thương Việt Nam
2.3.1. Đánh giá chung về công tác quản lý tài sản tại NHTMCP Côngthương Việt Nam thương Việt Nam
Kết quả:
Trong năm 2007-2009, trước sự biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước, với sự nỗ lực không ngừng, thực hiện các chủ trương chắnh sách đẩy mạnh hoạt động, vượt qua khó khăn thử thách, Vietinbank đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Bênh cạnh những chắnh sách thúc đẩy sự tăng trưởng,phát triển kinh doanh, Vietinbank luôn chú trọng đến công tác quản trị tài chắnh trong đó có hoạt động quản lý tài sản, đảm bảo được muc tiêu an toàn và sinh lời:
- Chất lượng danh mục đầu tư chứng khoán cơ bản đáp ứng được mục tiêu về khả năng sinh lời, điều hòa rủi ro kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản trong điều kiện hiện nay
- Về hoạt động cho vay, là một trong những ngân hàng có quy mô dư nợ cho vay lớn, tốc độ tăng trưởng mạnh, có vai trò chủ lực trên thị trường tắn dụng Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu cho vay đang được chuyển dịch tắch cực, đặc biệt là cơ cấu vùng kinh tế, thành phần kinh tế, lọa hình doanh nghiệp và thời hạn cho vay. Chất lượng tắn
dụng được nâng cao, Vietinbank đã có nhiều biện pháp tăng cường quản lý chất lượng và hiệu quả tắn dung. Đã ban hành được hệ thống quy chế cho vay, sổ tay tắn dụng, chắnh sách tắn dụng để chỉ đạo, điều hành và quản lý tắn dụng. Mạng lưới cho vay hợp lý, phân bố tập trung ở những khu vực đô thị và trung tâm kinh tế, thương mại. Có quan hệ tắn dụng với hầu hết các doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.
- Ý thức được tầm quan trọng của khả năng thanh khoản đối với uy tắn của một NHTM, Vietinbank luôn chú ý đến công tác quản lý dự trữ đảm bảo đáp ứng thường xuyên, kịp thời nhu cầu thanh toán của khách hàng, của ngân hàng. Đảm bảo nguồn dự trữ cho thanh toán luôn ở mức dư thừa, giảm thiểu rủi ro thanh toán.
- Không chỉ đảm bảo hiệu quả an toàn trong công tác quản lý tài sản, Vietinbank cũng luôn duy trì được tỷ lệ sinh lời ổn định và tăng trưởng qua các năm. Thành công trong hoạt động kinh daonh cũng chắnh là thành công trong công tác quản lý tài sản. Chỉ tiêu thu nhập trên tổng tài sản (ROA) không ngừng tăng qua các năm và luôn đạt kế hoạch đề ra. Điều này cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý tài sản của Vietinbank.
Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank năm 2007-2009
Đơn vi: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Thực hiện % tăng trưởng Thực hiện % tăng trưởng Lợi nhuận sau thuế 1.149.442 1.804.464 56.98% 2.583.131 43.15% Tổng tài sản 166.112.971 193.590.357 16.54% 243.785.20 8 25.93% ROA 0.69% 0.93% 34.78% 1.06% 13.98%
(Nguồn: Báo cáo tài chắnh NHCT VN năm 2007 -2009)
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý tài sản của Vietinbank vẫn tồn tại nhiều bất cập, yếu kém:
- Công tác quản lý tài sản và quản lý nguồn vốn chưa được phối hợp một
cách hữu hiệu
Hoạt động đầu tư, cho vay của NHTM dựa trên nguồn vốn huy động được. Do đó việc phối hợp quản lý nguồn vốn và tài sản có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Tuy nhiên, trên thực tế quy định về việc phối hợp giữa quản lý nguồn vốn và tài sản chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến việc bên nguồn vốn cứ huy động, chưa chú trọng đúng mức đến nhu cầu về thời hạn của bên tài sản, còn bên tài sản khi xác định các kỳ đáo hạn cũng chưa thường xuyên quan tâm đến việc xác định sao cho phù hợp với kỳ đáo hạn thực tế của nguồn vốn.
Trong quy định về hạch toán chỉ cho biết thời hạn huy động vốn mà không cho biết thời gian huy động vốn còn lại, hệ thống thông tin quản lý cũng chưa cho phép thống kê nguồn vốn huy động theo thời gian còn lại. Điều này tạo ra sự lúng túng khi xác định khe hở kỳ hạn. (Khe hở kỳ hạn là chênh lẹch giữa kỳ hạn vốn trung bình của danh mục tài sản và kỳ hạn hoàn trả trung bình của nguồn vốn)
Lãi suất khoản cho vay cũng chưa có sự phân biệt theo khả năng huy động vốn từ bản thân người vay cũng như chưa tắnh toán đến việc khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng đi kèm.
Vietinbank chưa hình thành các bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tắch, quản lý nguồn vốn, tài sản tạo ra khoảng trống trong phối hợp quản lý nguồn vốn và tài sản
- Công tác quản lý tài sản chưa toàn diện
Cũng như hầu hết các NHTM, Vietinbank chủ yếu tập trung các chắnh sách phục vụ cho hoạt động tắn dụng, chưa chú trọng nhiều đến hoạt động đầu tư, chư có quy định để điều chỉnh như: quy định về quản lý danh mục đầu tư,
phân quyền trong kinh doanh tiền tê, quy định về tham gia hoạt động trên thị trường tiền tê, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh tiền tê, quy định về các nguồn thanh khoản, các biện pháp tăng tốc độ chu chuyển các khoản phải thuẦ Do đó làm hạn chế hiệu quả quản lý, giảm khả năng sinh lời của tài sản và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Vietinbank đã chú trọng đến việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch, vụ, nhưng các sản phẩm mới vẫn chưa có nhiều, còn nhiều vấn đề bất cập trong việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, còn lúng túng trong việc tiếp cận kinh nghiệm thực hiện của các Ngân hàng hiện đại và các nước có thị trường tài chắnh, tiền tệ phát triển.
- Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản lý tài sản nói riêng bao gồm nhiều nội dung công việc và các nội dung này có những yêu cầu riêng. Veitinbank đã xây dựng hệ thống các quy trình nghiệp vụ đối với những hoạt động của mình. Tuy nhiên, do cơ chế không đồng bộ nên các quy trình này chưa phát huy hết hiệu quả mong muốn
- Công tác thu thập và xử lý thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý tài sản. Các thông tin này chủ yếu là thông tin về thị trường, về tình hình kinh tế, chắnh trị - xã hộiẦ và phải được cập nhật thương xuyên, kịp thời, đầy đủ. Nhưng thực tế, việc thu thập thông tin chỉ dứng ở mức thu thập và xử lý thông tin từ hoạt động của bản thân ngân hàng, các thông tin bên ngoài chưa thu thập nhiều nên chưa kịp thời, còn thiếu tắnh chắnh xác, đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp.
Bên cạnh đó việc phân tắch các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động chưa thực sự có hiệu quả.