Thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty B
Khi đưa ra những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty B sau quá trình tìm hiểu sơ bộ ban đầu, kiểm toán viên đã nhận định hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty đạt ở mức trung bình. Do đó, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán này, các kiểm toán viên của công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát tiếp tục tiến hành phỏng vấn, điều tra bộ phận kế toán và Ban giám đốc công ty B về các chính sách liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền. Qua đó, xem xét môi trường kiểm soát của công ty B có thật sự tốt và đảm bảo rằng chu trình bán hàng – thu tiền được thực hiện một cách trung thực và hợp lý hay không. Sau khi tìm hiểu, KTV rút ra kết luận không có vấn đề nảy sinh trong quá trình phỏng vấn, điều tra, các nhận định ban đầu là tương đối chính xác, do đó chương trình kiểm toán vẫn được tiến hành như công ty APS và kiểm toán viên đã xây dựng.
Thực hiện thử nghiệm cơ bản trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty B
• Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với các nghiệp vụ bán hàng + Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được tiến hành tương tự như đối với công ty A. Kiểm toán viên TTH cũng tiến hành so sánh doanh thu của công ty B trong năm tài chính 2009 với doanh thu trong năm 2008 để thấy được xu hướng biến động của tổng doanh thu, thể hiện ở bảng sau (bảng 1.17)
Bảng 1.15. Phân tích doanh thu
APS
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát Khách hàng: Công ty B
Niên độ kế toán: năm 2009 Tham chiếu: R 1/1 Khoản mục: doanh thu Người thực hiện: TTH Bước công việc: phân tích doanh thu Ngày thực hiện: 25/1/2010
Mô tả Doanh thu
năm 2009 (1000 VNĐ) Doanh thu năm 2008 (1000 VNĐ) Chênh lệch 2009 so với 2008 Giá trị (1000 VNĐ) % Văn phòng 7.895.265 6.954.380 940.885 13,5% Khách sạn 46.783.717 34.571.040 12.212.677 35% - Phòng 25.985.745 16.698.524 9.287.221 56% - Ăn uống 17.654.234 14.859.979 2.794.255 19% - Các khoản khác 3.143.738 3.012.537 131.201 4% Tổng 54.678.982 41.525.420 11.687.720 28%
Người kiểm tra: Ngày thực hiện:
(Tài liệu do công ty APS cung cấp)
Doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 940.885 nghìn đồng, tương ứng tăng 13,5% là do ảnh hưởng bởi sự tăng lên của số lượng khách thuê. Ngoài ra, sự thay đổi về thời gian thuê của các khách hàng cũng là một nguyên nhân khiến doanh thu hoạt động cho thuê văn phòng tăng lên.
Đối với hoạt động khách sạn
Doanh thu hoạt động khách sạn năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 (35%) là do các nguyên nhân sau:
Nhờ chiến dịch quảng cáo từ các năm trước nên trong năm 2009, hình ảnh của công ty đối với khách hàng trở nên gần gũi hơn, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao, do đó tỷ lệ khách hàng đến với công ty đã tăng đáng kể. Đây là một yếu tố quan trọng, tạo nền tảng vững chắc giúp doanh thu của công ty tăng mạnh, hiệu quả kinh doanh được nâng cao và ngày càng tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Dự kiến trong những năm tới, đây cũng sẽ là một trong những yếu tố góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh doanh của công ty.
Do tình hình kinh tế nói chung trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ lạm phát cao làm giá cả chung tăng lên, do đó giá thuê phòng của công ty cũng tăng lên 25% so với năm 2008, đây cũng là một trong số những nguyên nhân làm doanh thu của công ty tăng thêm so với năm 2008. Việc tăng giá phòng này là hoàn toàn hợp lý để đảm bảo được mức sinh lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Cơ cấu khách hàng của công ty có sự thay đổi, theo đó khách hàng là doanh nghiệp tăng so với năm trước. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng do khách hàng doanh nghiệp thường yêu cầu dịch vụ có chất lượng đảm bảo và sẵn sàng trả với mức giá cao.
Ngoài ra, nhờ vào sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam cũng như của thành phố Hải Phòng nói riêng. Thành phố Hải Phòng đã đầu tư xây dựng nhiều công trình giao thông, các khu trung tâm thương mại, mua sắm… , thu hút khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài nhằm đổi mới bộ mặt và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố nên số lượng khách nước ngoài đến sống và làm việc cũng như đi du lịch ngày càng tăng, do đó số lượng khách hàng đến thuê phòng và sử dụng các dịch khác của công ty cũng tăng mạnh.
+ Đối chiếu số liệu
Tương tự như ở công ty A, sau khi phân tích, KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp tài khoản và số liệu trên sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 511… để xem số liệu đã trùng khớp chưa. Sau khi xem xét đối chiếu xong, kiểm toán viên thấy rằng các số liệu kế toán đã trùng khớp, KTV đưa ra kết luận về số liệu của khoản mục doanh thu là chính xác.
