Phương pháp thực hiện:

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột bắp (Trang 75 - 77)

II. CÁC CÔNG ĐOẠN CHÍNH TRONG QUI TRÌNH SẢN XUẤT Nguyên liệu: ngô – bắp

6.2.3 Phương pháp thực hiện:

52- Thiết bị sử dụng: Máy phân ly siêu tốc loại dĩa

53- Máy ly tâm siêu tốc loại dĩa dùng để phân li huyền phù có hàm lượng pha rắn nhỏ. Bộ phận chủ yếu của máy là rotor gồm các dĩa chồng lên nhau với một khoảng cách thích hợp. Các dĩa đều có khoan lỗ, ở dĩa giữa các lỗ phải nằm trên đường thông thẳng đứng, qua đó sản phẩm ban đầu đi vào khe hở giữa các dĩa. Dĩa trên được giữ nhờ các gân trên mặt ngoài của dĩa dưới. Ðộ nghiêng của dĩa nón cần đủ đảm bảo để hạt vật liệu trượt xuống tự do. Máy có thể làm việc gián đoạn hoặc liên tục. Máy làm việc gián đoạn trong trường hợp tháo bã bằng tay. Do dung tích khoảng không gian của lớp bùn phân li không lớn nên máy ly tâm tháo bã bằng tay sử dụng hiệu quả khi thành phần hạt lơ lửng đến 0,05% thể tích.

 Ưu điểm: mức độ phân ly cao, thể tích roto lớn.

 Nhược điểm: cấu tạo và lắp ráp khó, nhất là với môi trường ăn mòn.

54- Thông số thiết bị:

 Khoảng cách giữa các dĩa 0,4-1,5mm.

 Góc nửa đỉnh nón từ 30-500

56-

7. THU GLUTEN

57- Tiến hành thu gluten bằng bể lắng hay thiết bị phân ly.

58- Tốc độ lắng và độ chặt của lớp gluten lắng phụ thuộc vào hàm lượng tinh bột, nhiệt độ của tinh thể và hàm lượng SO2:

− Lượng tinh bột nhiều thì lắng nhanh và lớp tinh bột lắng chặt.

− Độ nhiệt cao thì lắng tốt nhưng chỉ đến 380C

− Hàm lượng SO2 dưới 0.03% sẽ khó lắng do vi sinh vật phát triển gây nên.

59- Thường tiến hành lắng 2 lần, sau khi lắng lần thứ nhất sản phẩm chứa 6-8% chất khô và sau lần thứ hai 8-12%. Thời gian lắng 6 -12 giờ.

60- Các biến đổi:

61- Vật lý: Nồng độ tinh bột trong dịch huyền phù tăng lên. Có tổn thất do một ít tinh bột đi theo dòng của gluten.

62- Vi sinh: Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật nhờ sự tách nước ra khỏi hỗn hợp

63- Thiết bị

64- 65-

66- 67- 68- 69- 70- 71- 72-

73- Thiết bị ly tâm đĩa

74- Thiết bị bao gồm một chén xoay thân hình trụ, đỉnh có dạng côn chuyển động trong lớp vỏ cố định. Đường kính của thân trụ khoảng 20-100 cm. Bên trong chén xoay này có các cơ cấu hình nón cụt bằng kim loại (dĩa) xếp chồng lên nhau. Các dĩa này chuyển động với vận tốc bằng với vận tốc của chén xoay. Khoảng cách giữa các đĩa khoảng 20-130 μm. Trên các dĩa này có các lỗ sao cho nó thể tạo một dòng chảy xuyên từ đĩa trên cùng xuống đến đáy của chén xoay. Dưới tác dụng của lực ly tâm, pha nặng sẽ di chuyển ra xa tâm của dĩa, pha nhẹ sẽ di chuyển vào gần tâm của dĩa và được đẩy lên đỉnh của chén xoay để thu hồi.

75- Dòng sữa tinh bột có khối lượng riêng lớn hơn dòng gluten nên sẽ di chuyển ra xa tâm của dĩa. Theo hình trên thì dòng tinh bột là dòng underflow, dòng gluten là overflow.

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột bắp (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w