nhiều hơn về cán bộ quản lý và cán bộ có kỹ năng về tài chính, ngân hàng kinh tế.

Việc thực hiện các chương trình đào tạo luôn đòi hỏi nguồn tài chính nhất định và cơ sở vật chất nhất định. Vì vậy khi thiết lập chương trình luôn phải

tính tới khả năng tài chính để thực hiện chương trình. Nói tới đào tạo cần chú ý

không chỉ cử người đi học mà một vấn đề quan trọng lằ việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập . Chính khâu nay sẽ giúp cho ngân hàngđánh giá được

hiệu quả của chi phí đào tạo đã bỏ ra có cơ sở hơn để đánh giá đúng năng lực

của cán bộ.

Bên cạnh đó việc bố trí sử dụng nguồn nhân lực chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Một khi sử dụng đúng đắn, hợp lý, mỗi

cán bộ sẽ phát huy hết năng lực của mình, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Đối với bộ tín dụng: Ngoài yêu cầu về chuyên môn cần có thêm các tiêu chuẩn.

Nắm vững mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phát triển

kinh tế nói chung, chế độ tín dụng nói riêng. Có kiến thức khoa học tâm lý, biết

sử dụng các phương tiện tin học, ngoại ngữ thông dụng.

Ngoài ra ngân hàng còn có chính sách kỷ luật, khen thưởng nghiêm minh, kịp thời để khuyến khích cán bộ, công nhân viên không ngừng nâng cao chất lượng công việc.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” doc (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)