- Những người sở hữu nhà có xu hướng
3.2. DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Theo định nghĩa Luật Doanh nghiệp 2005, “doanh nghiệp” là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định luật pháp nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đối với mọi nền kinh tế, doanh nghiệp luôn được coi là lực lượng chủ công, do vậy việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp phải coi là nhiệm vụ hàng đầu. Đối với nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, nhiệm vụ này càng có ý nghĩa cấp bách, quyết định thành công trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Thực tiễn cho thấy những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả thường đem lại tốc độ tăng trưởng kinh tế trong phạm vi cả nước, cũng như trong từng địa phương.
Trước 1986, không có khu vực kinh tế tư nhân chính thức tại Việt Nam. Khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoặc khu vực hợp tác xã đóng vai trò chủ đạo. Các khu vực tự làm việc có tồn tại trong nền kinh tế tuy nhiên kích thước của nó khá nhỏ và không có số liệu thống kê về nó. Đối mặt với sự lan rộng của khủng hoảng kinh tế xã hội, Chính phủ Việt Nam đã đã phải tiến hành một chương trình cải cách kinh tế trong những năm cuối của thập kỷ 1980. Do đó các doanh nghiệp tư nhân trong khu vực kinh tế đã chính thức được thấy “ánh sáng cuối đường hầm” khoảng 20 năm trước đây. Cùng với sự đầu tư trực tiếp nước ngoài, cơ cấu kinh tế nói chung và lao động cơ cấu thị trường nói riêng đã dần dần thay đổi từ đó.
Trong giai đoạn rẽ của quá trình chuyển đổi, khu vực kinh tế nhà nước đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước suy giảm mạnh (McCarty, 1999). Tuy nhiên trong những năm gần đây, khu vực này đã phục hồi và đã dần ổn định và ước tính khoảng ít hơn 10% theo số liệu của Tổng cục thống kê (TCTK).
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008Tổng số (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Tổng số (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 9,31 9,34 9,49 9,95 9,88 9,50 9,11 9,02 9,07 Kinh tế ngoài nhà nước 89,70 89,49 89,01 88,14 87,83 87,84 87,81 87,44 87,20 Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
0,99 1,16 1,49 1,91 2,29 2,66 3,08 3,54 3,73
Nguồn: Tổng cục Thống kê, nhiều năm
Có nhiều cách để phân loại doanh nghiệp, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp được phân loại và đánh giá theo 3 quan điểm: Thứ nhất, đánh gia xếp loại DN phải gắn với đặc điểm từng ngành và phải tính đến số lượng vốn và lao động được thu hút vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, doanh nghiệp được đánh giá theo đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành tính đến 3 yếu tố vốn, lao động và doanh thu.Thứ ba, dựa vào nghành nghề kinh doanh và số lượng lao động. Việt Nam dựa vào cả 2 tiêu thức: số vốn và số lao động để đánh giá một doanh nghiệp.
Bảng 7 : Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn đến 31/12/2007:
Tổng số Phân theo quy mô vốn
Dưới 0,5 tỷ đồng Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng Từ 500 tỷ đồng trở lên 155771 18646 23631 72342 17269 16353 5286 1355 889
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, 2008
Bảng 8: Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động đến 31/12/2007:
Dưới 5 5 - 9 10-49 50-199 200- 300- 500- 1000- 5000
155771 34856 51041 50588 13333 1962 1694 1283 928 86
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, 2008
Bảng 9: Số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất tại thời điểm 31/12 hàng năm:
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
42288 51680 62908 72012 91756 112950 131318 155771
Thay đổi (%) 22.21 21.73 14.47 27.42 23.09 16.26 18.62
Nguồn: tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, 2008
Từ số liệu của Tổng cục Thống kê, dễ dàng nhận thấy rằng số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng với tốc độ hai con số. Quá trình đổi mới và sự tác động của nền kinh tế thị trường đã khiến khu vực tư nhân (chủ yếu là các doanh nghiệp) bùng nổ mạnh mẽ. Tuy nhiên, đa số vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Số doanh nghiệp có vốn từ 0.5 tỷ đồng đến 5 tỷ chiếm tỷ trọng lớn (61,61% ); tương tự đối với các doanh nghiệp có số lao động từ 5 đến 49 người, chiếm 101629 trên tổng số 155771 doanh nghiệp (hay 65,24%). Số lượng doanh nghiệp có vốn và lao động ít chiếm phần lớn thể hiện sự nhỏ lẻ của nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên đó có thể là môi trường có ảnh hưởng tích cực đến sự lựa chọn tự làm chủ của cá nhân.
Quá trình đổi mới đất nước diễn ra chỉ mới hơn 20 năm, cộng với định hướng phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đem đến những đặc trưng cơ bản cho doanh nghiệp Việt Nam
- Về hình thức sở hữu: bao gồm sở hữu Nhà nước, tập thể, tư nhân và hỗn hợp.
