Công tác giám định và bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị đối với công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI (Trang 41 - 48)

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ BẢO HIỂM CHÁY NỔ BĂT BUỘC TẠI PT

3.2 Công tác giám định và bồi thường tổn thất

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung là bán “ lời hứa” do sản phẩm của ngành là sản phẩm vô hình do đó PTI thấy rõ việc bồi thường là thể hiện trách nhiệm của công ty đối với khách hàng. Tuy nhiên đúng cũng như các hợp đồng thương mại khác, hợp đồng bảo hiểm hỏa hoạn cũng thể hiện quyền lợi và nghĩa vụ của các bên luôn song hành cùng nhau. Do đó việc giám định và bồi thường tổn thất cần thực hiện minh bạch, công bằng và đúng pháp luật.

Mục đích của giám định tổn thất: xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất để từ đó làm cơ sở để người bảo hiểm xác định tổn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không và tính toán chính xác số tiền bồi thường. Khi có tổn thất xảy ra, người được bảo hiểm phải kịp thời thông báo cho người bảo hiểm (bằng văn bản, điện thoại, điện tín hoặc fax,...) về các nội dung như: địa điểm, thời gian xảy ra tổn thất, đối tượng bị thiệt hại, dự đoán nguyên nhân xảy ra tổn thất,... trong đó có bảng kê chi tiết ước tính giá trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho công việc giám định. Sau khi nhận được thông báo, công ty cử cán bộ có trách nhiệm đến hiện trường cùng các bên tiến hành giám định và lập biên bản giám định. Trong trường hợp hai bên không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại thì có thể mời giám định viên độc lập. Nội dung biên bản hoặc chứng từ giám định thiệt hại phải phán ánh được những thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và tài sản bị tổn thất, bao gồm : Tóm tắt về đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm; Miêu tả về địa điểm được bảo hiểm; Nguyên nhân dẫn đến tổn thất; Mô tả mức độ thiệt hại và tính toán giá trị thiệt hại; Đánh giá về trách nhiệm của bảo hiểm đối với thiệt hại đã xảy ra: Vấn đề đóng góp bồi thường với người bảo hiểm khác (nếu có); Diễn biến sự cố dẫn đến tổn thất và các biện pháp xử lý; Biện pháp phòng tránh;Lời khai của các nhân chứng,... . Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan như công an, cảnh sát phòng cháy, đại diện cơ quan thuế, kiểm toán, chính quyền sở tại,... công ty có thể yêu cầu người được bảo hiểm cho xem dấu vết của tài sản bị tổn thất bằng ảnh chụp tại hiện trường cũng như chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình đang sử dụng cho đến trước khi xảy ra rủi ro.

3.2.1 Xác định nguyên nhân gây tổn thất

Việc giám định phải xác định được nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn để căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm đã cấp xem rủi ro đó có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không. Xác định chính xác được nguyên nhân gây tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không giúp cho tiến trình giải quyết bồi thường được nhanh chóng và đúng

với quyền lợi của khách hàng cũng như nghĩa vụ của công ty. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý với kết quả giám định của PTI thì có thể thuê một công ty giám định độc lập thực hiện việc giám định lại, tuy nhiên PTI sẽ không chi trả chi phí đó trừ khi kết quả giám định khác với kết quả giám định của PTI

Sau khi nhận được thông báo xảy ra hỏa hoạn, giám định viên của công ty sẽ được cử xuống hiện trường để kịp thời quan sát và thu thập các bằng chứng xác định nguyên nhân xảy ra tổn thất. Việc này phải đòi hỏi giám định viên phải am hiểu về đối tượng được bảo hiểm để có thể căn cứ vào việc quan sát để có thể sơ lược tạm thời được những nguyên nhân khách quan gây ra hỏa hoạn, đồng thời phải có khả năng phân tích để thông qua việc lấy lời khai từ các nhân chứng để có thể xác định được nguyên nhân chủ quan( cố ý ) gây ra hỏa hoạn

Giám định viên cần xác định nhanh chóng:

- Xác định thời điểm xảy ra sự cố (vào thời điểm nào, ai phát hiện ra).

- Lấy các lời khai (có ký xác nhận), thông tin từ các đối tượng có mặt tại hiện trường vào thời điểm xảy ra tổn thất.

- Diễn biến sự cố (bắt đầu ở đâu, sau dó xảy ra như thế nào?).

