Tăng cường hỗ trợ người lao động

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động tại Trung tâm Hợp tác Quốc tế (Trang 68)

II. Các giải pháp vi mô

5.Tăng cường hỗ trợ người lao động

Một trong các hạn chế của xuất khẩu lao động ở nước ta nói chung và các lao động của Trung tâm nói riêng là thu nhập của họ không cao, chính vì thế khi xuất khẩu lao động, chi phí là rất lớn. Điều này hạn chế họ tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

Để giúp đỡ người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuận lợi, Trung tâm cần có các biện pháp hỗ trợ người lao động về mọi mặt, đặc biệt về chi phí xuất cảnh. Tuy nhiên việc giảm thiểu chi phí cho người lao động hiện nay là rất khó, vì thế Trung tâm nên thỏa thuận với các đối tác tạm ứng cho người lao động, đồng thời thông qua các ngân hàng cho người lao động vay vốn để làm thủ tục khi đi làm việc ở nước ngoài, sau khi về sẽ hoàn trả.

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

6. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu

Hiện nay yêu cầu đối với người lao động tham gia thị trường lao động quốc tế là rất nhiều, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của đối tác về chất lượng lao động thì công tác tuyển chọn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Để tuyển chọn lao động đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, có các chỉ tiêu cụ thể đối với từng thị trường và yêu cầu của các đối tác trong từng hợp đồng.

Tuyển chọn lao động xuất khẩu đáp ứng đúng yêu cầu của đối tác sẽ đảm bảo uy tín của Trung tâm, đồng thời cũng tránh được các hiện tượng đáng tiếc xảy ra khi lao động sang nước ngoài làm việc. Lao động có chất lượng cao sẽ giúp họ nhanh chóng hòa nhập tốt với môi trường của nước sở tại và khả năng tiếp thu của họ cũng tốt hơn.

Chất lượng lao động ở đây không chỉ về trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn mà cần tuyển chọn lao động có đủ phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe để hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó lao động được tuyển chọn cũng phải có ý thức chấp hành kỉ luật cao, có tác phong công nghiệp để khi sang nước ngoài làm việc tránh việc vi phạm các quy định của đối tác, nhanh chóng làm tốt công việc được giao.

Muốn tuyển chọn được lực lượng lao động có chất lượng cao sang làm việc ở nước ngoài thì Trung tâm cần tìm kiếm các nguồn cung cấp lao động có uy tín, đảm bảo trong nước, chẳng hạn tại các trường dạy nghề, thông qua các tổ chức đào tạo cung cấp lao động có uy tín…

7. Tổ chức đào tạo, giáo dục người lao động trước khi đưa ra nước ngoài làm việc

Để đảm bảo được chất lượng lao động xuất khẩu, ngoài việc hoàn thiện khâu tuyển chọn lao động cần kết hợp đào tạo lại lao động trước khi đưa ra thị trường lao động quốc tế. Trung tâm có các cơ sở đào tạo cùng đội

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm. Cơ sở đào tạo cần có đầy đủ các phương tiện cần thiết đảm bảo cho việc học tập. Nội dung và giáo trình học tập cũng phải được thường xuyên cải tiến cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường. Công tác đào tạo cấp chứng chỉ cần đảm bảo chất lượng là chủ yếu, không nên chỉ chạy theo số lượng, thành tích.

Công tác đào tạo, giáo dục đối với người lao động ngoài việc đào tạo về trình độ ngoại ngữ, ngành nghề chuyên môn cần giáo dục về ý thức tuân thủ pháp luật. Ngoài ra giảng dạy cho người lao động hiểu về luật pháp của nước sở tại, các phong tục tập quán của nước đó tới một mức độ cần thiết.

8. Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước để quản lý lao động ở nước ngoài. động ở nước ngoài.

Trung tâm Hợp tác Quốc tế thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết về người lao động cho các tổ chức quản lý lao động của Nhà nước như: địa điểm làm việc, thời hạn làm việc, ngành nghề của người lao động… Đồng thời Trung tâm cũng phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện của ta ở các nước để quản lý người lao động và kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và cũng tránh những hiện tượng đáng tiếc do người lao động gây ra. Bên cạnh đó cần thường xuyên liên kết với các đơn vị tiếp nhận lao động để nắm bắt các thông tin cần thiết về người lao động

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

Ngày nay, nhu cầu giao lưu quốc tế rất lớn, việc luân chuyển lao động giữa các quốc gia không chỉ giải quyết việc làm đối với lao động các nước có tỷ lệ thất nghiệp lớn, mà còn tạo ra nguồn lực lao động lớn đối với các nước hiện nay đang trong tình trạng thiếu hụt lao động.

Nhu cầu luân chuyển lao động trên thế giới hiện nay là rất lớn, nhưng số lượng các quốc gia tham gia xuất khẩu lao động không ít, mức độ cạnh tranh về thị phần rất gay gắt, vì thế để duy trì và phát triển được thị phần xuất khẩu lao động của mình thì các đơn vị xuất khẩu lao động của nước ta phải tìm ra các biện pháp ổn định thị phần của mình, đồng thời mở rộng thêm thị phần mới có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh hiện nay trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Với đề tài thực tập chuyên đề này, em đã nêu lên một số đặc điểm nổi bật trong hoạt động xuất khẩu lao động của cả nước nói chung và của Trung tâm Hợp tác Quốc tế nói riêng, đồng thời cũng nêu lên mức độ cần thiết của việc mở rộng thị trường trong xuất khẩu lao động hiện nay. Để hoàn thành tốt bài viết này có sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các bác, các cô chú trong Trung tâm Hợp tác Quốc tế, đồng thời có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa Khoa học quản lý và đặc biệt của cô giáo hướng dẫn-ThS Nguyễn Thị Lệ Thúy. Em xin cảm ơn các bác, các cô chú trong Trung tâm và các thầy cô đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập này và bài viết của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

Chủ biên: - PGS.TS. Đoàn Thị Thu Hà

- PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền Nhà xuất bản Khoa học và kĩ thuật/ Hà Nội - 2004. 2. Giáo trình Quản trị nhân lực

Chủ biên: - ThS. Nguyễn Văn Điểm - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân

Nhà xuất bản Lao động- xã hội/ Hà Nội – 2004. 3. Giáo trình Marketing

Chủ biên: PSG.TS. Trần Minh Đạo

Nhà xuất bản Thống kê/ Hà Nội tháng 4-2000.

4. Tạp chí Việc làm ngoài nước (Cục quản lý lao động với nước ngoài- Bộ lao động thương binh và xã hội)

- Số 6 năm 2001 - Số 5 năm 2003 - Số 6 năm 2003 - Số 1 năm 2004 - Số 6 năm 2005

5. Văn bản của Hội nghị xuất khẩu lao động và chuyên gia. Bộ lao động- thương binh và xã hội/ Hà Nội, tháng 9 năm 2001. 6. Luật và các văn bản luật xuất khẩu lao động -2000.

7. Phương án đưa và quản lý tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản Bộ lao động thương binh và xã hội/ Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2003.

8. Tài liệu giới thiệu về Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam – VTC.

9. Hồ sơ kinh nghiệm và năng lực của Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Truyền hình Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động tại Trung tâm Hợp tác Quốc tế (Trang 68)