Tiếp theo KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến doanh thu của công ty.
Công ty B là công ty có số lượng khách hàng lớn nên các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục doanh thu tương đối nhiều. Vì vậy, KTV không thể kiểm tra được chi tiết toàn bộ các nghiệp vụ liên quan đến khoản mục doanh thu phát sinh trong năm mà chỉ tiến hành kiểm tra chọn mẫu.
Kiểm toán viên TTH tiến hành chọn các hoá đơn có giá trị lớn. Các chứng từ thông thường bao gồm hoá đơn và bản đăng ký của khách hàng. Quá trình kiểm tra thể hiện trên giấy tờ làm việc tương tự như đối với công ty A, bao gồm các công việc:
1) Kiểm tra đối chiếu với bản đăng ký của khách hàng 2) Kiểm tra đối chiếu với các chính sách về giá
3) Kiểm tra các thủ tục phê duyệt trên hoá đơn 4) Kiểm tra tờ khai thuế
5) Kiểm tra việc hạch toán ghi sổ
Qua quá trình kiểm tra, không nhận thấy trường hợp sai lệch nào, KTV đưa ra kết luận, mọi nghiệp vụ được kiểm tra đều chính xác, không có vấn đề gì trọng yếu phát sinh.
+ Kiểm tra tính đúng kỳ
Kiểm tra tính đúng kỳ luôn là mục tiêu hết sức quan trọng của KTV. Đối với công ty B, quy trình kiểm tra tính đúng kỳ cũng tiến hành tương tự công ty A. Thông qua việc kiểm tra này, KTV xác định được tính có thật và đầy đủ của công ty A về khoản mục doanh thu trong năm tài chính 2009.
KTV sẽ lựa chọn một số hoá đơn bán hàng của năm tài chính 2009 và một số hoá đơn phát sinh đầu năm 2010 để xem xét việc ghi sổ của các nghiệp vụ này. Sau quá trình kiểm tra chọn mẫu một số hoá đơn chứng từ, KTV xác định không có chứng từ nào hạch toán sai kỳ.
+ Kiểm tra chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu
Tại công ty B, công ty chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng, khách sạn, dịch vụ ăn uống… với chất lượng cao nên trong năm không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu.
• Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với khoản phải thu khách hàng
Kiểm toán viên TTH cũng tiến hành thu thập tài liệu tương tự như đối với công ty A và bắt đầu với thủ tục phân tích.
Bảng 1.16. Đối chiếu sổ sách và phân tích
APS
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát Khách hàng: Công ty B
Niên độ kế toán: năm 2009 Tham chiếu: E 1/1 Khoản mục: phải thu khách hàng Người thực hiện: TTH Bước công việc: đối chiếu sổ sách và phân tích Ngày thực hiện: 28/1/2010
Mô tả Dư cuối kỳ (1000
VNĐ) Dư đầu kỳ (1000VNĐ) Chênh lệch 2009 sovới 2008 Giá trị
(1000VNĐ) VNĐ)
%
Văn phòng 815.365 (Ag) 845.951 (Ly) (30.586) -3,6%
Khách sạn 1.994.891 (Ag) 2.904.307 (Ly) (909.416) -31%
- Công ty 1.686.975 (Ag) 2.454.256 (Ly) (767.281) -31,3% - Khách lẻ 248.258 (Ag) 386.371 (Ly) (138.113) -36% - Thanh toán
bằng thẻ
59.658 (Ag) 63.680 (Ly) (4.022) -6,3%
Tổng 2.810.256 (Ag) 3.750.258 (Ly) (940.002) -25%
Ly: Khớp đúng với Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước
Ag: Khớp đúng với Bảng cân đối kế toán năm 2009, sổ chi tiết theo đối tượng Người kiểm tra: Ngày thực hiện:
(Tài liệu do công ty APS cung cấp)
Qua bảng phân tích ở trên, các kiểm toán viên của APS nhận thấy rằng các khoản phải thu khách hàng trong năm 2009 của công ty B đều giảm đi so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã có chính sách thu hồi nợ tốt hơn so với năm trước.
Tiếp theo, KTV tiến hành rà soát báo cáo tuổi nợ để nhận biết những tài khoản quá hạn có số tiền lớn. Sau khi rà soát và nắm được tình hình, kiểm toán viên tiến hành thảo luận với Giám đốc tài chính và kế toán trưởng về tình hình thanh toán của các khách hàng nợ trong quá khứ, hành động của ban lãnh đạo công ty và khả năng thu hồi các khoản nợ. Tiến hành soát xét các khoản thu sau năm tài chính và kiểm tra tới các chứng từ hỗ trợ.
Kiểm toán viên thu được kết quả sau:
Các chính sách tín dụng được áp dụng một cách chặt chẽ trong năm.
Hầu hết các khoản nợ quá hạn là từ 0 – 90 ngày (chiếm 35% tổng số dư các khoản nợ) trong khi đó số lượng các khoản nợ còn lại là chưa đến hạn.
