C. QUI TRÌNH S Ả N XU Ấ T VÀ THUY Ế T MINH QUY TRÌNH
5. MÁY HÚT CHÂN KHÔNG (Vacuum Packing Machinery)
Tạo độ chân không phù hợp cho quá trình bảo quản và hàn kín miệng bao lại với nhau.
Hình 16. Máy hút chân không (Vacuum Packing Machinery)
5.2 Cấu tạo
Hệ thống băng tải hoạt động tròn, liên tục đưa bao bì chứa xúc xích vào buồng hút chân không và hàn kín miệng bao.
Buồng hút chân không được hút nhờ một bơm hút chân không. Độ chân không bên trong buồng là 760 mmHg. Bên trong buồng còn có bộ phận hàn kín miệng bao (Sealing) gồm dây điện trở cung cấp nhiệt cho hai dây seal để hàn kín miệng bao.
Bộ phận làm nguội gồm hệ thống ống đưa không khí vào buồng chân không do chênh lệch áp suất. Ống này được mở bằng van được điều khiển tựđộng bằng
PLC. Không khí hút vào sẽ được hướng thổi vào bộ phận hàn miệng bao để làm nguội.
Bộ phận truyền động bằng động cơ để quay tròn băng tải và để nâng nắp buồng chân không theo nguyên lý trục khuỷu.
Bộ phận điều khiển bằng PLC sẽ điều khiển hoạt động cho từng giai đoạn
đúng như giai đoạn cài đặt cho từng loại sản phẩm khác nhau. Máy sẽ hoạt động thành 3 giai đoạn: giai đoạn hút chân không, giai đoạn hàn kín miệng bao và giai
đoạn làm nguội vị trí hàn kín. Bảng điều khiển gồm có nút khởi động nguồn chính, nút dừng khẩn cấp, núm xoay chọn chếđộ tựđộng (Auto) hay bán tựđộng (Semi), các phím bấm để cài đặt thời gian cho từng giai đoạn.
5.3 Nguyên lý hoạt động và quá trình vận hành Nguyên lý hoạt động
Bao bì chứa xúc xích được băng tải đưa vào buồng chân không. Nắp buồng
được hạ xuống khớp với băng tải tạo thành một buồng kín. PLC điều khiển hoạt
động bơm chân không trong buồng đến độ chân không 760 mmHg, thời gian hút nhanh hay chậm là tùy vào thời gian cài đặt.
Tiếp theo bơm chân không được tắt, PLC điều khiển đóng công tắc cho dòng điện chạy vào dây điện trở của bộ phận hàn miệng bao để gia nhiệt. Nhiệt của điện trở sẽ truyền cho bộ phận hàn miệng bao để hàn kín miệng bao. Thời gian hàn kín miệng theo đúng giá trị đã cài đặt. Sau đó, PLC điều khiển ngắt điện vào dây điện trở, đồng thời mở van hút không khí thổi vào bộ phận hàn miệng bao để
làm nguội trong khoảng thời gian đã cài đặt. Sau cùng, nắp buồng chân không
được nhấc lên, băng tải xoay đưa các bao xúc xích thành phẩm ra ngoài.
Quá trình vận hành
Bật công tắc mở nguồn chính cho máy.
Chọn chương trình hoạt động cho sản phẩm đang chuẩn bị đóng gói đã cài
Xoay chọn chế độ hoạt động để máy chạy băng tải đưa bao sản phẩm vào buồng hút là tựđộng (Auto), hay là bán tựđộng (Semi). Nếu chọn Auto thì máy sẽ được cài đặt một khoảng thời gian rồi sẽ tựđộng chạy băng tải, còn nếu chọn Semi thì ta phải bấm nút Semi Key thì băng tải mới hoạt động.
Đặt các bao chứa xúc xích lên băng tải đúng vị trí sao cho miệng bao được
đặt trên thanh định vị đúng vị trí cần hàn.
Nếu chọn Semi, phải nhấn nút Semi Key để băng tải hoạt động đưa bao xúc xích vào buồng hút. Sau đó, bao được hút xong sẽđược băng tải đưa đến bộ phận chứa sản phẩm đã được hút.
Nếu quá trình vận hành có xảy ra lỗi, nhấn nút Stop để tạm dừng máy ngay lập tức.
Sau khi gói xong, nhấn phím để tắt máy rồi tiến hành làm vệ sinh cho máy.
6. Máy dò kim loại 6.1 Mục đích
Kiểm tra các gói sản phẩm sau khi được đóng gói hoàn chỉnh có lẫn kim loại trong đó hay không nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng cũng như đểđảm bảo hệ thống máy móc hoạt động ổn định.
6.2 Nguyên lý hoạt động
Máy dò kim loại sử dụng từ trường để dò kim loại. Dưới ảnh hưởng của từ
trường, kim loại được chia ra làm 2 dạng là nhiễm từ (sắt) và không nhiễm từ
(đồng, nhôm, thép không gỉ,…). Kim loại nhiễm từđược dò đốt ở tần số cao, kim loại không nhiễm từ dò đốt ở tần số thấp.
