Phương pháp ngâm

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột bắp (Trang 66 - 70)

II. CÁC CÔNG ĐOẠN CHÍNH TRONG QUI TRÌNH SẢN XUẤT Nguyên liệu: ngô – bắp

4.4 Phương pháp ngâm

Gồm có hai phương pháp: phương pháp tĩnh và phương pháp ngược chiều.

 Phương pháp tĩnh: để hạt vào thùng chứa nước SO2 nồng độ 0.2 – 0.25% , khi ngâm xong thì tháo nước rồi bơm nước rửa ấm 45 – 50% khoảng 4 – 6 giờ, sau đó lấy ngô ra khỏi thùng đưa sang hệ đập vụn. Phương pháp này hiện nay ít dùng.

 Dùng phương pháp ngược chiều: cùng một hệ thùng ngâm, axit H2SO4 sạch đầu tiên đưa vào thùng cuối cùng tức là thùng chứa hạt đã qua ngâm rồi tới thùng tiếp ngược lên rồi tới thùng đầu tiên trong khi nguyên liệu bắt đầu ngâm ở thùng đầu và kết thúc ngâm ở thùng cuối. Phương pháp tiến bộ này được ứng dụng rộng rãi trong nhà máy.

Ưu điểm của phương pháp ngược chiều: cho phép tách triệt để các chất hòa tan của hạt, nồng độ nước ngâm cao, lượng axit lactic tích tụ trong nước ngâm đạt yêu cầu(0.8 -1.2%). Và hiện nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy sản xuất tinh bột.

Sơ đồ làm việc của hệ thùng ngâm ngược chiều Soybean soaking

Thông số kỹ thuật máy soybean soaking: Dòng sản

phẩm Năng suất Thể tích*số thùng Công suất Trọng lượng Kích(dài*rộng*cao)(mm)thước

XHPD - 2 2000 1650L*4 2.2 550 6000*1650*2650

Máy soybean soaking là máy ngâm hạt với các thông số trên và giá thành hiện tại là 200 – 3000$/máy. Xuất xứ Shanxi, China (Mainland).

Diện tích chiếm chổ của máy trong xưởng sản xuất là: S = 6 * 1.65 = 9.9 m2.

Thời gian gần đây Viện Nghiên cứu tinh bột của Liên Bang Nga đã đưa ra sơ đồ ngâm ngô hai nấc. Hạt sạch liên tục đưa vào thùng ngâm nấc thứ nhất 1 đồng thời cũng tháo ra liên tục ở đáy thùng. Axit H2SO3 vào ở đáy thùng đi ngược chiều với nguyên liệu lên trên và ra ngoại ở dạng nước ngâm. Dung tích của thùng cần đảm bảo ngâm 5- 7 giờ. Sau ngâm sơ bộ hạt vào máy đập vụn 3’ rồi tách phôi ngay hoặc đưa xuống thùng ngâm nấc 4 trong thời gian 3- 4 giờ rồi tách phôi. Sau khi tách phôi thì nghiền mịn. nhiệt độ nước ngâm là 500C và nồng độ SO2 ở nấc thứ nhất 0.15% và nấc thứ hai 0.05 -0.1%.

1- Thùng ngâm một nấc 2- Vựa chứa 3- 7 máy đập vụn 4- Thiết bị ngâm 2 nấc 5- Xiclon nước 6- Máy rây.

7- Chuẩn bị axit sunfuro

8- Lượng H2SO3 dùng trong các khâu theo phần trăm tổng lượng như sau:

9- Ngâm : 75%

10- Hệ rây nghiền : 20%

11- Rửa tinh bột : 5%

5. NGHIỀN MỊN

12- Sau khi tách phôi thu được dịch cháo mà phần rắn bao gồm các phần tử nhỏ, vỏ liên kết với nội nhũ, mảnh nội nhũ nguyên, các hạt tinh bột và các phần tử gluten.

5.1 Mục đích:

13- Giải phóng triệt để các hạt tinh bột liên kết với vỏ và các mảnh nội nhũ trong cháo.

14- Để nghiền mịn ta có thể dùng cối nghiền hay các loại máy nghiền hiện đại khác.

15- Để khỏi nghiền lại tinh bột tự do, gluten và các phần tử cellulose nhỏ, giảm tải lượng máy nghiền, cháo trước khi nghiền mịn cần qua rây với kích thước lỗ rây 1.6- 1.8mm. Dịch bột qua rây phải qua tiếp 2 lần rây lụa số 61 và số 62. Thu được sữa tinh bột đầu, chuyển qua rây tinh chế để tách bã nhỏ. Phần không lọt qua rây kích thước 1.6-1.8mm được đưa đi nghiền mịn.

16- Vỏ hạt chủ yếu là cellulose nên sau khi nghiền mịn vẫn không bị nát, gọi là bã lớn không lọt qua rây đường kính lỗ 0.5-0.6mm và không lọt qua rây lụa số hiệu cao.

5.2 Các biến đổi trong quá trình:5.2.1 Biến đổi vật lý:

Một phần của tài liệu thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột bắp (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w