Các khoản quá hạn hơn 30 ngày có số tiền lớn là của đại lý du lịch BT và ATr. Đây là các đại lý có quan hệ tốt, và là mối làm ăn lâu năm với công ty B. Qua thảo luận với kiểm soát viên tài chính, thời hạn tín dụng 60 ngày được chấp nhận đối với các đại lý này.
Gửi thư xác nhận
Cũng giống như công ty A, tại công ty B, lượng khách hàng của công ty rất nhiều nên công ty chỉ có thể thực hiện việc đối chiếu công nợ vào cuối năm tài chính đối với một số khách hàng chứ không đối chiếu hết được. KTV sau khi phỏng vấn kế toán nhằm biết thêm thông tin về những khách hàng của công ty B, đã chọn ra 12 khách hàng để gửi thư xác nhận. Thư xác nhận được lập theo mẫu chung của công ty APS giống như khi kiểm toán tại công ty A.
Sau khi gửi thư xác nhận một thời gian, KTV nhận được tất cả thư trả lời từ phía khách hàng của công ty B về số dư công nợ và hoàn toàn trùng khớp với số tiền mà các thư xác nhận đã được gửi đi trước đó.
Sau khi kiểm tra chi tiết xong các nghiệp vụ phát sinh công nợ, thanh toán công nợ, KTV tiến hành lập trang kết luận kiểm toán như bảng 1.19.
APS
Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Kế toán An Phát Khách hàng: Công ty B
Niên độ kế toán: năm 2009 Tham chiếu: E 1/S Khoản mục: phải thu khách hàng Người thực hiện: TTH Bước công việc: kết luận Ngày thực hiện: 28/1/2010 Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần phải thu khách hàng đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán.
Các vấn đề phát sinh
Không có vấn đề phát sinh.
Kiến nghị Kết luận
Dựa vào kết quả công việc và ngoại trừ các vấn đề trên, theo ý kiến tôi:
Cơ sở dẫn liệu cho phần phải thu khách hàng là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu với tổng số dư 2.810.256.000 VNĐ là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
• Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với nghiệp vụ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng Đối với nghiệp vụ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên tiến hành tương tự như công ty A. Qua đó, kiểm toán viên kết luận không có vấn đề phát sinh trọng yếu đối với khoản mục tiền tại công ty B.
1.3.3. Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền
Kết thúc kiểm toán là bước công việc cuối cùng trong quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng lại đóng vai trò quan trọng không kém các khâu trước đó vì đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên phải lập báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính.
Đối với cả 2 công ty A và B, sau khi kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền, kiểm toán viên của APS có trách nhiệm tổng hợp lại tất cả các giấy tờ làm việc của mình có liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền đối
với từng khoản mục đã thực hiện. Sau khi tổng hợp lại giấy tờ, hoàn thiện, tiến hành tham chiếu đầy đủ, các giấy tờ làm việc này sẽ được chuyển cho trưởng nhóm kiểm toán. Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán có trách nhiệm soát xét lại toàn bộ giấy tờ làm việc, sau đó tiến hành thảo luận trực tiếp với các thành viên trong nhóm trực tiếp thực hiện kiểm toán. Biên bản kiểm toán sẽ được lập sau khi thảo luận, trong đó ghi rõ những kiến nghị cũng như bút toán điều chỉnh cần thiết đối với các khoản mục liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền.
Sau đó, biên bản kiểm toán sẽ được đưa cho kế toán trưởng. Nếu xảy ra trường hợp kế toán trưởng không thống nhất với bất kỳ kiến nghị hoặc bút toán điều chỉnh nào thì kiểm toán viên của APS có trách nhiệm phải đưa ra các bằng chứng kiểm toán chứng minh cho kết luận của mình. Kế toán trưởng sau đó sẽ phải giải trình với kiểm toán viên về các vấn đề đó, sao cho có thể đưa ra được kết luận thống nhất cả 2 bên và phù hợp với các quy định cũng như chuẩn mực chung về kế toán và kiểm toán được chấp nhận.
Biên bản kiểm toán đã được thống nhất phải có chữ ký đầy đủ của cả hai bên: bên kiểm toán và giám đốc đơn vị khách hàng.
Để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền, cũng như đảm bảo rằng ý kiến của kiểm toán viên đưa ra là chính xác, hợp lý, đáng tin cậy thì công ty APS thực hiện thông qua 3 cấp soát xét.
Dựa trên biên bản kiểm toán và tài liệu giữa 3 cấp soát xét, kiểm toán viên của APS đưa ra bản dự thảo báo cáo kiểm toán. Bản dự thảo này đưa ra cho khách hàng để khách hàng có thể xem xét và họp thông qua kết quả kiểm toán.
Cuối cùng, Ban giám đốc công ty khách hàng sẽ được gửi bản dự thảo báo cáo và tài liệu soát xét giữa ba cấp để họ có thể xem xét lần cuối trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.