Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ (Trang 64 - 67)

- Những người sở hữu nhà có xu hướng

3.Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 1 Hạn chế

3.1 Hạn chế

Bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót do hạn chế của bộ số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu. Bộ số liệu (VLSS 2008) được điều tra chung bao gồm những câu hỏi về giáo dục, y tế, sức khỏe, đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện kinh tế, hoạt động kinh tế, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp,…. Không phải là bộ số liệu điều tra chuyên biệt và tốt nhất để phục vụ mục đích nghiên cứu của chúng tôi. Các biến đại diện cho trình độ học vấn khá đầy đủ nhưng biến đại diện cho gia cảnh cá nhân còn thiếu. Ví dụ như biến số người phụ thuộc, vợ (chồng) sở hữu doanh nghiệp riêng,... Đặc biệt các biến đại diện cho tiềm lực tài chính còn quá ít, mới chỉ dừng lại ở số lượng và giá trị tài sản sở hữu. Các biến tiếp cận nguồn lực tài chính, thu nhập của vợ, đầu tư thu nhập… Do hạn chế số liệu nên chưa thể đưa vào mô hình. Điều này gây ra hạn chế trong việc đánh giá sự tác động của tiềm lực tài chính tới quyết định của mỗi cá nhân.

Tiếp đó, là hạn chế của mô hình nghiên cứu khi mô hình sử dụng trong việc phân tích tác động của các yếu tố đến xác suất quyết định tự làm chủ của cá nhân. Khi chúng tôi chỉ sử dụng mô hình logit để đánh giá xác suất tác động của các nhân tố. Điều này, một phần cũng do thời gian không cho phép. Cũng phải nói đến sự hạn chế về trình độ nghiên cứu, cụ thể trong quá trình sử lý số liệu và biến cho từng lĩnh vực xem xét còn nhiều biến chưa được xem xét và nhiều biến đưa vào mô hình gây ra các khuyết tật của ước lượng. Do vậy phải đưa ra khỏi mô hình.

Tuy nhiên, bài nghiên cứu đã giải thích được chiều hướng tác động của các biến tới quyết định lựa chọn của mỗi cá nhân mà trong bài nghiên cứu chúng tôi đã tập trung vào ba nhóm nhân tố: Trình độ học vấn, tiềm lực tài chính và gia cảnh cá nhân. Kết quả phát hiện phù hợp với mục đích nghiên cứu cũng như trong điều kiện thực tế tại Việt Nam. Mặt khác, bộ số liệu (VLSS 2008) lần đầu tiên được chúng tôi sử dụng cho mục đích nghiên cứu về chủ đề này. Trước đó, không có nhiều nghiên cứu về các yếu tố quyết định đến sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân ở Việt Nam. Có ý nghĩa như là kim chỉ nam, tài liệu hướng dẫn cho mỗi cá nhân khi quyết định tự làm chủ (làm thuê cho chính mình) hay khởi đầu một doanh nghiệp. Bài nghiên cứu của chúng tôi phần nào bổ xung những thiếu sót này.

3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Để có được kết quả thuyết phục và có ý nghĩa hơn chúng tôi đề nghị nên mở rộng mô hình và phạm vi nghiên cứu. Bằng việc sử dụng các mô hình hồi quy probit dạng cấu trúc, rút gọn tương tự như (Ree và Shah, 1986 hay Bernhardt, 1994) và mô hình hai thời kỳ của Heckman (1979) để tính toán xác suất quyết định tự làm chủ của cá nhân. Cũng có thể sử dụng kết hợp mô hình logit và probit hay các phương pháp phân tích chuyên sâu để đánh giá tác động của các yếu tố đến quyết định tự làm chủ kinh doanh với việc sử dụng các bộ số liệu VLSS qua các năm. Đặc biệt là so sánh giữa bộ số liệu 2006 và năm 2008. Sẽ thấy được sự khác biệt giữa các nhân tố này. Hơn nữa, trong mô hình mẫu được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu với những cá nhân làm việc trong khu vực thành thị. Chúng ta có thể mở rộng mẫu và thực hiện nghiên cứu trên phạm vi quốc gia. Để thấy được sự tác động khác biệt của các yếu tố. Các nhân tố này tác động như thế nào tới việc quyết định khởi đầu một doanh nghiệp của cá nhân. Sẽ rất tốt nếu có thể mở một cuộc điều tra riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu về chủ để này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

• Bernhardt. Comparative advantage in self-employment and paid work. Canadian Journal of Economics, 27:273-289, 1994.

• D.G. BlanchOwer and A.J.Oswald. What makes an entrepreneur? Journal of labour Economics, 16:26-60, 1998.

• A. Constant and K. F. Zimmermann. The making of entrepreneurs in germany: Are native men and immigrant alike? Small Business Economics, 26:279-300, 2006.

• G. de Wit. Model of self-employment in a competitive market. Journal of Economic Surveys, 7:367-397, 1993.

• G. Destré and V. Henrard. The determinants of occupational choice in colombia : an empirical analysis. Cahiers de la Maison des Sciences Economiques, Maison des Sciences Economiques, Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne, 2004.

• D.S. Evan and B. Jovanovic. An estimated model of entrepreneurial choice under liquidity constraints. Journal of Political Economy, 79:808-827, 1989.

• D.S. Evans and L. S. Leighton. Some empirical aspect of entrepreneurship. Americanc Economic Review, 79:519-535, 1989.

• A.M. Gill. Choice of employment status and the wages of employees and the self-employed: some further evidence. Journal of applied econometrics, 3:229-234, 1988.

• J.J. Heckman. Sample selection bias as a specification error. Econometrica, 47:153-161, 1979.

• J.J. Heckman and G. Sedlacek. Self-selection and the Distribution of hourly wages. Journal of labour economics, 8:S329S363, 1990.

• K. Kan and W.D. Tsai. Entrepreneurship and risk aversion. Small Business Economics, 26:65-474, 2006.

• M. P. Kidd. Immigrant wage differential and the role of self- employment in Australia. Australia Economic Papers, 32:92-115, 1993.

• A. Kolev. Determinants of the labor supply in Russia and the informal economy. Revue d'études comparatives EST/OUEST, 31, 2000.

• A.T. Le. Empirical studies of self-employment. Journal of Economic Surveys, 13:381-417, 1999.

• A.T. Le. Self-employment and earnings among immigrant in Australia. International Immigration, 37:383-412, 1999b.

• L.F. Lee. Some approaches to the correction of selectivity bias. The Review of Economic Studies, 49:355-372, 1982.

• B. Lentz and D. Laband. Entrepreneurial success and occupational inheritance among proprietors. Canadian Journal of Economics, 23:563-579, 1990.

• Perkins, Dwight H and Vu Thanh Tu Anh. Vietnam’s Industrial Policy Designing Policies for Sustainable Development. Prepared under UNDP – Havard Policy Dialogue, Papers “Serires on Vietnam’s WTO Accession and International Competitiveness Research”, mimeo, 2008

• H. Rees and A. Shah. An empirical analysis of self-employment in the UK. Journal of Applied Econometrics, 1:101-108, 1986.

• To Trung Thanh, Nguyen Duc Thanh, Pham Thi Huong, Hoàng Thi Chinh Thon, Pham Thi Thuy. Literature Review on Business Environment in Vietnam. CEPR Working paper NC-10/2009, 2009

• W.P.M. Vijverberg and J. Houghton. Household enterprises in Vietnam: Survive, growth and living standards. World Bank, Policy Research Working Paper, PS2773, 2002.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ (Trang 64 - 67)