- Các biện pháp giảm nhẹ tổn thất đã thực hiện. (Ví dụ có phương tiện chữa cháy không? lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp/cảnh sát PCCC ? Việc cứu chữa được thực hiện sau khi có sự cố xảy ra bao lâu, hiệu quả của việc cứu chữa …).

- Thời điểm sự cố được khắc phục hoàn toàn

Để xác định thiệt hại gây ra bởi một rủi ro được bảo hiểm hay không trước hết phải xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất. Sau đó, đối chiếu với đơn bảo hiểm để xem rủi ro đó được bảo hiểm hay bị loại trừ?

Giám định viên phải diễn tả chi tiết cách thức điều tra của mình một cách logic về nguyên nhân gây ra tổn thất trước khi đến kết luận cụ thể. Có thể dùng phương pháp loại trừ để đi đến giới hạn một hoặc một số nguyên nhân có thể dẫn đến tổn thất.

Phải xác định càng chính xác càng tốt điểm phát cháy đầu tiên bằng cách kiểm tra hiện trường và lấy lời khai của các nhân chứng, kiểm tra kỹ các công đoạn sử dụng nhiệt trong quá trình sản xuất. Xem xét sơ đồ hệ thống điện, kiểm tra lại các đầu nối dây, công tắc, cầu dao,… Kiểm tra các khu vực chứa hóa chất hoặc các nguyên vật liệu dễ cháy nổ.

Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, có nguyên nhân được bảo hiểm và không được bảo hiểm thì phải xác định rõ mức độ thiệt hại

do từng rủi ro riêng biệt gây ra để đánh giá chính xác trách nhiệm của bảo hiểm đối với thiệt hại đã xảy ra.

Trường hợp vụ việc phức tạp chưa đánh giá được chính xác nguyên nhân tổn thất ở lần giám định đầu tiên thì cần ghi rõ trong biên bản giám định là: trách nhiệm bảo hiểm sẽ được xác định sau khi nguyên nhân tổn thất đã được xác định chính xác.

Trường hợp việc xác định nguyên nhân tổn thất quá phức tạp thì phải trưng cầu giám định của một cơ quan chuyên ngành. Đặc biệt đối với những vụ hỏa hoạn lớn, việc điều tra nguyên nhân tổn thất gần như bắt buộc phải thực hiện bởi cơ quan chức năng là cảnh sát PCCC và cảnh sát điều tra.

Kết luận điều tra của các cơ quan có thẩm quyền nguyên nhân này là bằng chứng pháp lý để xem xét trách nhiệm bảo hiểm (được đính kèm biên bản giám định).

3.2.2 Thực hiện cứu chữa và hạn chế tổn thất thêm đối với tài sản đựợc bảo hiểm.

Trong khi xác định nguyên nhân gây ra hỏa hoạn thì giám định viên phải đưa ra được các ý kiến góp ý cho người được bảo hiểm các biện pháp làm hạn chế bớt tổn thất, mục đích làm không tăng số tiền bồi thường trong trường hợp rủi ro gây tổn thất là rủi ro được bảo hiểm và làm tránh thiệt hại nặng tới xã hội vì hỏa hoạn lan truyền rất nhanh và hậu quả rất khó lường. Các biện pháp hạn chế tổn thất có thể là:

Đối với công trình kiến trúc

Nêu phương án khắc phục cụ thể: hư hại nào NĐBH có thể tự khắc phục hoặc thuê sửa chữa.

Trường hợp NĐBH tự sửa chữa hoặc trường hợp chỉ định thầu sửa chữa thì phải theo dõi giám sát quá trình sửa chữa trên cơ sở phương án hợp lý đã thống nhất giữa PTI và khách hàng.

Trường hợp phải thuê đơn vị khác sửa chữa giám định viên phải thống nhất phương án khắc phục hợp lý với Người được bảo hiểm. Lấy giá cạnh tranh thông qua hình thức chào giá hoặc tổ chức đấu thầu sửa chữa/thay thế. Sau đó, cũng phải giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa.

Đối với máy móc, thiết bị:

Thống nhất với Người được bảo hiểm để lựa chọn phương án khắc phục cụ thể : - Phương án sửa chữa: Tìm và thống nhất với khách hàng cơ sở sửa chữa hợp lý. Tùy trường hợp cụ thể có thể thông qua hình thức chỉ định hay chào thầu theo quy định của Nhà nước.

