- Những người sở hữu nhà có xu hướng
4.4. Phân tích số liệu
Như đã nêu ở phía trên, phạm vi nghiên cứu mô hình dừng lại ở 1604 quan sát thỏa mãn điều kiện: trong độ tuổi lao động, đang làm việc toàn thời gian ở khu vực thành thị. Trong số này có 791 cá nhân lựa chọn tự kinh doanh trong khu vực tư nhân chính thức và phi chính thức, 885 quan sát ghi nhận có làm công ăn lương trong các khu vực kinh tế. Dễ dàng nhận ra rằng có một số ít người vừa làm thuê vừa làm chủ, ở đây là 72. Ở mức độ trùng lặp này, có lẽ sẽ là thận trọng hơn khi tiến hành 2 mô hình riêng rẽ (làm chủ và làm thuê) chứ không dùng 1 mô hình rồi kết luận ngược lại với quyết định lựa chọn còn lại.
Nhìn vào bảng thống kê sơ lược số liệu hồi quy, có thể rút ra một số nhận xét ban đầu như sau: Cá nhân làm chủ có độ tuổi trung bình cao hơn so với người làm thuê. Độ tuổi trung bình của người tự doanh là 45,65 – cao hơn không nhiều so với mức 44,16 của người làm thuê. Trên góc độ số năm kinh nghiệm, người làm thuê có số năm kinh nghiệm lớn nhất là 41 năm với mức trung bình là trên 13 năm, tuy nhiên độ lệch chuẩn cũng rất lớn – 9,45. Người làm chủ thì có số năm kinh nghiệm trung bình thấp hơn, chỉ là 12 năm, với độ
lệch chuẩn là 8,29 và có quan sát đạt được mức kinh nghiệm là 46 năm – khởi nghiệp từ khi còn rất nhỏ.
Người làm thuê hưởng lương nên số liệu về lương và trợ cấp thu thập được với mức trung bình (của log) là 10,34 với độ lệch chuẩn là 0,74. Phần thu nhập từ nguồn khác của nhóm này cũng cao hơn và có độ lệch chuẩn thấp hơn so với người làm chủ, phần nào thể hiện tính ổn định trong thu nhập. Ngược lại, ở biến log tổng giá trị nhà sử dụng thì người làm chủ có trung bình lớn hơn và độ lệch chuẩn nhỏ hơn, tuy rằng sự khác biệt không đáng kể do đã làm mượt số liệu nhờ logarit. Cũng cần chú ý rằng nam giới chiếm tỉ lệ trong số người làm thuê cao hơn so với làm chủ, tương ứng là 74,12% và 64,22%. Có thể dự đoán giới tính và tổng giá trị nhà có thể có ý nghĩa trong mô hình.
Về giáo dục, có một sự tương phản khá rõ nét, khi mà người tự đứng ra kinh doanh đa phần có trình độ giáo dục thấp hơn so với người đi làm thuê, có thể là do chi phí cơ hội của việc đi học là đáng kể đối với những người dám mạo hiểm. Chỉ có 2,6% số người làm chủ có trình độ cao đẳng hoặc đại học, trong khi số này ở người làm thuê là hơn 23%. Số người đạt được học vị cao nhất là tiểu học và trung học cơ sở chiếm trên 60% các chủ doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 37% số người làm công ăn lương.
Về điều kiện sống, cả 2 nhóm đều đạt được mức sử dụng tương đương nhau về nguồn điện sử dụng. Gần 100% các hộ đều được dùng điện từ mạng lưới cung cấp trên cả nước. Có một sự khác biệt nhỏ trong tỉ lệ sử dụng nước máy trong sinh hoạt, với lợi thế nghiêng về phía người làm thuê với 54,12%, so với 47,40% của nhóm người làm chủ. Sự khác biệt rõ ràng hơn khi xét tới nhà có máy tính hay không, khi chỉ có 20,85% số người làm chủ có máy tính trong nhà, ít hơn 10% so với người làm công ăn lương.
Khi xét đến công việc của người vợ/chồng của chủ hộ thì có 2 sự đối lập: trong khi ở nhóm người làm chủ, có tới 45% số vợ hoặc chồng của họ đã
tự điều hành công việc kinh doanh, phần nào cho thấy công việc kinh doanh do cả 2 vợ chồng đảm nhiệm. Con số này đối với nhóm người làm thuê chỉ đạt gần ¼. Ngược lại, trong khi ở nhóm người làm thuê, cũng có 45% vợ hay chồng của họ cũng chọn công việc làm thuê, thì ở nhóm làm chủ chỉ là 18,83%. Người chồng và vợ chọn công việc làm nông ở cả 2 nhóm có tỉ lệ không khác nhau nhiều, 20% ở nhóm làm chủ và 15% ở nhóm làm thuê.
Bảng 15: Thống kê số liệu hồi quy.
Các biến Làm chủ Làm thuê
Trung bình Độ lệch chuẩn Trung bình Độ lệch chuẩn
Tuổi 45.65 7.95 44.16 7.93 Số năm làm việc 12.02 8.29 13.12 9.45 Log Tổng lương - - 10.34 0.74 Log tổng thu nhập khác 7.78 2.00 7.99 1.95 Log tổng giá trị nhà 12.71 1.15 12.69 1.21 Giới tính (% nam) 64,22 74,12 Tiểu học (%) 25,15 15,36 THCS (%) 36,91 22,93 THPT (%) 24,52 28,24 Cao đẳng (%) 0,6 2,48 Đại học (%) 2.00 20,56 Có Internet (%) 10,2 15,70 Có máy tính (%) 20.85 31,97 Nước máy (%) 47,40 54,12 Nguồn điện (%) 99,62 99,54 Vợ/chồng làm thuê (%) 18,83 45,53 Vợ/chồng làm nông (%) 20,60 14,8 Vợ/chồng tự doanh (%) 45,38 24,74
Số quan sát 791 885