Khái quát về nước Mỹ và con người Mỹ.

Một phần của tài liệu 463m (Trang 42 - 46)

Nước Mỹ (hay Hoa Kỳ) gồm 48 bang nằm ở Bắc Mỹ, giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, phía bắc giáp Canada, phía nam giáp Mexico. Còn có thêm 2 bang tách rời là Alaska ở tây - bắc của Bắc Mỹ và bang Hawai gồm một số đảo trên Thái Bình Dương. Tổng diện tích là 9 629 091 km2, là lãnh thổ lớn thứ 4 trên thế giới, bằng nửa nước Nga, rộng hơn Trung Quốc một chút, bằng khoảng một nửa Nam Mỹ, bằng 3/10 châu Phi, lớn gấp 2.5 lần Tây Âu.

Nước Mỹ có dân số là 295 734 000 người (điều tra tháng 7-2005).Trong số đó có 77,1% là người da trắng, 12,9% là người da đen , 4,2% là người châu Á và 1,5% là thổ dân da đỏ và thổ dân Alaska. Hàng năm, hiện có khoảng 1 triệu người nhập cư. Tính trung bình (1970-2003) số người trong mỗi gia đình ở Mỹ là khoảng 3,19 người, số gia đình không có con dưới 18 tuổi là 51%, 1 con- 21,6%, 2 con- 18%, 3 con- 6,9%, 4 con trở lên- 2,6%. Mỹ là một nước Cộng hòa liên bang, thực hiện chế độ tam quyền phân lập. Hiến pháp quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao. Mỗi bang lại có hệ thống Hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không trái với Hiến pháp của Liên bang. Nhiệm kỳ của hạ nghị sĩ là 2 năm, của thượng nghị sĩ là 6 năm nhưng cứ 2 năm lại bầu lại 1/3 số thượng nghị sĩ. Ngoài quyền lập pháp, Quốc hội còn giám sát hoạt động của bộ máy hành pháp và tư pháp. Mỹ là nước có nền kinh tế và có sức cạnh tranh lớn nhất thế giới. GDP năm 2004 của Mỹ là 11 750 tỷ USD, bình quân đầu người là 40 100 USD. Lực lượng lao động là 141,8 triệu người, trong đó chỉ có 2,5% làm việc trong lĩnh vưc nông-lâm-ngư nghiệp.

Các ngành công nghiệp chính của Mỹ gồm dầu mỏ, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ , khai thác khoáng sản. Mỹ có quan hệ buôn bán với 230 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới. Mỹ là quốc gia có nền giáo dục và y tế phát triển. Chính phủ dành khoảng 7,7% GDP

cho giáo dục, năm 2001 số giáo viên THCS va THPT ở Mỹ là 3 triệu 388 nghìn người ( 390 nghìn ở các trường tư thục), số giảng viên các trường Cao đẳng và Đại học là 1 triệu 113 nghìn người (342 nghìn ở các trường tư thục). Mỹ hiện còn ba vấn đề nan giải là thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và thất nghiệp.

Về nguồn gốc:

Dân tộc từ góc độ nhân chủng học là người India không hẳn là người da đỏ, đúng hơn là họ có da màu vàng nâu, mặt rộng, tóc thẳng và đen các hình thức văn hoá của người India cũng khác nhau là do các thực phẩm và nguyên liệu thô quyết định điều kiện vật chất cho nền văn hoá ở các khu vực khác nhau các nhóm văn hoá của người Indian, cũng được phân biệt bằng nhà ở của họ. Ví dụ: nhà có mái vòm là người Eskimos; nhà bốn bên vách gỗ là người Indian ở Miền nam…

Nước Mỹ là một đất nước của những người nhập cư: những người da trắng đầu tiên đến định cư ở thế giới mới điều là người gốc Tây Ban Nha theo đạo Thiên chúa ở Roma. Họ định cư ở miền nam nước Mỹ ngày nay. Người Anh đến Mỹ vào thời điểm muộn hơn Tây Ban Nha nhưng họ giữ vai trò nòng cốt của xã hội Mỹ. Mười ba thuộc địa đầu tiên là người Anh cai trị, luật pháp cơ cấu tổ chức chính quyền, đời sống văn hoá thuộc địa Mỹ chủ yếu mang đặc điểm Anglosaxon.

Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở tất cả nơi trừ những “cộng đồng” nước ngoài biệt lập. Nhà thờ Anh, giáo phái Tin Lành, phong tục của Anh chiếm ưu thế trong đời sống tôn giáo Mỹ. Từ năm 1860 đến nay số dân nước Mỹ đã thay đổi đáng kể: Người nhập cư cũng thay đổi luồng di cư từ châu Á đến Mỹ tăng lên bắt đầu là người Trung Quốc sau là ngưòi Nhật…

Tính cách con người Mỹ

- Các giá trị văn hoá của người Mỹ: Chủ nghĩa cá nhân chú trọng kết quả và thành công , hành động và hiệu quả thực tế. Chủ nghĩa cá nhân là cốt lõi của nền văn hoá Mỹ. Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và đức thánh thiện của từng nhân cách cá nhân. Người Mỹ cho rằng mọi người chỉ phục vụ được một xã hội khi anh ta độc lập, tự do xã hội và anh ta chỉ có thể có giá trị khi sống tách biệt với xã hội đó. Chủ nghĩa cá nhân hiểu theo quan niệm của người Mỹ không đồng nghĩa với thái độ ích kỷ, vị kỷ mà nó thể hiện tinh thần hướng tới tương lai và luôn luôn tin vào sự thay đổi. Người Mỹ có tính cách khoáng đạt, thích hoạt động xã giao, là người hướng ngoại. Người Mỹ sùng bái chủ nghĩa cá nhân, tự do dân chủ, thực dụng nhưng

không thể nói họ tự tư tự lợi, không yêu nước, thiếu tinh thần dân tộc. Khi đất nước lâm nguy, họ dễ dàng nhất trí và sẵn sàng từ bỏ lợi ích cá nhân.

- Người Mỹ giỏi tự giới thiệu mình. Kiến thức họ có 7 phần, nhưng người Mỹ thường nói phóng lên thành 10 phần. Đặc điểm giỏi đề cao mình này có liên quan đến sự cạnh tranh gay gắt trong xã hội Mỹ. Ví dụ nếu đang đi tìm việc làm, người Mỹ nào đó cứ tỏ ra quá khiêm tốn thì ông chủ dứt khoát là không nhận họ vào làm, vì thế khiêm tốn đối với người Mỹ là biểu hiện sự thiếu tự tin của con người.

- Người Mỹ là người thực dụng, động cơ hành động của họ là lợi nhuận. Người Mỹ luôn luôn không hài lòng về bản thân và không có thành công nào là đủ. Đối với họ đồng tiền là chiếc chìa khoá để đi đến xã hội - xã hội mà đẳng cấp luôn luôn bị thay đổi, nghĩa là mọi người luôn luôn cạnh tranh với nhau, được phấn đấu và đều có khả năng thành công. Người Mỹ trong giao dịch, kinh doanh không cần bắt tay quá nhiều, có thể đi thẳng vào chuyện làm ăn, thậm chí có thể đàm phán ngay trong lúc ăn sáng. Cũng như người Anh, người Mỹ cho rằng quan hệ cá nhân đều dựa trên quan hệ thị trường, trao đổi buôn bán nên rất chú trọng đến những khía cạnh pháp lý của đàm phán, thương lượng. Quan niệm tự do bình đẳng hình thành định hướng giá trị và chuẩn mực cơ bản của xã hội, tác động rất lớn đối với đời sống nước Mỹ. Người Mỹ thường hay khuyên “hãy tự mình lấy cho mình” và muốn thế phải lao động.

- Người Mỹ đã sử dụng thời gian và tiền bạc vào các hội tôn giáo nhiều hơn tất cả các hội tự nguyện khác gộp lai (có khoảng 60% tổng số ngưòi dân Mỹ là thành viên của nhiều hiệp hội tôn giáo).

- Người Mỹ giàu tinh thần mạo hiểm và vươn lên, cầu tiến. Nhờ thế mà chỉ trong hơn 300 năm họ đã biến vùng đất hoang bắc châu Mỹ thành một quốc gia giàu mạnh nhất thế giới - kỳ tích này chưa dân tộc nào làm được dù có hàng ngàn năm lịch sử. Họ không bao giờ thỏa mãn với hiện trạng, luôn tràn đầy niềm tin tiến lên, xông xáo khám phá. Thích cái mới, thích cá cược là nét mạo hiểm điển hình của người Mỹ. Đa số người dân Mỹ quan niệm theo đuổi tín ngưỡng trở thành công việc mang tính chất cá nhân.

- Người Mỹ năng động, đam mê hành động phiêu lưu thích giao tiếp quan hệ rộng không câu nệ hình thức thoải mái tự nhiên. Do vậy làm quen với họ rất nhanh nhưng kết bạn lâu bền thì rất khó. Người Mỹ có thói quen ngồi bỏ chân lên bàn, tay chắp sau gáy, quần áo nhiều túi. Người Mỹ không thích người khác hỏi về tuổi tác,

giá tiền của các thứ mua sắm. Đối với phụ nữ Mỹ không được tặng nước hoa, quần áo và đồ trang điểm. Người Mỹ tuân thủ theo nguyên tắc xã giao "lady first - ưu tiên quý bà”. Người Mỹ rất tin vào con số huyền bí nhưng người theo đạo thiên chúa rất kị con số 13 (nhà không có số 13, tầng phòng không có số 13, không khởi hành vào ngày 13…)

