Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỚP 5- TUẦN 27,28 (Trang 30 - 37)

I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS có:

-Hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.

- Thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở địa phương và ở Việt Nam.

- Yêu hòa bình, quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh. II/ Tài liệu và phương tiện:

Tranh, ảnh về hoạt động của Liên Hợp Quốc. III/ Các hoạt động Dạy – Học:

HĐ + ND GV HS

A/Ổn định (1/ ) HĐ 1: KTBC ( 4/ )

- Cho lớp hát chuyển tiết.

- Em có cảm nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?

- Hát. - Nêu.

B/ Bài mới HĐ 2:

GTB (1/ ) GV giới thiệu + Ghi đề. Theo dõi. HĐ 3:

Tìm hiểu thông tin (trang 40, 41

– SGK)

(20/ )

* Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của Việt Nam với tổ chức này. * Cách tiến hành:

-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40, 41 và hỏi: Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biết thêm gì về tổ chức LHQ?

-Cho HS nêu những điều các em biết về LHQ.

-GV giới thiệu thêm với HS tranh, ảnh, … về các hoạt động của LHQ ở các nước và ở Việt Nam. Sau đó cho HS thảo luận 2 câu hỏi ở trang 41 – SGK.

-GV kết luận:

+LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay.

+Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiều hoạt động vì hòa bình, công bằng và tiến bộ xã hội.

+Việt Nam là một htành viên của LHQ.

- Đọc và trả lời.

-Nêu.

- Theo dõi và thảo luận rồi trình bày. - Theo dõi. HĐ 4: Bày tỏ thái độ (BT 1 – SGK) (10/ ) * Mục tiêu: HS có nhận thức đúng về LHQ. * Cách tiến hành:

-GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong BT1.

-Sau mỗi ý kiến, GV yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách đưa thẻ màu theo qui ước.

- Cho HS giải thích lí do.

-GV nhận xét, kết luận: các ý kiến c,d là đúng; các ý kiến a, b, đ là sai. - Theo dõi. -Bày tỏ thái độ. - Giải thích lí do. -Theo dõi.

-Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK. -Đọc Ghi nhớ. HĐ 5: Hoạt động tiếp nối ( 2/ ) -Nhận xét tiết học.

-Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN và trên thế giới.

-Theo dõi.

-Thực hiện theo hướng dẫn.

Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2007.

§1 Thể dục:

Bài 55

MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” I/ Mục tiêu:

- Ôn ném bóng 150g trúng đích (đích di chuyển)ï. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.

- Chơi trò chơi “Bỏ khăn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.

II/ Địa diểm – Phương tiện:

- Sân trường đảm bảo vệ sinh, an toàn tập luyện.

- Chuẩn bị dụng cụ: GV và cán sự mỗi người 1 còi, 10–15 quả bóng 150g và 2–4 bảng đích; kẻ sân và chuẩn bị khăn để tổ chức trò chơi và ném bóng.

III/ Các hoạt động Dạy – Học:

Nội dung Định lượng P2 tổ chức

1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai. Cho lớp chạy chậm theo hàng dọc quanh sân tập.

- Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung: mỗi động tác 2 x 8 nhịp.

* Chơi trò chơi “Nhảy lướt sóng”.

* Kiểm tra bài cũ: động tác vươn thở, tay, chân

(10/) 1/ 2/ 3/ 2/ 2/     ▲

của bài thể dục. 2. Phần cơ bản:

a. Môn thể thao tự chọn: Ném bóng.

-Ôn ném bóng 150g trúng đích (đích di chuyển): GV nêu tên động tác, làm mẫu và nhắc lại những yêu cầu cơ bản của động tác; cho HS tập theo khẩu lệnh thống nhất.

-Thi ném bóng trúng đích.

b. Trò chơi “Bỏ khăn”: Nêu tên trò chơi, cho 2 HS làm mẫu, GV giải thích cách chơi, cho HS chơi thử 1 – 2 lần. Cho HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.

(22/) 10/ 6/ 6/                 ▲ 2. Phần kết thú c:

- GV cho lớp đứng theo hàng ngang vỗ tay và hát.

- GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét và đánh giá kết quả bài học.

- GV giao bài tập về nhà: tự tập ném bóng trúng đích. (6/) 2/ 3/ 1/     ▲ §2 Khoa học: Sự sinh sản của động vật

I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

-Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật; vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.

-Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. II/ ĐDDH:

- Hình trang 112, 113 – SGK.

- Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con. III/ Các hoạt động Dạy – Học:

HĐ + ND GV HS

A/ Ổn định (1/) HĐ 1: KTBC ( 4/ )

- Cho lớp hát chuyển tiết.

- Cho HS trả lời: Ở thực vật, ngoài việc sinh sản bằng hạt, còn có sự sinh sản nào khác?

- Hát. - Trả lời.