- Hình thức pháp lý: Các DN được hình thành theo luật doanh nghiệp và những văn bản dưới luật . Đây là những công cụ pháp lý xác định tư cách
pháp nhân rất quan trọng để điều chỉnh hành vi các doanh nghiệp nói chung trong đó có các DN, đồng thời xác định vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Lĩnh vực và địa bàn hoạt động: DN chủ yếu phát triển ở nghành dịch vụ,thương mại(buôn bán).Ở lĩnh vực sản xuất chế biến và giao thông (tập trung ở 3 ngành: Xây dựng, công nghiệp,nông lâm nghiệp, thương mại ,dịch vụ) địa bàn hoạt động chủ yếu ở các thị trấn thị tứ và đô thị.
- Công nghệ và thị trường: khả năng tài chính thấp nên các doanh nghiệp Việt Nam thường là sử dụng những công nghệ lạc hậu, đặc biệt có những nơi doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu đến hàng thập kỷ để sản xuất. Do đó, thị trường chủ yếu là trong nước, tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp thuộc các ngành khai thác khoáng sản, các doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản có những mặt hàng giá trị xuất khẩu cao.
- Trình độ tổ chức quản lý: trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp, các doanh nghiệp hầu hết hoạt động độc lập và chưa tạo được sự liên kết.
Dù còn nhiều hạn chế về vốn và trình độ quản lý sản xuất, nhưng không thể phủ nhận đóng góp to lớn của các doanh nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) vào sự phát triến kinh tế của Việt Nam. Phát triển kinh tế tư nhân làm giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp (hấp thụ đến 85% số lao động trong độ tuổi), đóng góp cho Nhà Nước khoản thuế lớn, đóng góp lớn vào GDP.
Bảng 10: Đóng góp vào GDP (tính theo %) của các khu vực:
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Khu vực Nhà Nước 38,52 38,4
0 38,38 39,08 39,10 38,4 38,4
0 37,39 35,93 34,35Khu vực ngoài Nhà nước 48,20 47,8 Khu vực ngoài Nhà nước 48,20 47,8
4 47,8 47,8 6 46,4 5 45,7 7 45,6 1 45,6 3 46,1 1 46,97 Khu vực FDI 13,28 13,76 13,76 14,4
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê, 2008.
Ở đây, dường như tỷ trọng đóng góp vào GDP của khu vực nhà nước có lúc tăng, có lúc giảm qua các năm. Xét trên cả chuỗi thời gian thì xu thế này mức đóng góp này giảm xuống. Năm 2000 khu vực nhà nước đóng góp 38,52% nhưng đến năm 2008 lại chỉ còn 34,35% giảm 12,14%. Tình hình tương tự với khu vực ngoài nhà nước. Trong khi đó khu vực có vốn đầu tư nước có mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng. Điều này có thể thấy được tính hiệu quả trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu năm 2008 của các doanh nghiệp trong nước là 27.785,1 triệu USD (44,3 phần trăm tổng xuất khẩu) còn xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) là 34.900,0 triệu USD. Đáng lưu ý, nếu phân tích chi tiết thì thấy xuất khẩu của các DNNN chủ yếu là xuất tài nguyên và chính chúng gây ra nhập siêu lớn của Việt Nam (số liệu thống kê cho thấy khu vực FDI luôn xuất siêu, trừ 2008 có thâm hụt nhỏ; khu vực tư nhân trong nước có lẽ cân đối được xuất nhập nếu không xuất siêu). Báo cáo giám sát cho rằng năm 2008 các DNNN tạo ra 39,5% giá trị sản xuất công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (theo %):
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Khu vực Nhà nước 34,2 31,4 31,4 29,3 27,4 25,1 22,4 20,0 Khu vực ngoài Nhà nước 24,5 27,0 27,0 27,6 28,9 31,2 33,4 35,4 Khu vực FDI 41,3 41,6 41,6 43,1 43,7 43,7 44,2 44,6
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, 2008.
Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp năm 2020, cơ cấu nền kinh tế đang từng bước chuyển đổi phù hợp với mục tiêu đề ra. Nhìn vào bảng dưới có sự chuyển dịch từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu
có vốn đầu tư nước ngoài. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần và chiếm tỷ trọng cao trong hai khu vực này. Vai trò của hai khu vực này ngày càng trở nên quan trọng, trở thành lực lượng trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng, và là lực lượng lãnh đạo nền kinh tế để đạt mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Bảng 12: Thu nhập lao động theo thành phần sở hữu (đơn vị: triệu đồng)
2000 2003 2004 2005 2006 2008
Bình quân lao động 11,74 15,12 17,2 19,73 22,48 32,9
Kinh tế nhà nước 48,6 59,41 68,08 79,79 92,25 124,62
Kinh tế ngoài nhà nước 6,31 7,97 8,96 10,25 11,68 17,72
Tập thể 89,57 137,66 160,7 190,96 226,09 603,15
Tư nhân 41,14 31,26 30,59 31,11 33,31 41,8
Cá thể 4,39 5,57 6,31 7,24 8,26 12,65
Kinh tế có FDI 156,88 114,41 113,64 118,44 124,12 164,87
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niêm giám thống kê, 2008.
