Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động tại Trung tâm Hợp tác Quốc tế (Trang 61)

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường

3.Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Giáo dục đào tạo cho người lao động là sự nghiệp của toàn dân, sự tham gia của nhân dân góp phần quyết định đến sự thành công của chiến lược này. Chính vì thế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân biết và hiểu về chủ trương này. Muốn vậy chúng ta phải đổi mới công tác thông tin về xuất khẩu lao động đến tận người dân với nhiều hình thức phù hợp. Cùng với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động quan tâm cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động ở nước ngoài thông qua việc

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

cung cấp sách, báo và tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở các địa điểm có nhiều người lao động Việt Nam sinh sống và làm việc. Tăng cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng trung ương, địa phương để thông tin đầy đủ, kịp thời các nội dung sau:

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các cấp, các ngành và người lao động.

- Thông tin về nhu cầu, điều kiện thị trường và tiêu chuẩn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. - Đưa tin, bài liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên

gia, tạo điều kiện cho công tác ổn định và phát triển thị trường lao động ngoài nước, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và lao động nước ta trên thị trường quốc tế. Tổng kết và phổ biến các mô hình, cách làm hay, có hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, đồng thời kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực., những vi phạm trong xuất khẩu lao động và chuyên gia đồng thời vẫn đảm bảo quan hệ hợp tác, đối ngoại với các nước, không làm phương hại đến sự phát triển của thị trường.

4. Kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến xuất khẩu lao động

Để tạo thuận lợi và ổn định trong công tác khai thác và phát triển thị trường xuất khẩu lao động, việc thiết lập một khuôn khổ pháp luật cho quan hệ hợp tác lao động với các nước luôn được coi là hướng ưu tiên trong chính sách xuất khẩu lao động của Việt Nam. Cần sớm thành lập và đưa vào hoạt động Qũy hỗ trợ xuất khẩu lao động. Ban hành Thông tư Liên tịch hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp về xuất khẩu lao động, Thông tư Liên

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

tịch về ngăn ngừa và xử lý hoạt động lừa đảo bất hợp pháp của các tổ chức, cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao động. Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ đầu tư để hình thành những doanh nghiệp mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường lao động quốc tế, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc, lao động ở vùng sâu, vùng xa tham gia xuất khẩu lao động.

5. Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm

Công tác thanh tra, kiểm tra tập trung vào các địa bàn phức tạp, những doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng và số lượng lao động đưa đi nhiều.

Có cơ chế phân cấp, phối hợp giữa thanh tra lao động với cơ quan thanh tra các Bộ, ngành và các địa phương.

Quản lý chặt chẽ các trung tâm giới thiệu việc làm theo luật Doanh nghiệp và Bộ luật lao động, ngăn ngừa việc lợi dụng hoạt động này để lừa đảo người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.

Đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền các cấp tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người lao động đi làm việc bất hợp pháp ở nước ngoài, xử lý nghiêm theo pháp luật các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm. Tăng cường kiểm soát cửa khẩu để phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp.

6. Nâng cao chất lượng các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu lao động, việc quản lý các doanh nghiệp này là rất khó khăn. Tuy nhiên để hoạt động xuất khẩu lao động thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn, chúng ta phải lựa chọn các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu lao động và chỉ cho

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

phép các doanh nghiệp này hoạt động. Các doanh nghiệp phải đảm bảo chủ động đầu tư nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh theo các tiêu chuẩn sau:

- Đảm bảo năng lực về tài chính và cơ sở vật chất

- Có trường lớp hoặc trung tâm đào tạo lao động và chuyên gia xuất khẩu lao động

- Có đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn, giỏi về công tác kinh tế

- Có khả năng cạnh tranh, có uy tín với đối tác nước ngoài và người lao động

Các Bộ, các ngàng, địa phương phải quan tâm chỉ đạo, quy hoạch lại và nâng cấp các doanh nghiệp xuất khẩu lao động hiận có. Trong đó dốn sức tập trung xây dựng một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động mạnh, có khả năng cạnh tranh cao và có uy tín trên thị trường lao động quốc tế.

Triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

7. Tăng cường quan hệ ngoại giao

Đối với công tác ngoại giao thì nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Ngoại giao ở đây là việc Nhà nước đặt mối quan hệ với các nước trên thế giới, đàm phán để ký kết với các nước về số lượng lao động được phép xuất khẩu sang nước đó. Hiện nay các nước chỉ cho phép nhập khẩu lao động vào nước họ với một số lượng nhất định, vì thế nếu công tác ngoại giao tốt chúng ta sẽ được phép đưa số lượng lao động lớn hơn vào các nước đó, nhờ đó mà hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng sẽ thuận lợi hơn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

Là một đơn vị hoạt động xuất khẩu lao động của Nhà nước nên ngoài mục tiêu kinh doanh, Trung tâm Hợp tác Quốc tế tiến hành xuất khẩu lao động nhằm thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần giải quyết việc làm cho lao động trong nước, tăng thu nhập cho người lao động, phát triển kinh tế xã hội và củng cố quan hệ hợp tác giữa nước ta với các nước khác trên thế giới. Để chiếm lĩnh, củng cố và phát triển thị trường lao động, Trung tâm đã tiến hành nhiều biện pháp. Công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của Trung tâm cùng với việc áp dụng các giải pháp chung của cả nước, Trung tâm Hợp tác Quốc tế cần đưa ra và thực hiện một số giải pháp riêng cho phù hợp với tình hình cụ thể của Trung tâm.

1. Phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng vững và đạt kết quả cao trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Do đó trong các tổ chức, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch chặt chẽ.

Do số lượng cán bộ nhân viên của Trung tâm Hợp tác Quốc tế không nhiều, mà việc tăng biên chế của Trung tâm là rất khó khăn, vì thế biện pháp tối ưu nhất để phát triển nguồn nhân lực là đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Công tác đào tạo, giáo dục định hướng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đã được Trung tâm rất chú trọng.

Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhân viên là hết sức cần thiết, phải có được đội ngũ nhân viên có trình độ cao mới có khả năng phát triển được thị trường. Trung tâm thường xuyên cử cán bộ, nhân viên tham gia các chương trình đào tạo của Công ty cũng như tại các

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

chương trình đào tạo của Nhà nước. Tạo điều kiện cho nhân viên của Trung tâm tiếp cận với thị trường nhập khẩu, tạo ra môi trường học tập nâng cao trình độ trong đơn vị. Cần đưa ra kế hoạch phát triển nhân sự dựa trên thực trạng nguồn nhân sự và mục tiêu của Trung tâm Hợp tác Quốc tế. Phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâm.

2. Nghiên cứu thị trường một cách toàn diện

Việc nghiên cứu thị trường của Trung tâm Hợp tác Quốc tế được tiến hành theo nhiều phương pháp nhằm thu thập các thông tin cần thiết về luật, các quy định của nước tiếp nhận lao động, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đối với người lao động, đồng thời tìm hiểu kĩ về phong tục tập quán, điều kiện sống và sinh hoạt ở nước tiếp nhận lao động và thông báo đầy đủ các thông tin cần thiết cho người lao động trong nước. Trung tâm Hợp tác Quốc tế cũng tiến hành thu thập các thông tin khác về nhu cầu, số lượng, chủng loại, thủ tục tiếp nhận của nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong nước và các nước xuất khẩu lao động trên thế giới, tìm hiểu khả năng cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

Trong công tác nghiên cứu thị trường, một trong các yếu tố quan trọng là nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh của tổ chức. Để hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh chúng ta phải xác định được các vấn đề chính sau:

- Những đối thủ nào là chính? - Số lượng các đối thủ cạnh tranh? - Khu vực nào là thị trường của họ?

- Các hình thức đưa lao động, ngành nghề chính của các lao động và số lượng lao động họ xuất khẩu?

- Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì?

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

Chỉ khi hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình cả ở trong nước cũng như ở các nước nhập khẩu, Trung tâm mới có thể đưa ra các phương án hành động phù hợp để chiếm ưu thế trên thị trường lao động quốc tế. Việc tìm hiểu về đối thủ cũng như các yếu tố khác khi nghiên cứu thị trường lao động cần phải có các chuyên gia nghiên cứu thị trường, có phương tiện cũng như các nguồn lực cần thiết, đồng thời kết hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả cao, kết quả đáng tin cậy.

3. Lựa chọn các thị trường mục tiêu

Việc lựa chọn các thị trường chính đóng vai trò rất quan trọng đối với Trung tâm, do nguồn lực của Trung tâm có hạn, không thể dàn trải ở tất cả các thị trường, vì thế khi xác định được đâu là thị trường mục tiêu sẽ giúp tổ chức tập trung các nguồn lực của mình một cách có hiệu quả.

