Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Xây Dựng Việt Nam (Trang 30 - 34)

13 năm liền (1998 – 2008) được Bộ xây dựng – Công đoàn ngành xây

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ: Tổ chức bộ máy quản trị

Ban giám đốc Phòng Hành chính Phòng thiết kế Phòng kinh doanh Phòng kế toán Xưởng sản xuất

Trong hệ thống sản xuất, mỗi phòng ban có những chức năng nhiệm vụ khác nhau:

Ban giám đốc:

Nhiệm vụ và quyền hạn của giám đốc công ty: Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động SXKD hàng ngày của công ty.

Tổ chức thực hiệ kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Giám đốc quyết định các vấn đề về nhân sự, tài chính,…

Vai trò: Giám đốc công ty chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty. Các Phó giám đốc giúp việc giám đốc hoặc trực tiếp chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công việc được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.

Nguyên tắc chỉ đạo: Giám đốc công ty là người có quyết đinh cao nhất, quyết định mọi vấn đề, điều hành mọi hoạt động. Các phó giám đốc sẽ được giám đốc giao cho những nhiệm vụ cụ thể ở từng giai đoạn, từng công trình.

Phòng hành chính:

Chức năng: quản lý nguồn tài chính, giấy tờ liên quan đến Công ty.

Nhiệm vụ: Thực hiện các kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư. Tổ chức thực hiện các kế hoạch huy động và sử dụng vốn.

Phòng thiết kế:

Chức năng: Thiết kế các sản phẩm nội thất

Nhiệm vụ: Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc các sản phẩm nội thất mới.

Trưởng phòng thiết kế:

Thực hiện đo đạc chính xác mặt bằng lắp đặt. Vẽ bóc tách sản phẩm cho sản xuất.

Bản vẽ kỹ thuật hướng dẫn lắp đặt.

Phòng kinh doanh:

Chức năng: Lên các kế hoạch kinh doanh cho Công ty. Nhiệm vụ: thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.

Quản lý phòng kinh doanh là trưởng phòng có những nhiệm vụ sau: Thực hiện việc điều phối tiến độ sản xuất, giao hàng và lắp đặt. Lập kế hoạch chi tiết cho từng bộ phận.

Bố trí nhân lực phù hợp.

Tính toán mọi khả năng thực hiện hợp đồng và các rủi ro có thể xảy ra

Phòng kế toán:

Chức năng: Lập các báo cáo kế toán.

Nhiệm vụ: quản lý giấy tờ, sổ sách kế toán của Công ty.

Xưởng sản xuất:

Chức năng: trực tiếp sản xuất và lắp ráp sản phẩm nội thất.

Quản lý xưởng sản xuất là Giám đốc sản xuất và các phân xưởng trưởng, xưởng có những nhiệm vụ sau:

Thực hiện sản xuất theo yêu cầu của văn phòng công ty.

Thực hiện sản xuất theo đúng hướng dẫn của phòng thiết kế ( các bản mô tả công việc và bản chi tiết sản phẩm).

Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

Trải qua 20 năm tồn tại và phát triển, công ty luôn chấp hành thực hiện nghiêm túc công tác tài chính, thu, chi, sử dụng tài chính đúng nguyên tắc, hiệu quả, an toàn, quản lý tốt tiền vốn, tài sản ; Công tác kế toán được tổ chức khoa học và đồng bộ, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Ngành kế toán được kiểm toán Nhà nước đánh giá và kết luận : “Công ty có tình hình tài

chính lành mạnh, sản xuất kinh doanh hiệu quả kinh tế cao”. Để thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta sẽ phân tích khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của công ty trong một vài năm gần đây

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty Cổ phần tư vấn và đầu tư Xây Dựng Việt Nam (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w