B/ Bài mới: HĐ 2:

GTB ( 1/ ) - GV giới thiệu + Ghi đề. - Theo dõi. HĐ 3

Thảo luận ( 12/ )

* Mục tiêu: Giúp HS trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật; vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.

* Cách tiến hành:

- Bước 1: Làm việc cá nhân.

GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 – SGK.

- Bước 2: Làm việc cả lớp

-GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:

+Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào?

+Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào? + ……….. -GV kết luận.

-Thực hiện theo yêu cầu.

-Thảo luận. Trình bày kết quả. Nhận xét, bổ sung.

-Theo dõi. HĐ 4:

Quan sát ( 10/ )

*Mục tiêu: HS biết các cách sinh sản khác nhau của động vật.

*Cách tiến hành:

-Bước 1: Làm việc theo cặp.

2 HS cùng quan sát các hình trang 112 – SGK, chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào được nở ra từ trứng, con nào vừa được đẻ ra đã thành con?

-Bước 2: Làm việc cả lớp +GV yêu cầu HS trình bày.

+Cho các HS khác nhận xét, bổ sung. +GV kết luận. -Quan sát. -Trình bày. -Nhận xét, bổ sung.

-Theo dõi. HĐ 5: Trò chơi “Thi nói tên những con vật đẻ trứng, những con vật đẻ con” ( 10/ )

*Mục tiêu: HS nói được tên một số động vật đẻ trứng và một số động vật đẻ con.

* Cách tiến hành:

GV chia lớp thành 4 nhóm. Trong cùng một thời gian nhóm nào viết được nhiều tên các con vật đẻ trứng và các con vật đẻ con là nhóm đó thắng cuộc.

--Thực hiện theo hướng dẫn.

HĐ 6: Củng cố, Dặn dò ( 2/ ) - Nhận xét tiết học. - Liên hệ, giáo dục. - Dặn dò: Thực hiện những điều đã học. - Theo dõi. - Tự liên hệ.

- Thực hiện theo hướng dẫn.

§3 Toán:

Luyện tập chung

I/ Mục tiêu: Giúp HS:

-Rèn luyện kĩ năng tính vận tốc, quãng đường, thời gian.

-Làm quen với bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian. II/ Các hoạt động Dạy - Học:

HĐ + ND GV HS

A/Ổn định:(1/) HĐ 1: K.T.B.Cũ

(4/ )

- Cho lớp hát chuyển tiết.

- Kiểm tra phần luyện tập thêm ở nhà của HS. - Hát. - Chuẩn bị K.Tra. B/ Bài mới HĐ 2: GTB (1/ )

- Giáo viên giới thiệu + Ghi đề. - Theo dõi. HĐ 3:

Hướng dẫn HS luyện tập.

(32/)

* Bài 1:

a-GV gọi HS đọc BT1a, hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?

-GV vẽ sơ đồ và giải thích: Khi ô tô gặp xe máy thì cả ô tô và xe

-Đọc và tìm hiểu theo hướng dẫn.

máy đi hết quãng đường 180km từ hai chiều ngược nhau.

Sau mỗi giờ, cả ôtô và xe máy đi được quãng đường:

54 + 36 = 90 (km) Thời gian để hai xe gặp nhau: 180 : 90 = 2 (giờ)

b-GV y/ cầu HS tự giải phần b. *Bài 2:

-GV gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu bài toán.

- GV yêu cầu HS tự giải bài toán.

*Bài 3:

-GV gọi HS nêu nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán. -GV lưu ý HS phải đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/phút. - GV yêu cầu HS tự giải bài toán và cho 1 HS trình bày bài giải.

- Cho HS nhận xét, GV đánh giá bài làm của HS.

* Bài 4:

GV cho HS đọc đề, nêu yêu cầu,

-Tự giải.

-Đọc đề, nêu yêu cầu. -Bài giải:

Thời gian đi của ca nô: 11giờ15ph – 7giờ30ph = 3giờ45phút 3giờ45phút = 3,75 giờ Quãng đường ca nô đi được: 12 x 3,75 = 45 (km) Đáp số: 45 km -Nhận xét. -Theo dõi. - Giải: *Cách 1: 15km = 15 000 m Vận tốc chạy của ngựa: 15 000 : 20 = 750 (m/phút) Đáp số: 750 m/phút * Cách 2:

Vận tốc chạy của ngựa: 15 : 20 = 0,75 (km/phút)

giải rồi chữa bài. 0,75 km/phút = 750 m/phút Đáp số: 750 m/phút -Đọc đề, nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài.

HĐ 5: Củng cố – Dặn

dò ( 2/ )

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: luyện tập thêm ở nhà. - Theo dõi.- Thực hiện theo hướng dẫn.

§4 LTVC:

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN LỚP 5- TUẦN 27,28 (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w