THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ (Trang 28 - 33)

- Những người sở hữu nhà có xu hướng

3.1.THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Là một nước có quy mô dân số lớn và có độ tuổi trung bình khá trẻ, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế dựa vào lực lượng lao động hùng hậu. Trong số này, liệu ai sẽ trở thành người làm thuê hay tự đứng ra kinh doanh? Một cái nhìn tổng quan về thị trường lao động hẳn sẽ có ích trong việc nhận dạng ai có khả năng làm chủ hay làm thuê.

Số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê cho thấy lực lượng lao động ở Việt Nam tính đến 1/7/2009 (số người 15 tuổi trở lên có việc làm) là 47,7 triệu người – tương đương 55,5% tổng dân số, trong đó khoảng hơn 23,1 triệu là nữ. Sự bùng nổ dân số trong độ tuổi lao động trong 3 thập kỷ trở lại đây tạo ra đội quân lao động khổng lồ với tốc độ gia tăng hàng năm trên 2,5%. Nếu trừ đi số người ra khỏi lực lượng lao động thì ước tính số lao động mới tăng khoảng 1,1 triệu người mỗi năm. Quy mô nền kinh tế ngày càng lớn đẩy tỉ lệ thất nghiệp giảm dần xuống còn 2,9% năm 2009, cho dù con số tuyệt đối vẫn còn tăng chậm bởi số việc làm được tạo mới hàng năm chỉ đạt chưa đầy 1 triệu. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở thành thị cao hơn ở nông thôn (4,6% so với 2,25%), trong khi tỉ lệ thiếu việc làm ở thành thị lại thấp hơn (3,3% so với 6,5%), phản ánh tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chưa được tận dụng triệt để và tỉ lệ thất nghiệp thực tế còn cao hơn nhiều so với số liệu thống kê.

Tổng số Chỉa ra

Thành thị Nông thôn

2000 37075,3 8382,6 28692,7 2001 38180,1 8835,3 29344,8 2002 39275,9 8986,9 30289,0 2003 40403,9 9437,5 30966,4 2004 41578,8 9812,7 31766,1 2005 42774,9 10689,1 32085,8 2006 43980,3 11170,8 32809,5 2007 45208,0 11148,7 34059,3 2008 46460,8 12007,6 34453,2 Sơ bộ 2009 47743,6 12624,5 35119,1

Nguồn: trích bảng 8, Niên giám thống kê tóm tắt – 2009, Tổng cục Thống kê, 2009

Việt Nam đang bước vào thời kỳ dân số vàng dự kiến kéo dài trong 40 năm, khi mà số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng cao trong dân số và độ tuổi trung bình là khá trẻ. Số lao động dưới 35 tuổi chiếm tỷ trọng đông nhất, hơn 45% tổng số lao động. Lực lượng lao động trẻ hứa hẹn sẽ tiếp sức cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa khu vực sản xuất, được dẫn dắt bởi khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện tại, khối doanh nghiệp tư nhân trong nước chiếm tới 85,1% số lao động, từ 2000-2008, trung bình mỗi năm có thêm 800 nghìn lao động tham gia khu vực này. Với sự chuyển hướng chính sách từ phía Chính phủ sang hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân thì khu vực này còn tiếp tục hấp thụ thêm nhiều lao động trong những năm sắp tới. Khối doanh nghiệp nhà nước đứng thứ hai với 11,5% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài hiện thuê chỉ 3,4% số lao động nhưng lại có lượng đầu tư trên mỗi lao động cao hơn cả. Và so với chỉ 1% lượng lao động làm việc trong khu vực này vào năm 2000, rõ ràng đã có những chuyển biến lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và dịch chuyển lao động sang khu vực này.

Hiện nay có tới 35,1 triệu người đang làm việc là ở nông thôn, tương đương gần ¾ tổng số lao động. Xu hướng chuyển dịch tỷ trọng lao động giữa nông thôn-thành thị là khá mờ nhạt do di cư con lắc hay mùa vụ từ nông thôn lên thành thị để tìm việc làm khi mùa vụ nhàn rỗi là phổ biến hơn là di cư rồi định cư. Dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị tìm kiếm việc làm trong vài năm gần đây để tìm kiếm thu nhập cao hơn tạo ra sức ép về việc giải quyết chỗ ở, công ăn việc làm cho số dân di cư này. Ở Việt Nam, chọn lựa tự kinh doanh trong khu vực phi chính thức sẽ dễ hơn kiếm việc làm thuê vì chỉ cần vốn nhỏ và không yêu cầu trình độ quản lý cao.

