Gia cảnh cá nhân:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ (Trang 52 - 54)

- Những người sở hữu nhà có xu hướng

4.5.1.Gia cảnh cá nhân:

Xem xét trong điều kiện kinh tế như ở Việt Nam thì tổng số người trong gia đình sẽ ảnh hưởng ra sao, điều kiện công việc làm của người vợ hoặc chồng có tác động như thế nào tới lựa chọn của cá nhân. Nhìn vào bảng 1: số người trong gia đình có ảnh hưởng tích tới việc lựa chọn làm chủ của cá nhân trong khi đó trong mô hình làm thuê thì biến này chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 15% và tác động tiêu cực đến lựa chọn trở thành người làm thuê (bảng 2). Với đặc điểm bộ số liệu nghiên cứu: khu vực làm thuê có trình độ giáo dục cao hơn, và làm chủ ở đây chủ yếu ở khu vực phi chính thức, có thể cho rằng việc có nhiều thành viên trong gia đình sẽ tạo nên động lực khuyến khích cá nhân trở thành người làm chủ đảm bảo đời sống hàng ngày.

Chúng ta cùng xét xem tình trạng làm việc, loại hình công việc, hay trình độ giáo dục của vợ hoặc chồng chủ hộ sẽ làm thay đổi quyết định của cá

nhân như thế nào. Nhìn vào kết quả thực nghiệm trong bảng 2 cho thấy: nếu vợ hoặc chồng là làm thuê, hay làm thêm việc thì tác động tích cực đến quyết định làm thuê của cá nhân, và nếu vợ hoặc chồng tự kinh doanh, và đang làm việc thì sẽ có tác động tiêu cực tới quyết đình này. Xem xét tiếp tình trạng việc làm của vợ hoặc chồng ảnh hưởng ra sao tới quyết định làm chủ của cá nhân (bảng 1). Chúng ta có thể thấy việc vợ (chồng) làm thuê, và có việc làm thêm tác động ngược chiều và đáng kể tới xác suất lựa chọn trở thành người làm chủ của cá nhân. Mặt khác, ở mức ý nghĩa 1% thì các biến biểu hiện tình trạng làm trong nông nghiệp hay tự kinh doanh của người vợ hoặc chồng chủ hộ có ý nghĩa thống kê và có tác động tích cực tới quyết định lựa chọn làm chủ của cá nhân. Dường như nếu tình trạng việc làm của vợ (chồng) trong khu vực nào sẽ làm tăng xác suất tham gia của cá nhân vào khu vực ấy nhiều hơn. Điều này cho thấy việc làm của người vợ hoặc chồng có tính chất quyết định phần nào tới xác suất. Có thể cho rằng việc đảm bảo công việc người vợ hoặc chồng này của chủ hộ thì họ sẽ an tâm với công việc tự doanh có thể gặp nhiều rủi ro của mình, mặt khác đây cũng là một chỗ dựa vững chắc về mặt tài chính giúp cho người chồng/vợ nâng cao khả năng đưa ra quyết định của mình. Điều này phù hợp với quan điểm trong các bài nghiên cứu trước đây cho rằng tác động thuận chiều của tình trạng nghề nghiệp của người vợ hoặc chồng.

Biến phụ thuộc làm chủ ở đây bao gồm cả những người làm tư với vốn nhỏ, những việc với trình độ thấp như công việc tay chân, bán rong, … Điều này có thể xuất phát quá trình di chuyển để tìm kiếm việc làm, những người này là những người có trình độ dân trí thấp, trình độ tay nghề không đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, họ phải chấp nhận những công việc chân tay tự làm phù hợp hơn và tham gia vào thị trường lao động phi chính thức. Cùng

với đó là sự hạn chế về vốn cũng góp phần làm tăng số người trong khu vực tự làm.

Chúng ta vừa xét tới tình trạng việc làm, loại nghề nghiệp của vợ hoặc chồng ảnh hưởng tới quyết định của từng cá nhân như thế nào. Bây giờ chúng ta tiếp tục xem xét ảnh hưởng của trình độ giáo dục của nhóm này sẽ có tác động ra sao, ảnh hưởng như thế nào đối với từng lựa chọn. Nhìn vào cả 2 bảng chúng ta có thể thấy các biến đại diện trình độ giáo dục ở các cấp của vợ hoặc chồng chủ hộ có tác động tích cực tới quyết định trở thành người làm chủ và tác động tiêu cực tới quyết định làm thuê, có vẻ như trình độ giáo dục của vợ (chồng) chủ hộ làm tăng xác suất để trở thành người làm chủ. Nhưng xét trong thực tế mô hình thì trình độ giáo dục các cấp (trừ cao đẳng) của vợ hoặc chồng chủ hộ không có ý nghĩa thống kê vì vậy không ảnh hưởng tới việc ra quyết định. Vai trò của vấn đề trình độ của nhóm người này là không quan trọng, việc có hay không có bằng cấp cao đều không tác động tới cá nhân.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN, TIỀM LỰC TÀI CHÍNH VÀ GIA CẢNH CÁ NHÂN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP: LÀM CHỦ HAY LÀM THUÊ (Trang 52 - 54)