Máy dò kim loại sóng đôi phát ra hai sóng điện từ để dò 2 lần khi sản phẩm qua máy. Một sóng có tần số tối ưu với kim loại nhiễm từ (Fe) và một sóng tối ưu với kim loại không nhiễm từ (SuS).
Vận tốc băng tải có thể cài tùy ý từ 10 đến 91m/phút với độ nhạy không thay
đổi.
Khi phát hiện có kim loại, băng tải sẽ ngừng hoạt động, đồng thời còi báo hiệu vang lên báo để người vận hành máy biết để xử lý.
6.3 Quá trình vận hành
Chuyển công tác sang “ON” để mở nguồn chính cho máy. Chọn chương trình phù hợp với sản phẩm đang chạy. Bấm nút “RUN” cho băng tải chạy.
Đặt mẫu thử lên gói sản phẩm để kiểm tra máy. Lần lượt kiểm tra với 2 mẫu thử là Fe và SuS. Nếu máy phát hiện tốt thì tiếp tục cho máy hoạt động.
Cho từng gói sản phẩm qua băng tải. Khi phát hiện ra sản phẩm có kim loại hoặc do bị nghẽn, băng tải ngừng hoạt động và có còi báo thì sau khi xử lý sự cố, bấm lại phím “RUN” để băng tải hoạt động trở lại.
Khi hoạt động xong, bấm “STOP” để dừng băng tải. Tắt máy bằng cách chuyển công tắc sang “OFF”.
E. KẾT LUẬN VÀ NHẬN XÉT.
1. NHẬN XÉT
Ưu điểm:
Nhà máy chế biến thị CP có một vị trí địa lý khá thuận lợi về mặt giao thông
đường bộ, thuộc khu Công Nghiệp Biên Hòa 2 nên xa khu dân cư nhưng không quá xa khu trung tâm thành phố, thuận lợi cho họat động sản xuất cũng như việc giao dịch buôn bán và phân phối sản phẩm.
Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động đồng bộ từ ban giám đốc đến các phòng ban chức năng, dẫn đến toàn bộ hoạt động của nhà máy cũng nhịp nhàng.
Họat động của nhà máy phong phú đa dạng từ giếc mổ gia công, phân phối và chế biến thực phẩm gia súc. Sản phẩm của nhà máy cũng rất đa dạng về chủng loại.
Nhà máy chế biến với 3 phân xưởng sản xuất: nguyên liệu, chế biến, đóng gói với sản lượng 10 - 12 tấn/ngày. Bao gồm các chủng loại mặt hàng đa dạng: xúc xích, chả lụa, giò thủ, nem giòn, tàu hũ, …
Nguồn nguyên liệu tự cấp nên đảm bảo chất lượng.
Khuyết điểm:
Nhà máy chư hoạt động hết công suất thiết kế, do đó hoạt động của nhà máy chưa đạt hiệu quả kinh tế cao. Làm cho giá thành sản phẩm cao.
Tuy nhiên vẫn chưa được tựđộng hóa hoàn toàn, mà vẫn còn cần đến sự giúp
đỡ của nhiều công nhân.
Phân xưởng giếc mổ chỉ hoạt động 1 dây chuyền giếc mổ gà nên bị hạn chế
vềđa dạng nguồn nguyên liệu.
2. KẾT LUẬN
Để nhìn nhận, đánh giá và nắm rõ quy trình sản xuất xúc xích xông khói trong quy mô công nghiệp không phải dễ, cần phải học tập thêm nhiều và cần một khoảng thời gian tương đối lớn. Sau khi thực tập và nhìn nhận dưới góc độ là một sinh viên, chúng em nhận thấy rằng, việc chế biến tại phòng thí nghiệm và việc
đưa sản phẩm vào sản xuất là có sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những kiến thức và thực hành tại trường cũng phần nào đáp ứng được trong quy trình sản xuất.
Dưới góc độ của một doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm, nhà máy chế
biến thịt CP hoàn toàn đáp ứng đầy đủ ba yêu cầu của một sản phẩm chất lượng: an toàn tực phẩm, tính khả dụng và tính kinh tế. Nhà máy đã áp dụng HACCP vào các công đọan chế biến để đảm bảo an toàn vệ sinh, đã đưa công nghệ vào qui trình chế biến.
Nguồn nguyên liệu tự cung tự cấp nên đảm bảo chất lượng và số lượng cho sản xuất. Nhà máy cũng luôn có kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất sản xuất, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và đẩy mạnh thương hiệu, phát triển ngày càng lớn mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] Lê Ngọc Tú (chủ biên), La Văn Chứ, Đặng Thị Thu, Nguyễn Thị Thịnh, Bùi
Đức Hợi, Lê Doãn Diên (2005), Hóa sinh công nghiệp, NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội.
[2] Giáo trình hóa sinh thực phẩm (2007), Trường Đại học công nghiệp TP.HCM. [3] Nguyễn Chí Linh (2007), Bài giảng phụ gia trong chế biến thực phẩm, Trường