II. Thực trạng về xuất khẩu lao động của Trung tâm
1. Tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay
1.2. Những thành tựu đã đạt được
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, các đơn vị xuất khẩu lao động đã triển khai các biện pháp để mở rộng thị trường. Công tác xuất khẩu lao động
5 Số liệu được trích dẫn trong bài “Xuất khẩu lao động và chuyên gia- kinh nghiệm bước đầu, mục tiêu và giải pháp tới”/TS. Nguyễn Lương Trào – tạp chí Việc làm ngoài nước số 1 năm 2004.
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
nhiều năm qua đã đạt kết quả đáng khích lệ: xây dựng một hệ thống chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường, mở thêm được một số thị trường mới và tăng quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp phát triển và từng bước tiếp cận thị trường lao động quốc tế, chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý.
Nước ta tiến hành xuất khẩu lao động và chuyên gia theo cơ chế thị trường từ năm 1991, ngoài việc chỉ đưa lao động sang các nước Đông Âu truyền thống, ngày nay chúng ta đã tiến hành xuất khẩu lao động và chuyên gia đi làm việc và học tập trên 40 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó tại một số thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, lao động nước ta chiếm tỷ phần tương đối lớn. Hiện nay đã có trên 340.000 lao động và chuyên gia Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng năm đưa về nước khoảng 1,5 tỷ USD. Đặc biệt từ năm 2001 đến nay, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia đã có những bước tiến vượt bậc. Chỉ trong 3 năm từ 2001 đến 2003, chúng ta đã đưa đi được trên 157.000 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, gấp 1.3 lần số lao động và chuyên gia đi làm việc trong 10 năm trước đó. Cụ thể như sau:
- Năm 2001 chúng ta đưa được 36.168 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt 100,5% kế hoạch năm và bằng 114,93% so với năm 2000.
- Năm 2002 có 46.122 lao động và chuyên gia Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài đạt 127% so với năm 2001 và vượt 15% kế hoạch năm.
- Năm 2003 đưa được trên 75.000 lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, bằng 163% số lao động được đưa đi năm 2002, vượt 50% so với kế hoạch năm 2003. Kết quả xuất khẩu lao động và chuyên gia năm 2003 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong bối cảnh thị trường lao động
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
quốc tế suy giảm, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt, nền kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng xấu do chiến tranh I-Rắc và dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS), nhu cầu lao động của các nước nhập khẩu giảm xuống. Tuy nhiên chúng ta vẫn đạt kết quả rất khả quan.
Trong những năm qua thị trường tiếp nhận lao động nước ngoài có những thay đổi cơ bản về nhu cầu, chất lượng và cơ cấu, đó là sự đòi hỏi ngày càng cao về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật, phong tục tập quán cũng như các quy định quốc tế, tức là đòi hỏi tính văn hóa cao hơn trong mỗi người lao động khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế. Đồng thời đây cũng là thời gian mà các nước có nhu cầu, kinh nghiệm về xuất khẩu lao động hoạt động mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của họ nên tạo ra sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó nguồn lao động của chúng ta có đủ điều kiện và tiêu chuẩn để xuất khẩu thì không nhiều mà chiến lược đào tạo lao động xuất khẩu lại chưa được triển khai mạnh mẽ. Chính những đặc điểm này cũng là cơ hội tốt để chúng ta nhìn nhận lại hoạt động xuất khẩu lao động của mình để có những thay đổi cho phù hợp với môi trường. Tình hình sử dụng lao động nước ngoài trên thế giới đã đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải tăng cường đào tạo nguồn lao động có chất lượng để tham gia xuất khẩu lao động và chuyên gia. Thị trường và nguồn lao động là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau. Muốn mở rộng và giữ vững được thị trường thì chúng ta phải có nguồn lao động chất lượng cao. Đây là yếu tố mang tính thành bại của doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia hiện nay. Từ nhận thức đó công tác đào tạo nguồn lao động phục vụ cho xuất khẩu lao động ở nước ta đã được quan tâm thỏa đáng.
Công tác xuất khẩu lao động của nước ta trong những năm tới sẽ diễn ra theo hướng tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, giảm tỷ lệ lao động phổ thông. Trong đó lao động có trình độ kĩ thuật sẽ chiếm tỷ lệ khoảng 70-
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
75% tổng số lao động xuất khẩu. Đặc biệt nếu là lao động xuất khẩu trong các ngành công nghệ thông tin, y tế, quản lý kinh tế thì còn đòi hỏi phải có trình độ từ đại học trở lên. Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động của các nước nhập khẩu chủ yếu tập trung vào các ngành như: công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, công nghiệp giải trí, giúp việc gia đình và lao động trên biển. Bên cạnh yêu cầu về chuyên môn nghề nghiệp, các chủ sử dụng lao động nhập khẩu còn đòi hỏi người lao động có trình độ ngoại ngữ, tối thiểu phải ở mức giao dịch bình thường và phải hiểu biết về pháp luật của nước sở tại.
