Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” doc (Trang 51 - 53)

I. VÀI NÉT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNGKHU VỰC ĐỐNG ĐA:

4. Các giải pháp hỗ trợ

Để thực hiện mục tiêu, hạn chế tối ta rủi ro trong kinh doanh tín dụng để

cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được an toàn và hiệu quả cao nhất. Ngoài ra những biện pháp vừa nêu trên mà bất cứ một ngân hàng cao cũng, đã và sẽ

phải làm thì các ngân hàng thương mại cũng rất cẩn thận được sự hỗ trợ các cấp,

các ngành, các lĩnh vực có liên quan.

4.1. Về phía nhà nước.

Nhưng chúng ta đã biết, tính chất vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn bổ

sung, tham gia trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quy chế của ngân hàng quy định: cho vay một khách hàng không vượt quá

vốn tự có của khách hàng. Nhưng đó là một vấn đề nan giải hiện nay, vốn tự có

của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé so với nhu cầu vốn sản xuất kinh

doanh, nếu chỉ căn cứ vào vốn tự có của doanh nghiệp thì vốn tín dụng ngân

hàng cho vay theo mức độ vốn tự có sẽ đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh

doanh. Nếu cho vay vượt số vốn tự có sẽ sai quy chế và mức độ rủi ro vốn đầu tư sẽ cao hơn vì không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động sản xuất kinh

doanh có hiệu quả. Ở các doanh nghiệp Nhà nước vốn tự có thường do ngân

sách Nhà nước cấp khi thành lập doanh nghiệp và cấp với số lượng rất ít. Vay

ngân hàng chính là biện pháp tình thế giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt. Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro là điều không thể lường trước được, ngân hàng vì muốn bảo vệ đồng vốn của mình ngày càng đưa ra điều kiện

khắt khe hơn cho vay, sở dĩ có tình trạng như vậy là do gần đây ngoài việc có sự

biến động bất thường của thị trường ngoại tệ gây khó khăn trong kinh doanh cho

các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cho ngân hàng, còn có sự đổ vỡ của một

loại các doanh nghiệp Nhà nước lớn như: Tamexco, Dệt nam định.. các doanh

nghiệp này sụp đổ là do sự yếu kém về năng lực quản lý trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức xuống cấp nghiêm trọng của cán bộ lãnh đạo doanh

nghiệp sự buông lỏng quản lý của các cấp, các ngành có liên quan trong đó có các ngân hàng thương mại lớn.

Để đảm bảo an toàn cho vốn đầu tư, ngăn chặn những rủi ro, các ngân

hàng mong rằng chính phủ nên chấp nhận cho các ngân hàng thương mại được

trích lập quỹ bù rủi ro trước khi nộp thuế để bù đắp các tổn thất trong kinh

doanh hoặc cho phép các ngân hàng thương mại được đánh giá lại chất lượng tín

dụng, có nghĩa là sự bù đắp lãi lỗ trong kinh doanh trong kinh doanh trước khi

khi nộp các khoản thuế cho ngân sách, để được thực sự có vai trò tự chủ tài chính.

4.2. Về phía ngân hàng:

Lãi suất có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, một công cụ

quan trọng trong hệ thống chính sách lãi suất sẽ là đòn bẩy của Nhà nước. Sử

dụng đúng chính sách lãi suất sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng

hoá, phát triển, ngược lại không sử dụng đúng chính sách lãi suất sẽ kìm hãm thậm chí gây rối loạn, khủng hoảng, đổ bể và tổn thất.

Lãi suất tín dụng là một vấn đề hết sức phức tạp đối với ngân hàng Nhà

nước lãi suất vừa là công cụ vừa là chính sách quản lý vĩ mô, đối với các ngân hàng thương mại thì nó là một công cụ hiệu nghiệm để thực hiện mục đích kinh

doanh.

Vấn đề thiếu thông tin trong kinh doanh tín dụng là rất nguy hiểm. Hiện nay các ngân hàng thương mại sử dụng thông tin chủ yếu do phòng thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng Nhà nước cung cấp. Tuy nhiên, việc

cung cấp thông tin của phòng này rất hạn chế. Do đó trong tươnglai, CIC phải

tập trung cho việc nâng cao chất lượng như bô sung quy chế chấn chính lại hoạt động từ khâu cập nhất số liệu để cung cấp thông tin, quy định các chế tài xử lý các trường hợp cung cấp thông tin chậm trễ và sai lệch dẫn đến rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước phải yêu cầu tất cả ngân hàng cho khách hàng khác địa

bàn vay thì bắt buộc phải sử dụng thông tin CIC cung cấp. Có như vậy CIC mới

trở thành chỗ dựa thực sự của các ngân hàng thương mại.

Ngoài ra, ngân hàng công thương Việt Nam để ra phương hướng yêu cầu

tất cả các chi nhánh ngân hàng cũng như chi nhánh ngân hàng công thương khu

vực Đống đa phải thường xuyên nhận xét, đánh giá về năng lực hoạt động sản

xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vừa vay vốn tại ngân hàng

công thương khu vực Đống Đa nhưng đồng thời lạ vay vốn tại một hay nhiều ngân hàng khác. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với đơn vị này. Cần hạn

chế cho vay các doanh nghiệp có trụ sở ngoài địa bàn hoạt động của chi nhánh cho vay để các doanh nghiệp đưa vốn kinh doanh đi nơi khác, thoát lý sự kiểm

soát, quản lý của ngân hàng. Rõ ràng với chủ trương như vậy, ngân hàng công

thương khu vực Đống đa sẽ phải thận trọng khi quyết định có đầu tư hay không?

Vì vậy sẽ giúp cho ngân hàng hạn chế bớt được rủi ro. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì một doanh nghiệp có thể vay vốn ở nhiều ngân hàng khác

nhưng nếu có dự án kinh doanh tốt mà ngân hàng cảm thấy có thể cho vay được

thì vẫn cho vay. Như vậy, vừa tăng được lợi nhuận cho ngân hàng vừa giúp cho

tín dụng là có thể hạn chế bớt được rủi ro chứ không cần phải cho vay theo kiểu

co cụm đó là chủ trương của ngân hàng công thương Việt Nam.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương khu vực Đống Đa” doc (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)