- Nếu như bạn không gọi điện báo hoặc hẹn trước mà đến chơi nhà họ thì họ không vui. Không hẹn mà đến cũng như không gõ cửa mà vào nhà, đối với người Mỹ là khiếm nhã. Người Mỹ không cầu kỳ trong ăn uống, không thích nghe nói nhiều, không thích lễ nghi phiền toái trong giao tiếp. Người Mỹ rất thông minh nhưng nhiều thủ đoạn, thích phô trương bản thân. Người Mỹ có tính năng động rất cao, rất thực dụng, với họ mọi hành động điều được cân nhắc kĩ càng trên nguyên tắc lợị ích thiết thực. Những gì sâu sa tinh tế mang nét văn hoá tao nhã, thanh lịch không phù hợp với họ. Điều này thể hiện rõ trong kiến thức, hoạt động hằng ngày và cả trong giao tiếp. Người Mỹ thường không khách sáo và câu nệ hình thức: gọi tên không có nghĩa là thân mật. Tốc độ làm việc nhanh chóng, khẩn trương. Người Mỹ vui chơi rất sôi động và mãnh liệt: bóng bầu dục hockey trên băng, bóng rổ. Người Mỹ sống cởi mở, phong cách sống tự nhiên thoải mái.

- Người Mỹ ít bắt tay khi được gặp lại hoặc lâu ngày gặp lại. Nữ không bắt tay khi được giới thiệu, ít bắt tay khi từ giã trừ những trường hợp bắt tay làm ăn, kinh doanh. Người Mỹ không căn cứ vào địa vị cao hay thấp, chức vụ to hay nhỏ để kính trọng hay không kính trọng, mà họ xem xem người đó có chỗ nào đáng kính trọng hay không. Người Mỹ ngay từ lúc bắt đầu gặp ai đã tin tưởng ngay người đó, chỉ khi nào họ bị lừa thì họ mới bắt đầu nghi ngờ mà thôi. Nhưng họ chỉ trân trọng sau khi đã quan sát xem học vấn và cách xử thế của người ấy ra sao.

- Tình bạn của người Mỹ với các bạn đồng sự hoặc với xóm giềng thường bị gián đoạn bởi phải điều động công tác hoặc di chuyển nơi ở, có nhiều người bỏ đi không chào từ biệt ai cả, ngày lễ ngày tết cũng chẳng có lấy một cái thiệp chúc mừng năm mới. Tính cách này có lẽ liên quan đến "văn hóa du mục" của người Mỹ. Họ coi trọng năng lực và thành tựu đạt được của bất cứ người nào và khá coi nhẹ quan hệ thân tình và hôn nhân. Khi thấy ai đạt được một thành tích nào đấy, người Mỹ thường tỏ ra vui mừng chứ không có tính ghen tỵ "trâu buộc ghét trâu ăn" như một số người ở phương Đông.

- Người Mỹ cũng như người Châu Á đều đề cao thể diện. Họ không muốn bị bẽ mặt ra hay mất thể diện trước công chúng. Các nhà quản lý Mỹ thường phải từ bỏ thói quen cá nhân để giữ gìn nhân phẩm và lòng tôn trọng của nhân viên, đồng nghiệp. Tuy nhiên, người Mỹ ít quan tâm tới thể diện hơn người Châu Á. Còn nhớ, đợt khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nhiều nhà quản lý Nhật Bản đã tự vẫn, vì theo họ đó là một cách để bảo toàn nhân phẩm. Nhưng đối với người Mỹ, trong những trường hợp tương tự họ không bao giờ làm chuyện đó. Người Mỹ quan niệm sang hèn ở thể hiện ở chỗ tài sản nên mục tiêu của họ là tiền bạc và của cải. Để diễn tả hạnh phúc họ nói: “I feel like a miliion dolar”. Người Mỹ rất tự hào về tiền của họ. Với mọi quan hệ, tiếp xúc gặp gỡ đều phải hẹn trước: trong quan hệ giao tiếp, cái quan trọng là nụ cười đầu tiên (nếu họ thích cười với ta thì họ là bạn của ta). Họ cho rằng không cần phải che dấu tình cảm mà hay biểu lộ thái quá và thích được đón tiếp nồng hậu như một ngôi sao. Hai chủ đề thường được người Mỹ đưa vào để kết thúc câu chuyện đó là tuổi tác và tiền bạc. Khi giao tiếp với người Mỹ tránh hỏi chủng tộc tôn giáo (một nhà chính trị pháp đã nói “Pháp có 3 loại tôn giáo và 280 loại phomat còn nước Mỹ có 3 loại pho mát nhưng có 280 tôn giáo”). Người Mỹ trong giao tiếp được coi là không thích va chạm ngoài cái hôn khi gặp và chia tay.

Một phần của tài liệu 463m (Trang 42 - 46)