1.3. Một số hạn chế trong công tác xuất khẩu lao động ở nước ta
Trong quá trình xuất khẩu lao động chúng ta đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ, số lượng lao động và chuyên gia được đưa đi làm việc và học tập ở nước ngoài năm sau tăng hơn năm trước, thị trường lao động ngày càng mở rộng, chủng loại ngành nghề ngày càng đa dạng và nghiêng về các ngành nghề có trình độ chuyên môn cao, lao động có chất lượng cao chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều trong tổng số lao động xuất khẩu. Tuy nhiên công tác xuất khẩu lao động của nước ta trong những năm qua vẫn còn có rất nhiều hạn chế cần được khắc phục để xuất khẩu lao động thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Do chưa nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của xuất khẩu lao động và chuyên gia trong các biện pháp giải quyết việc làm nên các ngành, các cấp từ Trung ương đến các địa phương còn thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, cụ thể hóa chủ trương, chính sách và chỉ đạo để đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nước và ngoài nước chỉ giải quyết được một phần trong số lao động không có việc làm hoặc thiếu việc làm. Tỷ lệ lao động không có việc làm ở đô thị còn khá cao. Hệ số sử
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
dụng thời gian lao động ở nông thôn còn rất thấp. Trong khi đó số lao động hàng năm ngày càng tăng lên. Vì vậy mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là một hoạt động rất thiết thực để góp phần giải quyết việc làm trong nước hiện nay.
Một trong các hạn chế ảnh hưởng lớn đến công tác xuất khẩu lao động hiện nay là vấn đề liên quan đến các văn bản pháp luật quy định về xuất khẩu lao động. Việc sửa đổi bổ sung các chính sách, quy định về xuất khẩu lao động và chuyên gia chưa kịp thời, chưa tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp, cho người lao động, chưa thực sự là cơ sở pháp lý vững chắc để xử lý các vi phạm trong xuất khẩu lao động và chuyên gia. Các văn bản pháp luật hiện nay vẫn trong quá trình hoàn thiện, vẫn biết môi trường luôn luôn thay đổi nhưng văn bản pháp luật phải là căn cứ để hoạt động xuất khẩu lao động tuân thủ, nhưng ở nước ta những quy định này vẫn mang tính chất “chạy theo” sự biến động của môi trường, chưa có những dự báo cho môi trường tương lai, các kế hoạch vẫn chưa cụ thể… Việc các quy định chưa chặt chẽ là một trong các yếu điểm rất lớn của hệ thống văn bản pháp luật, tạo khe hở cho một số đơn vị lợi dụng hoạt động bất hợp pháp, làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của cả nước.
Bên cạnh sự thiếu hoàn chỉnh, chưa kịp thời của hệ thống văn bản pháp luật, còn có nguyên nhân từ bản thân các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động. Thị phần của ta tại các thị trường lao động chưa được mở rộng chủ yếu là các doanh nghiệp của ta chưa đầu tư nghiên cứu, khai thác các thị trường tiềm năng mà chỉ tập trung vào một vài thị trường lân cận, thị trường truyền thống mặc dù Nhà nước đã có khảo sát, định hướng và tạo mở thông thoáng về cơ chế. Có đến 1/3 số doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép từ 1đến 3 năm chưa kí được hợp đồng cung ứng lao động. Đây là do các doanh nghiệp chưa năng động trong
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
việc tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường mới, chưa chủ động có kế hoạch mở rộng thị trường vì vậy khi cơ hội đến họ không nắm bắt được do không có sự chuẩn bị về nguồn lực, các phương án hoạt động. Các doanh nghiệp đơn thuần chỉ là hoạt động kinh doanh, chưa chú trọng vào mục tiêu chung của cả xã hội. Tuy nhiên không thể không nói đến chất lượng của hệ thống thông tin ở nước ta, thông tin không cập nhật, khả năng nắm bắt thông tin còn yếu, chưa có sự liên kết giữa các bộ phận. Những yếu điểm này đã hạn chế rất lớn đến hoạt động mở rộng thị trường của chúng ta.
