Đánh giá về nguồn vốn của công ty :

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Xây Dựng Việt Nam (Trang 37 - 41)

13 năm liền (1998 – 2008) được Bộ xây dựng – Công đoàn ngành xây

2.1.3.2. Đánh giá về nguồn vốn của công ty :

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và vốn huy động bên ngoài ( hay nợ phải trả ). Chúng ta sẽ xem xét nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng phân tích sau :

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2008

Đơn vị : Triệu đồng

Nội dung

Năm 2006 Năm 2007 So sánh năm 2007

với năm 2006 Năm 2008

So sánh năm 2008 với năm 2007 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị * Phân loại theo thời

gian hoạt động, sử dụng + NV dài hạn 114.903 31,91 127.910 29,59 13.007 11,32 153.596 21,2 25.686 Vốn chủ sở hữu 109.040 30,28 119.389 27,62 10.349 9,49 145.370 20,07 25.981 Nợ dài hạn 5.863 1,63 8.521 1,97 2.658 45,34 8.226 1,13 -295 + NV ngắn hạn 245.212 68,09 304.323 70,41 59.111 24,1 570.802 78,8 266.479 Cộng 360.115 100 432.233 100 72.118 20,03 724.398 100 292.165

* Phân loại theo quan hệ sở hữu

+ Nợ 251.075 69,72 312.844 72,38 61.769 24,6 579.028 79,93 266.184

Nợ ngắn hạn 245.212 68,09 304.323 70,41 59.111 24,1 570.802 78,8 266.479

Nợ dài hạn 5.863 1,63 8.521 1,97 2.658 45,34 8.226 1,13 -295

+ Vốn chủ sở hữu 109.040 30,28 119.389 27,62 10.349 9,49 145.370 20,07 25.981

Nhận xét : Quy mô vốn của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm, tuy nhiên lượng vốn còn thấp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguồn vốn cảu công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, ngoài vốn chủ sở hữu thì chủ yếu là vốn vay từ ngân hàng và khoản tín dụng thương mại của khách hàng ( nguồn ngắn hạn ).Chúng ta cùng xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty qua bảng 2.3 trên và biểu đồ 2.2 dưới đây :

Biểu đồ 2.2. Thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2006 – 2008

Phân loại theo thời gian hoạt động, sử dụng

Tỷ đồng

Nguồn vốn dài hạn Nguồn vốn ngắn hạn

Phân loại theo hệ số sở hữu Tỷ đồng

Nợ

Vốn chủ sở hữu

Qua đây ta thấy nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn của công ty được huy động với tỷ lệ khác biệt nhau rõ rệt.

Năm 2007 so với năm 2006, nguồn vốn dài hạn có xu hướng giảm xuống, từ 31,91% trên tổng nguồn vốn xuống còn 29,59%, đến năm 2008, nguồn vốn dài hạn tiếp tục giảm còn 21,2% trên tổng nguồn vốn. Ngược lại, nguồn vốn ngắn hạn lại có xu hướng tăng lên, từ 68,09% trên tổng nguồn vốn vào năm 2006 tăng lên 78,8% trong năm 2008. Nguồn vốn dài hạn giảm phản ánh một phần giai đoạn 2007 – 2008 công ty không tài trợ cho tài sản bằng nguồn dài hạn, để đứng vững trên thị trường thì quy mô và chất lượng của TSCĐ, công nghệ, thiết bị máy móc là vấn đề then chốt và mang tính quyết định. Vì thế công ty cần chú ý đầu tư vào TSCĐ, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn ngắn hạn tăng phản ánh vốn của công ty chiếm dụng ngày càng tăng, chủ yếu là vay ngắn hạn và khoản phải trả người bán. Qua bảng 2.3 ta thấy tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trên tổng nguồn vốn của công ty ngày càng tăng ( từ 68,09% năm 2006 tăng lên 78,8% vào năm 2008) ; Trong khi đó tỷ trọng VCSH trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm ( từ 30,28% trên tổng nguồn vốn năm 2006 giảm xuống còn 20,07% vào năm 2008). Tuy nhiên, nếu như tỷ trọng nợ quá lớn mà khả năng sinh lời trên vốn đầu tư chưa cao thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Xây Dựng Việt Nam (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w