Công tác quản lý các khoản dự trữ ngân quỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 43 - 46)

Các khoản dự trữ hiện nay của ngân hàng được chia thành: Tiền mặt tại két, tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN và tổ chức tắn dụng.

Mô hình quản lý các khoản dự trữ của Vietinbank được chia thành các cấp như sau:

- Tại Trụ sở chắnh

- Tại các văn phòng đại diện

- Tại Các chi nhánh và sở giao dịch - Tại các công ty trực thuộc

Tổng hợp ngân quỹ của trụ sở chắnh, văn phòng đại diện, sở giao dịch, các chi nhánh và các công ty con là ngân quỹ của Vietinbank.

Việc theo dõi và quản trị các khoản dự trữ thanh toán tại Vietinbank do phòng Kế hoạch và hỗ trợ Alco phụ trách, với trách nhiệm chắnh là lập kế hoạch sử dụng và cân đối vốn, duy trì khả năng thanh khoản, và lập các quỹ.

Quản lý các khoản dự trữ bắt buộc:

Trong hệ thống NHTMCP CT VN, việc thực hiện dự trữ bắt buộc do Trụ sở chắnh thực hiện và tắnh chung cho toàn hệ thống.

Mức dự trữ bắt buộc sẽ = tỷ lệ dự trữ bắt buộc X Số dư từng thời kỳ (theo từng thời hạn huy động vốn)

Theo quy định của NHNN, Ngân hàng phải duy trì một khoản dự trữ nhất định tại NHNN dưới dạng dự trữ bắt buộc tại thời điểm lập báo cáo tài chắnh hợp nhất. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Vietinbank đối với các khoản huy động vốn trong các năm 2007-2009 như sau:

Bảng 6: Tình hình dự hiện trữ bắt buộc của Vietinbank năm 2007-2009

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tiền gửi VNĐ có kỳ hạn <

12 tháng 10% 6% 3%

Tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn

< 12 tháng 10% 7% 7%

Tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ

12 tháng đến 24 tháng 4% 2% 1%

Tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ

12 tháng đến 24 tháng 4% 3% 3%

(Nguồn: Báo cáo tài chắnh NHCT VN năm 2007 -2009)

Vietinbank luôn thực hiện nghiêm túc các quy định về dữ trữ bắt buộc do NHNN quy định. Không chỉ tuân thủ các quy định về dự trữ bắt buộc mà Vietinbank còn chủ động bố trắ dự phòng để đề phòng những biến động đột xuất.

Về quản lý dự trữ thanh toán: Theo quy định của Vietinbank,hết ngày

làm việc Ngân hàng phải duy trì cho ngày làm việc tiếp theo tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tài sản có thể thanh toán với tài sản nợ phải thanh toán ngay. Dự trữ thanh toán toàn hệ thống phải duy ở ở mức tối thiểu 15% tổng nguồn vốn huy động, mức duy trì tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ở NHNN ở mức 2-3% nguồn vốn huy động.

Bảng 7: Cơ cấu các khoản dự trữ của Vietinbank năm 2007-2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tiền mặt 1.743.604 1.980.016 2.204.060

Tiền gửi tại NHNN 8.496.135 6.010.724 5.368.942 Tiền gửi tại TCTD 12.841.040 18.273840 24.045.152

Chứng khoán CP 739.381 755.256 299.033

Tổng dự trữ 23.820.160 27.019.836 31.917.187

Tổng tài sản 166.112.971 193.590.357 243.785.208 Tổng dự trữ/tổng tài sản 14.33% 13.95% 13.09%

(Nguồn: Báo cáo tài chắnh NHCT VN năm 2007 -2009)

Tỷ lệ các khoản dự trữ của Vietinbank trong năm 2007-2009 luôn đạt tỷ lệ trên 13% tổng tài sản. Điều này cho thấy tỷ lệ thanh khoản của Vietinbank là tương đối tốt.

Như vậy:

NHTMCP CT Việt Nam tuân thủ các quy định hiện hành của NHNN trong việc quản lý thanh khoản. Hiện nay, Vietinbank đang theo dõi khả năng thanh khoản bằng việc tắnh toán các tỷ lệ thanh toán theo các hướng dẫn của NHNN và thường xuyên báo cáo với NHNN. Để đảm bảo chủ động trong thanh khoản và phòng tránh các sự cố bất ngờ xảy ra, NHCTVN tắnh toán và duy trì một tỷ lệ hợp lý tài sản dưới dạng tiền mặt, và tài sản lỏng và các khoản tương đương tiền, tài khoản Nostro, các công cụ thị trường tiền tệ và các quỹ dự trữ đặc biệt tại NHNN (chiếm khoảng 25% tổng tài sản). Trong trường hợp khẩn cấp, NHCTVN có thể xin trợ giúp từ NHNN và các ngân hàng trong nước khác.

Với cơ chế quản lý các khoản dự trữ của Vietinbank, những năm vừa qua Vietinbank đều giữ được tốc độ tăng trưởng các quỹ cho vay, giảm thấp quỹ dự trữ vượt mức của các chi nhánh , đặc biệt là trong giai đoạn thiếu vốn cục

bộ, tạm thời để cho vay. Hiện tượng thiếu vốn dự trữ vượt mức cục bộ, tạm thời mà không thể điều hòa được ngay giảm thiểu tối đa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý các khoản dự trữ thanh toán của Vietinbank vẫn còn tồn tại một số điều bất cập như:

- Trong cơ cấu tài sản có tắnh thanh khoản cao thì tiền gửi tại các TCTD, nhất là tại các ngân hàng nước ngoài bằng ngoại tệ khá lớn. Nhưng thực tế, ngân hàng hầu như không thực hiện giao dịch chuyển tiền qua những tài khoản này và lãi suất của chúng rất thấp (chỉ 2,4%/năm đối với đồng USD). Với cơ cấu huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn thì việc đầu tư vào những tài khoản loại này không đem lại lợi nhuận, các hệ số sinh lời thấp

- Vẫn còn hiện tượng thừa thiếu vốn ở các chi nhánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w