Hiện nay thị trường xuất khẩu lao động chính của Trung tâm vẫn là thị trường các nước Đông Âu, thị trường Nhật Bản, thị trường Malaysia và Đài Loan. Do đó, biện pháp mở rộng thị trường đối với Trung tâm Hợp tác Quốc tế hiện tại vẫn là khai thác theo chiều sâu các thị trường truyền thống của mình, tức là không tìm tập trung tìm kiếm thêm thị trường khác mà chủ động đầu tư để tăng số lượng lao động xuất khẩu vào các thị trường hiện có. Đây là biện pháp rất phù hợp với các điều kiện hiện nay của Trung tâm, vừa bảo đảm hoạt động xuất khẩu lao động của mình phát triển, vừa sử dụng tối đa nguồn lực hiện có của Trung tâm.

4. Tìm kiếm thêm các tổ chức môi giới trung gian

Do việc tìm kiếm các hợp đồng xuất khẩu lao động hiện nay của Trung tâm chủ yếu thông qua các tổ chức môi giới, vì thế để tăng số lượng lao động nhập khẩu vào các nước này, ngoài việc duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức môi giới hiện có, Trung tâm cần tìm kiếm thêm các tổ chức

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

môi giới để khai thác sâu vào các thị trường hiện có của mình. Các tổ chức môi giới trung gian này sẽ giúp Trung tâm tận dụng nguồn lực từ bên ngoài mà không phải gia tăng biên chế trong tổ chức của mình. Các tổ chức có thể đảm nhiệm vai trò này rất đa dạng, có thể là các tổ chức chuyên về lao động, người Việt Nam hiện đang sinh sống ở các nước đó, hay chính các tổ chức nước ngoài, Đại sứ quán của nước ta…. Để thu hút các tổ chức môi giới về lao động, Trung tâm phải có những chính sách khuyến khích thỏa đáng, cụ thể ở đây là chi phí môi giới cho các tổ chức môi giới. Các tổ chức trung gian ở đây chính là các kênh phân phối. Mạng lưới các kênh phân phối càng nhiều thì hoạt động xuất khẩu lao động của Trung tâm càng phát triển, số lượng lao động được xuất khẩu sẽ tăng lên. Để mở rộng mạng lưới các kênh phân phối, Trung tâm cần có các chính sách nhằm tuyển chọn các thành viên mới, đồng thời khuyến khích các thành viên bằng các hình thức phù hợp. Trong quá trình hoạt động cũng phải đánh giá năng lực của các tổ chức để có các phương án phù hợp.

5. Tăng cường hỗ trợ người lao động

Một trong các hạn chế của xuất khẩu lao động ở nước ta nói chung và các lao động của Trung tâm nói riêng là thu nhập của họ không cao, chính vì thế khi xuất khẩu lao động, chi phí là rất lớn. Điều này hạn chế họ tham gia vào thị trường lao động quốc tế.

Để giúp đỡ người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuận lợi, Trung tâm cần có các biện pháp hỗ trợ người lao động về mọi mặt, đặc biệt về chi phí xuất cảnh. Tuy nhiên việc giảm thiểu chi phí cho người lao động hiện nay là rất khó, vì thế Trung tâm nên thỏa thuận với các đối tác tạm ứng cho người lao động, đồng thời thông qua các ngân hàng cho người lao động vay vốn để làm thủ tục khi đi làm việc ở nước ngoài, sau khi về sẽ hoàn trả.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy

6. Hoàn thiện công tác tuyển chọn lao động xuất khẩu

Hiện nay yêu cầu đối với người lao động tham gia thị trường lao động quốc tế là rất nhiều, vì vậy để đáp ứng nhu cầu của đối tác về chất lượng lao động thì công tác tuyển chọn lao động đóng vai trò hết sức quan trọng. Để tuyển chọn lao động đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, có các chỉ tiêu cụ thể đối với từng thị trường và yêu cầu của các đối tác trong từng hợp đồng.

Tuyển chọn lao động xuất khẩu đáp ứng đúng yêu cầu của đối tác sẽ đảm bảo uy tín của Trung tâm, đồng thời cũng tránh được các hiện tượng đáng tiếc xảy ra khi lao động sang nước ngoài làm việc. Lao động có chất lượng cao sẽ giúp họ nhanh chóng hòa nhập tốt với môi trường của nước sở tại và khả năng tiếp thu của họ cũng tốt hơn.

Chất lượng lao động ở đây không chỉ về trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn mà cần tuyển chọn lao động có đủ phẩm chất đạo đức, đủ sức khỏe để hoàn thành tốt công việc. Bên cạnh đó lao động được tuyển chọn cũng phải có ý thức chấp hành kỉ luật cao, có tác phong công nghiệp để khi sang nước ngoài làm việc tránh việc vi phạm các quy định của đối tác,

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động tại Trung tâm Hợp tác Quốc tế (Trang 61)