- Phương án thay thế: là phương án hợp lý được thống nhất giữa Người được bảo hiểm và PTI. Sau đó, phải tổ chức đấu thầu để chọn giá thấp (trừ các trường hợp được phép chỉ định thầu theo quy định của Nhà nước).

Giám định viên cũng phải theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sửa chữa/thay mới. Đối với hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm, sản phẩm dở dang đang lưu kho hoặc đang trên dây chuyền sản xuất:

- Thống nhất với NĐBH để lựa chọn phương án khắc phục cụ thể. Đối với những hạng mục chỉ bị hư hỏng dẫn đến phải giảm giá trị thương mại thì phối hợp với người được bảo hiểm để tổ chức bán theo giá chào cao nhất để hạn chế bớt thiệt hại. Việc xử lý phải thực hiện khẩn trương nhất để giải phóng mặt bằng tạo điều kiện cho Người được bảo hiểm khôi phục lại họat động bình thường trong thời gian sớm nhất và để tránh tổn thất lây lan phát sinh thêm.

Việc PTI chấp nhận bồi thường tổn thất toàn bộ không có nghĩa là PTI đồng ý để NĐBH từ bỏ tài sản tổn thất cho mình.

Trong quá trình dập lữa có thể có nhiều người cùng tham gia cứu chữa. Tuy nhiên khi khi đám cháy đã được khống chế thì cần phải phong tỏa những nơi mà người ngoài có thể đột nhập vào. Mục đích tránh bị mất cắp khi hỗn loạn, công ty sẽ phải bồi thường cho những rủi ro là mất cắp mà người được bảo hiểm không chứng minh được là mất cắp.

Bơn rút nước cứu hỏa còn đọng lại ra khỏi nơi chứa tài sản. Mục đính không làm tài sản bị ngấm nước nhất là các hàng thực phẩm…

Thu gom các mảnh vỡ và tro than để cứu tài sản

Trong trường hợp không di chuyển tài sản cứu chữa được đến kho chứa khác trong thời gian ngắn thì phải cử người canh gác và có các biện pháp đảm bảo tài sản được bảo quản trong điều kiện cho phép như che chắn bằng bạt tránh bị nước mưa làm hỏng…

Sau khi xác định được nguyên nhân gây tổn thất, giám định viên phải xác định được mức độ thiệt hại và báo cáo về công ty

3.2.3 Kiểm tra đơn bảo hiểm và xác định tổn thất thuộc trách nhiệm của công ty

Sau khi nhận hồ sơ đòi bồi thường, nhân viên phòng bảo hiểm tài sản PTI sẽ kiểm tra lại hồ sơ có đầy đủ và hợp lệ không. Trong trường hợp nếu hồ sơ thuộc trách nhiệm bồi thường của PTI tuy nhiên chưa đầy đủ thì phải thông báo ngay cho khách hàng để kịp thời bổ sung. Sau đó, cán bộ bồi thường đối chiếu với quy tắc bảo hiểm và văn bản hướng dẫn của công ty để xác định được trách nhiệm của công ty. Cụ thể:

khiếu nại đó có nằm trong các điều kiện đã thỏa thuận không; có điểm loại trừ nào có tác động hoặc ảnh hưởng tới khiếu nại đó không; có điều kiện bảo hiểm nào bị vi phạm làm mất hiệu lực hoặc thu hẹp phạm vi được bảo hiểm của khiếu nại không.

Số tiền bồi thường được xác định trên cơ sở:

Biên bản giám đinh tổn thất và bản kê khai tổn thất. Điều khoản, điều kiện của hợp đồng bảo hiểm. Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp.

Thực tế chi trả của người thứ ba( nếu có).

Bên cạnh đó: bảo hiểm hỏa hoạn thường với số tiền bảo hiểm lớn nên công ty thường tái bảo hiểm đi, do đó khi có tổn thất xảy ra việc kịp thời phân chia trách nhiệm của cả công ty nhận tái bảo hiểm. Việc xác định trách nhiệm của các công ty nhận tái do PTI đảm nhận, khách hàng không phải tham gia vào khâu này.

3.2.4 Xác định phương pháp bồi thường

Các hình thức bồi thường: Thanh toán bằng tiền mặt, sửa chữa tài sản, thay thế mới tài sản. Cụ thể:

Trường hợp tổn thất nhà xưởng

- Nguyên tắc giải quyết: Số tiền bồi thường không vượt quá giá trị thực tế của tài sản bị tổn thất tại thời điểm ngay trước thời điểm tổn thất.