Bảng 3 : Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm

Năm Tổng số Chia ra

Kinh tế nhà nước Kinh tế ngoài nhà nươc

Khu vực có vốn nước ngoài 2000 37075,3 4358,2 32358,6 358,5 2001 38180,1 4474,4 33356,6 349,1 2002 39275,9 4633,5 34216,5 425,9 2003 40403,9 4919,1 34731,5 753,3 2004 41578,8 5008,7 35640,6 929,5 2005 42774,9 4967,4 36694,7 1112,8 2006 43980,3 4916,0 37742,3 1322,,0 2007 45208,0 4988,4 38657,4 1562,2 2008 46460,8 5122,7 39643,7 1694,4 Sơ bộ 2009 47743,6 5484,4 40647,5 1611,7

Nguồn: Bảng 9, Niên giám thống kê tóm tắt - 2009, Tổng cục Thống kê

Xét theo cơ cấu ngành, thì nông-lâm-ngư nghiệp vẫn thu hút phần lớn số lao động, với 51,9% tổng số lao động hoạt động trong 3 ngành này, tuy nhiên phải ghi nhận đã có một mức giảm đáng kể từ mức 70% giữa thập kỷ 90 cùng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Các nhóm ngành chế biến, giao thông - vận tải, tài chính chiếm có tốc độ thu nạp lao động nhanh nhất, đưa số lao động phục vụ trong công nghiệp và xây dựng lên gần 21,5% số lao động, còn ngành dịch vụ thu hút 26,6% số lao động. Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang 2 ngành

còn lại vẫn sẽ tiếp tục diễn ra, khi mà nền kinh tế tiếp tục vận hành trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bảng 4: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế

2005 2006 2007 2008 2009Tổng số (%) 100,00 100,00 100,00 100,000 100,00 Tổng số (%) 100,00 100,00 100,00 100,000 100,00

Nông – lâm – ngư nghiệp 57,10 55,37 53,90 52,62 51,92

Công nghiệp và xây dựng 18,20 19,23 19,98 20.83 21,54

Dịch vụ 24,70 25,40 26,12 26.55 26.54

Nguồn: dựa vào Niên giám thống kê tóm tắt - 2009, Tổng cục Thống kê, 2010.

Xét về trình độ người lao động thì số lao động có trình độ chuyên môn thấp, chưa qua đào tạo chiếm phần lớn với 65,2% vào năm 2007, tỉ lệ công nhân kỹ thuật còn thấp (1/5 tổng số lao động đang làm việc). Có nhiều lí do để tin rằng nguồn lao động đông đảo, trẻ tuổi, tay nghề thấp này sẽ gia nhập đội quân lao động giá rẻ chứ không tự đứng ra làm chủ bởi hạn chế trong tiếp cận vốn và khả năng điều hành doanh nghiệp. Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo ở nông thôn cao hơn so với thành thị, phản ánh khả năng tiếp cận các cơ sở giáo dục đào tạo không bình đẳng giữa 2 khu vực và những người di dân từ nông thôn lên thành thị kiếm việc làm thì phần lớn trong số này có trình độ thấp và không cạnh tranh được các vị trí đòi hỏi tay nghề và kỹ năng cao.

Tuy nhiên có thể nhận thấy xu hướng gia tăng số lao động qua đào tạo, lao động chất lượng cao và sự giảm sút lao động không có kỹ năng trong 2 năm thống kê được (xem bảng phía dưới). Những nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn nhân lực từ Chính phủ là đáng ghi nhận. Nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ là động lực thúc đẩy quá trình phát triển lâu dài, phá vỡ bẫy thu nhập trung bình mà còn mở ra cho người lao động nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp hơn.

Bảng 5 : Tỉ lệ lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật phân chia theo khu vực

Chưa qua đào tạo Sơ cấp, có chứng chỉ nghề Công nhân kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng và đại học trở lên 2006 2007 2006 2007 2006 2007 2006 2007 2006 2007 Cả nước 68.49 65.1 9 2.16 2.67 19.2 4 20.07 4.47 5.18 5.65 6.26 Theo khu vực Thành thị/Urban 42.15 40.42 4.17 4.58 28.58 27.69 8.97 9.80 16.13 17.52 Nông thôn/Rural 77.09 73.33 1.50 2.04 16.19 18.40 2.99 3.66 2.22 2.57 Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2010.

Đối với ngành nông nghiệp thì trong khi chiếm số lao động đông đảo nhất thì năng suất lao động ngành này là thấp nhất với trung bình 12,4 triệu đồng/người (2009) nhưng có tốc độ tăng tới 2 lần so với năm 2005. Ngược lại, với các ngành chiếm số lao động ít hơn nhưng có vốn đầu tư/sản xuất cao hơn thì năng suất cao hơn với tốc độ tăng chậm hơn. Trong số đó, hoạt động khoa học và công nghệ có năng suất cao nhất, đạt 395,8 triệu đồng/người, tiếp theo là ngành công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất và phân phối điện, kinh doanh và tư vấn bất động sản, tài chính tín dụng. Hầu hết các ngành này đều yêu cầu kỹ năng lao động rất cao, kén lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn, đào tạo bài bản và rõ ràng có sự thiếu hụt về cung lao động trong những ngành này. Và khi đối chiếu với thu nhập bình quân, cho dù chỉ ở khu vực Nhà nước, thì thu nhập đối với lao động trong nông nghiệp cũng thuộc hàng thấp, khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng, bằng một nửa lương của lao động trong ngành khai thác mỏ, hay chỉ 1/3 lương trong ngành tài chính tín dụng. Với mức thu nhập thấp và không ổn định bởi tính mùa vụ của nông nghiệp, việc chuyển sang tự kinh doanh có lẽ không phải là quyết định phù hợp cho các đối tượng này mà thay bằng di cư lên thành thị tìm kiếm việc làm thuê.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ (Trang 28 - 33)