Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 57 - 58)

- Chưa có chắnh sách và cơ chế cho hoạt đồng đầu tư chứng khoán Do

3.1.1.Chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Trong bối cảnh gia tăng mạnh mẽ cạnh tranh và yêu cầu hội nhập quốc tế, NHCT đang đứng trước những thách thức to lớn như nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ, chất lượng tài sản không cao, trình độ quản trị ngân hàng còn bất cập, khả năng quản lý rủi ro thấp, công nghệ ngân hàng còn lạc hậu, đội ngũ cán bộ nhân viên chưa đạt yêu cầu của một ngân hàng hiện đại. Nếu xét về năng lực cạnh tranh, NHCT mới chỉ ở mức trung bình khá ở Việt Nam và yếu so với các ngân hàng quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Điều này cho thấy nếu NHCT không đổi mới và cải tổ triệt để, không có chiến lược kinh doanh đúng đắn thì sẽ không thể cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Do đó tầm nhìn chiến lược đến năm 2015 của NHCT: Trở thành một ngân hàng hiện đại, vững mạnh, minh bạch, được xếp hạng là một trong những NHTM tốt nhất ở Việt Nam, đạt mức trung bình khá trong khu vực; cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao góp phần tạo nên giá trị và sự thịnh vượng cho khách hàng, nhân viên và cộng đồng mà NHCT phục vụ; tăng trưởng và theo đuổi vị trắ dẫn đầu trong từng lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của NHCT; tiếp tục giữ vị trắ, vai trò là một trong những NHTM chủ đạo trên thị trường kinh doanh tiền tệ bán buôn VNĐ (có khả năng tạo lập thị trường và chi phối thị trường) và thị trường tắn dụng, dịch vụ ngân hàng trong lĩnh vực công thương nghiệp, dịch vụ ở khu vực đô thị, khu công nghiệp; trở thành một trong những NHTM có nguồn nhân lực, trình độ, kỹ thuật công nghệ, quản trị ngân hàng đạt trình độ vào loại tốt nhất Việt Nam, tương đương mức trung bình của khu vực.

Quan điểm chỉ đạo chiến lược

Ngân hàng Công thương Việt Nam quán triệt các quan điểm chỉ đạo chiến lược như sau: Thay đổi hình thức sở hữu theo hướng đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu nhằm đổi mới cơ chế quản trị điều hành, thu hút thêm nguồn lực, tăng cường sự kiểm soát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng; HĐKD dựa trên các nguyên tắc thị trường với mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam; thực hiện cơ chế quản trị điều hành, quản lý tài sản Nợ - Có, quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ theo các thông lệ quốc tế và công nghệ tốt nhất, đảm bảo tắnh minh bạch trong hoạt động; phát triển theo hướng kinh doanh đa năng, trở thành siêu thị tài chắnh với tiêu chắ Ộkhách hàng đến NHCT có thể mua được tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao với giá cạnh tranhỢ (one-stop shopping); tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ở các thị trường mục tiêu, thoả mãn ở mức cao nhất các nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng; xác định nguồn nhân lực là Ộtài sản vốnỢ quan trọng nhất để có chắnh sách đào tạo, phát triển và sử dụng phù hợp; xác định công nghệ thông tin là yếu tố then chốt để cạnh tranh và phát triển kinh doanh; tổ chức bộ máy phù hợp với tắnh chất kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, tinh gọn, linh hoạt, đủ điều kiện hội nhập quốc tế; định hướng xây dựng và phát triển Vietinbank thành Tập đoàn ngân hàng tài chắnh hàng đầu tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 57 - 58)