- Giá trị thực tế của tài sản ngay trước thời điểm tổn thất được xác định bằng cách lấy giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất trừ đi một giá trị khấu hao phù hợp trên cơ sở thời gian sử dụng hiện trạng của tài sản đó tính đến thời điểm xảy ra tổn thất.

- Giá trị thay thế mới tại thời điểm xảy ra tổn thất là toàn bộ các chi phí cần thiết để khôi phục lại công trình tính tại thời điểm xảy ra tổn thất trong trường hợp tổn thất toàn bộ. Giá trị này bao gồm: giá trị nguyên vật liệu, nhân công, chi phí lắp đặt lại, chi phí giám sát, chi phí mua thiết bị, thuế hải quan…

- Vì vậy, ngoài việc thu thập và kiểm tra các chứng từ hóa đơn và sổ sách, quyết toán công trình cũng như chứng từ liên quan đến việc sửa chữa/khôi phục tài sản bị tổn thất thì cần phải kiểm tra giá nguyên vật liệu thị trường tại thời điểm tổn thất.

- Nếu giá trị bảo hiểm của công trình thấp hơn giá trị thực tế của công trình tại thời điểm tổn thất phải áp dụng nguyên tắc bồi thường theo tỷ lệ dưới giá trị.

- Để tính toán chính xác số tiền bồi thường cần phải dựa trên giá trị bảo hiểm của máy móc, thiết bị bị tổn thất, giá trị thu hồi và trên cơ sở thu thập các thông tin như: hóa đơn, chứng từ phục vụ việc đánh giá giá trị thực tế và giá trị thay thế mới của máy móc thiết bị tại thời điểm xảy ra tổn thất và chi phí sửa chữa/khôi phục.

- Giá trị thực tế của máy móc thiết bị tại thời điểm thực tế cũng dựa vào giá trị thay thế mới của nó tại thời điểm xảy ra tổn thất và phải xác định giá trị khấu hao phù hợp trên cơ sở thời gian sử dụng máy móc thiết bị, tỷ lệ khấu hao theo sổ sách kế toán và hiện trạng của máy móc thiết bị.

- Giá trị thay thế mới của máy móc thiết bị tại thời điểm xảy ra tổn thất là toàn bộ các chi phí cần thiết để khôi phục lại nó tính tại thời điểm xảy ra tổn thất trong trường hợp xảy ra tổn thất toàn bộ. Giá trị này bao gồm: Giá thành, chi phí vận chuyển, lắp đặt, thuế nhập khẩu, lệ phí hải quan. Để xác định các giá trị này cần khảo sát thị trường, đề nghị hãng cung cấp thiết bị chào giá.

Trường hợp tổn thất hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, đang lưu kho hoặc đang trên dây chuyền sản xuất.

- Nếu giá trị tồn kho tại thời điểm tổn thất bằng hoặc thấp hơn giá trị bảo hiểm :

+ Đối với nguyên vật liệu chưa qua gia công chế biến bị tổn thất:

Số tiền bồi thường = chi phí mua hàng (gồm cả chi phí vận chuyển) – giá trị thu hồi – mức khấu trừ.

+ Bán thành phẩm/sản phẩm dở dang bị tổn thất : Cơ sở tính thiệt hại là chi phí sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công …) tính đến thời điểm tổn thất

Số tiền bồi thường = chi phí mua hàng (gồm cả vận chuyển) + chi phí gia công chế biến đến thời điểm tổn thất – giá trị thu hồi – mức khấu trừ.

+ Đối với thành phẩm bị tổn thất : Cơ sở tính thiệt hại là giá thành sản xuất, bao gồm chi phí nguyênvật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản và phí quản lý (không có lợi nhuận).

Số tiền bồi thường = giá thành sản xuất – giá trị thu hồi – Mức khấu trừ.

+ Đối với hàng hóa dữ trữ ở kho và hàng hóa ở các cửa hàng, cở sở tính thiệt hại là giá mua (xác định theo hóa đơn mua hàng) mà Người được bảo hiểm đã trả chứ không phải là giá bán, bởi vì Người được bảo hiểm sẽ thu hồi được khoản chênh lệch

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị đối với công ty cổ phần bảo hiểm bưu điện PTI (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w