Hoạt động của ngân hàng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM potx (Trang 48 - 49)

Theo qui định trong luật tổ chức tín dụng mới sửa đổi năm 2010, văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài không được phép có các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, như vậy, trên toàn thị trường có tổng cộng 83 ngân hàng có thể tham gia vào thị trường TPDN (trừ ra 50 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài, xem bảng 2). Các hoạt động của ngân hàng trên thị trường TPDN gồm có: (i) tư vấn và bảo lãnh phát hành; (ii) đại lý phát hành và (iii) đầu tư trái phiếu như một tổ chức tài chính thông thường. Đánh giá tổng quan thị trường TPDN Việt Nam hiện nay có thể thấy các ngân hàng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thị trường này.

Bảng 3.1. Các loại hình ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam Loại hình ngân hàng NHTM nhà nước NHTM cổ phần trong nước Chi nhánh NH nước ngoài Văn phòng đại diện NH nước ngoài Ngân hàng liên doanh Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Tổng cộng Số lượng 5 37 36 50 5 5 133

(Nguồn: ngân hàng nhà nước )

Về hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu, thống kê cho thấy tất cả các đợt phát hành trái phiếu trong 2 năm 2009-2010 đều có sự tham gia bảo lãnh của các ngân hàng. Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2010, các doanh nghiệp đã huy động được gần 45.500 tỷ đồng từ kênh phát hành trái phiếu thông qua 45 đợt phát hành, tăng so với 30.000 tỷ đồng và 39 đợt phát hành được thực hiện trong năm 2009.Có thể kể đến một số đợt phát hành lớn đã thành công với sự tham gia bảo lãnh của các ngân hàng trong và ngoài nước như sau.

Hoạt động trên thị trường TPDN hiện nay của các ngân hàng ở Việt Nam hiện chịu sự quản lý, giám sát và chi phối đáng kể của luật chứng khoán 2006, luật các tổ chức tín dụng 2006 và sửa đổi 2010, nghị định 226 về các chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức tín dụng.

Trên thị trường TPDN hiện nay, hoạt động đầu tư của các ngân hàng có thể nói là mang những điểm rất riêng so với hoạt động đầu tư nói chung của các định chế tài chính. Các ngân hàng có ưu thế về nguồn thông tin tín dụng doanh nghiệp thông qua

hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, khác với các tổ chức tài chính thông thường, nguồn tài chính của các ngân hàng rất mạnh, mặt khác, do vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu những chi phối đặc biệt của các cơ quan quản lý. Một điểm đặc biệt khác đối với hệ thống NHTM Việt Nam đó là sự tham gia “đỡ lưng” của ngân hàng nhà nước nếu có tình trạng xấu xảy ra. Những điểm đặc biệt này tạo ra những thuận lợi lớn cho các ngân hàng trong quá trình đầu tư. Tất nhiên các ngân hàng khi tham gia đầu tư cũng chịu những tác động do những khó khăn chung của thị trường, nhưng do những đặc điểm khác biệt như nêu trên mà hoạt động của hệ thống ngân hàng trên thị trường TPDN cần được nghiên cứu chi tiết và sâu hơn, đặt trong mối liên hệ phức tạp của nó với TPDN để có thể tìm ra những cách giải quyết phù hợp. Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ thực hiện khảo sát thực tế những hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng.

3.2.2.2. Hoạt động của các định chế tài chính phi ngân hàng trên th trường trái phiếu doanh nghip

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM potx (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)