Kiến nghị với Chủ đầu tư

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh (Trang 69 - 75)

- Ngành Ngân hàng tài chính:

3.3.Kiến nghị với Chủ đầu tư

3 Một số kiến nghị.

3.3.Kiến nghị với Chủ đầu tư

Mặc dù thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tài chính có thể được thu thập từ nhiều nguồn như: thông tin nội bộ của Ngân hàng, thông tin thu thập từ bên ngoài… nhưng nguồn thông tin do chủ đầu tư cung cấp vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào độ chính xác của các thông tin do chủ đầu tư cung cấp. Do đó, có thể nêu ra một số kiến nghị với chủ đầu tư như sau:

- Chủ đầu tư cần phải thực hiện nghiêm túc chế độ tài chính kế toán và kiểm toán.

- Nguồn thông tin mà chủ đầu tư cung cấp cho Ngân hàng rất quan trọng, vì đó là nguồn thông tin chính, chủ yếu phục vụ cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tuy nhiên, mục đích của chủ đầu tư là có thể vay được vốn của Ngân hàng, cho nên có xu hướng lập ra một dự án đầu tư thiếu chính xác, mang tính chủ quan. Vì thế, kiến nghị với chủ đầu tư cần phải trung thực, khách quan trong việc cung cấp các thông tin cho Ngân hàng. Do đó, cần phải có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đảm bảo tính chính xác của nguồn thông tin cung cấp cho Ngân hàng.

- Chủ đầu tư cần nâng cao chất lượng của công tác lập dự án đầu tư. Trong khi lập dự án đầu tư, chủ đầu tư cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh như: mục tiêu và sự cần thiết phải đầu tư, khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật,... của dự án đầu tư để có thể lập nên một dự án có tính khả thi cao, góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định cho Ngân hàng.

KẾT LUẬN.

Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một trong những vấn đề cần thiết và quan trọng để nâng cao chất lượng và mở rộng cho vay trung, dài hạn của các Ngân hang thương mại. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp đòi hỏi có sự cố gắng tự bản thân các ngân hàng thương mại và sự phối hợp của các cấp, các ngành của Nhà nước.

Xu hướng hiện nay , quy mô vốn cho vay của mỗi hợp đồng tín dụng , mỗi khách hàng, mỗi dự án ngày càng lớn hơn. Các dự án vay vốn có mục đích đa dạng hơn. Lĩnh vực kinh doanh phức tạp hơn và thị trường diễn biến thấp thường hơn. Do đó công tác thẩm định lại càng quan trọng hơn trước khi quyết địn cho vay. Việc thẩm định dự án chính là việc đưa ra những nhận định về khả năng trả nợ của dự án,

phương án đó. Để chất lương thẩm định dự án đạt chất lượng cao cần bố trí những các bộ có trình độ, kinh nghiệm trong thẩm định dự án thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin cách thức thẩm định dự án. áp dụng phần mềm về thẩm định dự án, trên cơ sở đó đưa ra các kết quả chính xác và nhanh chóng.

Trong quá trình thẩm định dự án cần thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng. Trong thực tế còn nhiều khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, trong khi công tác thẩm định chủ yếu dựa trên báo cáo tài chính của khách hàng cung cấp mà chưa được kiểm toán độc lập. Thẩm định tài chính giúp ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính của khách hàng trước khi có quyết định đầu tư.

Để đánh giá tính hiệu quả của dự án , trong quá trình thẩm định cần đánh giá dự án trên phương án động, dự báo được các tình huống có thể xẩy ra, trên cư sở đó so sánh và đánh giá độ nhạy của dự án đó để xem xét quyết định cho vay.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là tư vấn cho khách hnàg trong việc vay vốn làm sao cho đồng vốn phát huy hiệu quả cao nhất.

Thẩm định dự án không chỉ là thẩm đinhgj khi cho vay mà cần cả thẩm định sau khi cho vayđể đánh giá hiệu quả dự án đả đầu tư, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án sau được tốt hơn.

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên Nguyễn Ái Liên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

Cảm ơn các nhân viên nơi tôi thực tập đã tạo mọi điều kiện và có những ý kiến đóng góp quý báu cho tôi thực hiện đề tài này.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình kinh tế đầu tư 2. Giáo trình thẩm định dự án

3. Báo cáo kết quả kinh doanh của Ngân hàng TCMP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vinh 2007 – 2008 – 2009

4. Hồ sơ lưu trữ kết quả thẩm định dự án của Ngân hàng 5. Trang web www.vietcombank.com.vn

6. Tạp chí ngân hàng

7. Thời báo kinh tế Việt Nam

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Vinh (Trang 69 - 75)