Trong hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại một số doanh nghiệp thiếu uy tín. Việc thực hiện triển khai nhiệm vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia tại một số doanh nghiệp này còn xảy ra một số hiện tượng vi phạm chính sách, gây ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội, gây phương hại đến quyền lợi của người lao động và uy tín của các doanh nghiệp này cũng như ảnh hưởng chung đến các doanh nghiệp khác và Nhà nước. Đây thường là các doanh nghiệp không đăng ký hợp đồng tại cục quản lý lao động nước ngoài, hoặc có đăng ký thì cũng rất sơ sài, chung chung, chiếu lệ. Một số doanh nghiệp khi đã ký kết được hợp đồng thì lại không tuyển người theo quy định của pháp luật mà giao cho các công ty trách nhiệm hữu hạn đứng ra tuyển chọn, đào tạo và thu tiền của người lao động trái với quy định. Lại có một số doanh nghiệp kí hợp đồng không chặt chẽ, có một số điều khoản bất lợi cho người lao động, quy định mức phạt trái với pháp luật, nội dung hợp đồng có những điều khoản trái ngược với nhau, trái với pháp luật Việt Nam dẫn tới người lao động không đi được sau khi đã được doanh nghiệp tuyển chọn, đào tạo hoặc đi được thì xảy ra tranh chấp khó giải quyết. Một số doanh nghiệp vi phạm chính sách tài chính trong xuất khẩu lao động dưới dạng thu đủ tiền ngoại ngữ và giáo dục định hướng nhưng rút ngắn thời gian đào tạo, tự ý thu của người lao động một khoản tiền hoặc giữ giấy tờ đất đai, tài sản với lý do thế chấp để
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
chống hiện tượng người lao động ra nước ngoài bỏ trốn, không gửi tiền vào kho bạc Nhà nước, sử dụng tiền sai mục đích, một số dịch vụ khác như: hồ sơ, trang phục còn mang nặng tính chất kinh doanh, kiếm lời. Nhiều doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện chế độ định kỳ theo quy định đã ban hành. Điều đó thể hiện sự thiếu bình đẳng trong việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Không thực hiện chế độ báo cáo đã được hướng dẫn, để tạo điều kiện cho cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra. Nhưng khi có vụ việc không kịp thời sử lý mà lại yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước giải quyết, nên nhiều vụ việc xử lý chậm, làm ảnh hưởng đến tốc độ xuất khẩu lao động và chuyên gia của cả nước. Gần đây xuất hiện một số đơn vị mang tên công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ lao động và cá nhân, tuy không được phép xuất khẩu lao động nhưng đã cấu kết với một số cán bộ trong các doanh nghiệp để làm môi giới đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để lừa đảo kiếm lời bất chính. Bên cạnh đó còn hiện tượng cần phải chấn chỉnh kịp thời để bảo vệ người lao động cũng như nâng cao uy tín cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Đó là hiện tượng người lao động bị một số đơn vị lừa đảo, nhưng sau đó thì không cơ quan nào có trách nhiệm giải quyết, cuối cùng thì người lao động là người chịu thiệt bởi sự quản lý thiếu chặt chẽ, để tồn tại những đơn vị lừa đảo. Một hiện tượng nữa trong các doanh nghiệp xuất khẩu lao động là việc cạnh tranh không lành mạnh. Các doanh nghiệp không đoàn kết, cạnh tranh nội bộ, tranh giành đối tác của nhau bằng cách tăng phí môi giới, giảm các điều kiện xuống để cho đối tác nước ngoài lợi dụng, làm thiệt hại cho Nhà nước, cho doanh nghiệp và cho người lao động.
Trên đây là các hạn chế chủ yếu là tồn tại ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên không thể không nhắc đến người lao động, bởi vì người lao động là một nhân tố quan trọng trong công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia.
Gv hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lệ Thúy
Lao động chất lượng cao, đảm bao yêu cầu của đối tác sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động. Tuy nhiên đối với lao động của nước ta nói chung và lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng thì điểm yếu lớn nhất của họ là khả năng cạnh tranh còn yếu. Nhìn chung lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, tiếp thu nhanh. Tại một số thị trường, lao động Việt Nam được nhanh chóng chấp nhận do dễ hòa đồng về văn hóa, tôn giáo và lối sống. Lao động ta đã thâm nhập được vào những ngành không đòi hỏi cao về trình độ ngoại ngữ và tay nghề. Nhưng đối với các công việc đòi hỏi trình độ cao về tay nghề như tin học, công nghệ sinh học… lao động Việt Nam nói riêng và lao động các nước đang phát triển nói chung ít có điều kiện tiếp cận, nếu có chỉ đi theo con đường nhập cư hoặc du học rồi ở lại làm việc.
So với các nước xuất khẩu lao động khác, xuất khẩu lao động của Việt Nam không chỉ ít về số lượng, hạn chế về khả năng cạnh tranh mà kỉ luật lao động còn yếu, tính cộng đồng không cao và chưa quen với lối sống công nghiệp. Các nước xuất khẩu lao động đều có các chính sách tăng cường xuất khẩu lao động trên quy mô lớn, đào tạo, định hướng, tập trung phát triển các lĩnh vực, ngành nghề có nhiều lợi thế nhất. Hầu hết lao động nước ta xuất thân từ khu vực nông thôn nên yếu về ngoại ngữ, tay nghề chưa vững, nhận thức về quan hệ chủ thợ không rõ ràng, chưa hiểu rõ và tuân thủ pháp luật của ta và của nước bạn, cơ hội tiếp cận thông tin, máy