Thu nhập (cũng là GDP) nhưng được tính theo giá hiện hành tăng 120% (thu nhập tính theo GDP năm 2000 bình quân một lao động đạt 11,7 triệu đồng, năm 2008 là 32,9 triệu, tăng 180%). Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thu nhập trên mỗi lao động cao hơn từ 5-7 lần so mức trung bình nền kinh tế, thành phần kinh tế nhà nước có mức thu nhập cao hơn so mức trung bình của nền kinh tế vào khoảng 4 lần, kinh tế ngoài nhà nướcthấp hơn, và chỉ bằng một nửa so mức trung bình chung. Trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước thì kinh tế tập thể đạt mức cao nhất, cao hơn khi so với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thành phần kinh tế cá thể, bộ phận chiếm số lao động lớn nhất có mức thu nhập thấp nhất và chỉ bằng 35-40% so trung bình của nền kinh tế, nếu so với thu nhập của lao động ở thành phần kinh tế nhà nước thì chưa bằng 10%.
Xét trên các góc độ, chúng ta càng thấy rõ hơn sự phi hiệu quả trong khu vực nhà nước, mức độ đóng góp không tương xứng với nguồn lực chảy vào khu vực này. Xem xét tình hình cụ thể hơn về sự không tương xứng giữa mức vốn đầu tư và đóng góp vào tăng trưởng GDP ta thấy rõ hơn tình hình này.
Bảng 13: Cơ cấu vốn đầu tư và GDP theo thành phần kinh tế:
Cơ cấu GDP theo thành phần
Cơ cấu VĐT theo thành phần 199 5 200 0 200 5 200 8 199 5 200 0 200 5 200 8 Nền kinh tế 100 100 100 100 100 100 100 100 Kinh tế nhà nước 40.2 38.5 38.4 34.4 42 59.1 47.1 28.6 Kinh tế ngoài nhà nước 53.5 48.2 45.6 47 27.6 22.9 38 40 Kinh tế có FDI 6.3 13.3 16 18.7 30.4 18 14.9 31.5
Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê,2008. (GDP và vốn đầu tư tính theo giá hiện hành)
Chúng ta có thể thấy được bức tranh phân bổ nguồn lực giữa các tác nhân tham gia vào quá trình đầu tư. Thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư, lúc cao nhất là 59% (năm 2000), năm 2008 là gần 29%. Nhưng mặt khác đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng lại có xu hướng giảm qua các năm. Các số liệu cho thấy hiệu quả vốn đầu tư vào khu vực này là thấp, càng gia tăng đầu tư hiệu quả càng giảm. Có thể nhận ra xu hướng giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư vào khu vực nhà nước, và tỷ trọng này dần tăng lên trong khu vực ngoài nhà nước. Đây có thể xem như một xu thế chung, khu vực nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhưng không còn là chủ đạo nữa. Vốn đầu tư được phân bổ tới nơi năng động hơn, nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn.
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm vào khoảng 20-30% trong tổng vốn đầu tư và vào khoảng 14-18% GDP. Vốn đầu tư nước ngoài đã bổ sung và trở thành thành phần quan trọng trong tổng mức đầu tư vào nền kinh
tế. Nó sẽ có mối liên hệ tới các thành phần kinh tế khác trong quá trình đặt hàng và lan tỏa của hiệu ứng đầu tư khi kích thích đầu tư ở các thành phần kinh tế khác.
Khi qui mô của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn lên và quá trình hoạt động ở Việt Nam đủ lâu, thành phần kinh tế này sẽ tiếp cận các nguồn tín dụng và tài nguyên trong nước không khác gì các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vấn đề sẽ khác, hoàn toàn khác. Sự cạnh tranh phân bổ tài nguyên, nguồn lực, từ nguồn vốn tín dụng, điện năng… sẽ là khó khăn lớn, rất lớn cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước, đặc biệt là với kinh tế cá thể. Kinh tế ngoài nhà nước (với đại bộ phận là cá thể) với gần 1/2 GDP nhưng chỉ chiếm ít hơn 30% trong tổng vốn đầu tư cho thấy sự yếu kém về nội lực của thành phần kinh tế này.