TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM potx (Trang 34 - 36)

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 ảnh hưởng mạnh đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam. Sau 3 năm, nền kinh tế thế giới đang dần bước những bước phục hồi tuy nhiên hết sức chậm chạp. Biểu đồ 2.1 thể hiện một vài chỉ tiêu kinh tế quan trọng của Việt Nam giai đoạn 2008-2010. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn cầu, các chuyên gia vẫn có những nhận định hết sức khả quan về nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,87% so với năm 2009, giữ tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm.

Tổng đầu tư toàn xã hội năm 2010 đạt 800 nghìn tỷ đồng, tăng 12,9% so với năm 2009 và bằng 41% GDP. Trong đó, nguồn vốn đầu tư của tư nhân và của dân cư dẫn đầu bằng 31,2% vốn đầu tư toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư nhà nước bằng 22,5%, tăng 4,7% so với năm 2009. Những kết quả này cho thấy các nguồn lực trong nước được huy động tích cực hơn.

Kết thúc năm 2010, vốn FDI thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm trước, trong đó vốn thực hiện của các nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 8 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt mức dự kiến cho năm 2010.

Bội chi ngân sách đạt hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 5.8% GDP, giảm so với năm 2009 (6,9%) và cũng giảm so với kế hoạch đề ra (6,2%).

Năm 2010 cũng chứng kiến giai đoạn tăng trưởng mạnh của khu vực kinh tế tư nhân khi tổng sản phẩm khu vực tư nhân chiếm 48% GDP (so với mức 45,6% tổng GDP năm 2006) và tạo ra 50,2% việc làm của cả nước.

Tuy nhiên, bước sang các tháng đầu năm 2011, bức tranh tổng quan nền kinh tế dường như có những biểu hiện kém khả quan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh trong quí 1/2011 ở mức 5,43%, thấp nhất từ 3/2009 trở lại đây.

Tỷ lệ đầu tư vẫn cao và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện. Theo Tổng cục thống kê, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội quý 1/2011 vào khoảng 171.5 nghìn tỷ

đồng, tăng 14,7% so cùng kỳ năm ngoái và bằng 38.8% của GDP. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư vẫn ở mức rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR quý 1 ở mức 7,15 lần, cao hơn con số 6,2 lần của cả năm 2010. Chất lượng đầu tư thấp cho thấy tính bền vững trong tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp thách thức nghiêm trọng.

Bảng 2.1. Chỉ tiêu kinh tế thực tế và dự kiến một số năm

Chỉ tiêu ĐV 2008 2009 2010 2011f

Tăng trưởng GDP % 6,18 5,32 6,87 6,30

Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ VND 1.477.717 1.645.481 1.980.914 2.377.097 Tổng sản phẩm quốc nội Tỷ USD 89,55 91,53 104,60 110,56

Thu nhập bình quân USD 1.052 1.064 1.175 1.256

Tăng trưởng SXCN % 14,60 7,60 14,00 14,50

Tăng trưởng bán lẻ (loại tăng giá) % 6,50 18,60 14,00 16,00

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) % 19,89 6,52 11,50 13,50

Xuất khẩu Tỷ USD 62,90 56,58 71,60 82,34

Nhập khẩu Tỷ USD 80,41 68,83 84,00 95,76

Thâm hụt thương mại Tỷ USD (17,51) (12,25) (12,40) (13,42)

FDI đăng ký Tỷ USD 75,00 21,50 18,60 18,00

FDI giải ngân Tỷ USD 11,50 10,00 11,00 12,00

Tăng trưởng tín dụng % 20,79 37,74 29,89 23,00

Tăng trưởng cung tiền % 20,76 28,40 25,30 21,00

Tỷ giá USD/VND VND/USD 17,486 18,435 19,500 22,500

( Nguồn: TCTK và dự báo của Vietstock)

Tỷ lệ đầu tư vẫn cao và chất lượng tăng trưởng chưa được cải thiện. Theo Tổng cục thống kê, tổng số vốn đầu tư toàn xã hội quý 1/2011 vào khoảng 171.5 nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so cùng kỳ năm ngoái và bằng 38.8% của GDP. Trong khi đó, hiệu quả đầu tư vẫn ở mức rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR quý 1 ở mức 7,15 lần, cao hơn con số 6,2 lần của cả năm 2010. Chất lượng đầu tư thấp cho thấy tính bền vững trong tăng trưởng của nền kinh tế đang gặp thách thức nghiêm trọng.

Lạm phát gia tăng gây áp lực cho bất ổn trong nền kinh tế. CPI tháng 3/2011 tăng 2.17% so với tháng 2, như vậy đã tăng 6,12% so với đầu năm và tăng 13,89%

so với cùng kỳ năm trước.

Tài khoản vãng lai thâm hụt lớn từ 10-12% trong những năm gần đây. Thâm hụt cán cân vãng lai kết hợp với suy giảm niềm tin của người dân vào nội tệ và tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế tăng đã dẫn đến giá trị đồng nội tệ liên tục suy giảm, tính từ năm 2008 đến nay, đồng nội tệ đã mất giá 20% so với đồng USD.

Mặt bằng lãi suất trong nước tăng cao, lãi suất cho vay tiêu dùng ở mức 25- 30%, lãi suất cho vay sản xuất cũng dao động quanh mức 20%. Đáng chú ý, nền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM potx (Trang 34 - 36)